KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Phần I: "HỘI NGỘ THẦY TRÒ"  

Ÿ Thứ Ba 21-7-2009, ngày anh em Hoan Thiện 67 chúng tôi mong đợi đã đến. Theo chương trình dự kiến thì khoảng 5 giờ chiều đoàn miền Nam mới tới Huế, thế mà mới 6 giờ sáng cellphone của Phạm Thanh Cương đã reo ầm ĩ, màn hình lên số của Viết Hùng, Ban tổ chức chuyến đi. Trưởng lớp Huế cầm máy:

– Alô, tới mô rồi Hùng?

– Bọn mình đang ở Sáo Cát (Lăng Cô). Thăm Cha sở Trần Khôi (HT 65) rồi tắm biển, biển ở đây đẹp quá!

– Sao đi nhanh thế?

– Ai cũng nôn nóng cho cuộc Hội Ngộ, nên thay vì nghỉ đêm ở Qui nhơn như đã định thì cho xe chạy suốt luôn.

– Rứa thì chắc tới Huế sớm?

– Ừ, ăn trưa xong là bọn mình đi liền.

Từ Lăng Cô đến Huế 70 cây số, xe chạy chừng 1 tiếng rưỡi. Trưởng lớp Huế bấm điện thoại gọi anh em tập trung tại Trung Tâm Mục Vụ lúc 1 giờ 30 để chuẩn bị đón đoàn. Ban khánh tiết Cương, Úy tất tả lên xuống thang lầu để chuẩn bị phòng nghỉ ở tầng 1, 2 và 3. Vợ chồng Dũng Thanh xuôi ngược lo ẩm thực. Nhóm trang trí Huỳnh Dũng, Hòa, Hảo xoay sở treo panô lớn “Hội Ngộ Hoan Thiện 67” ở hội trường…

2 giờ 30 chiều, chiếc xe màu xanh trắng mang biển số 53 từ từ chạy vào sân TTMV Giáo phận Huế. Chuyến xe xuất phát từ Sài Gòn và dừng lại nhiều chặng trên đường đi để đón anh em cựu chủng sinh Hoan Thiện niên khoá 1967 và gia đình trở về thăm quê mẹ. Đây là “chuyến xe yêu thương” đón nhận anh chị em với nhiều hoàn cảnh trong tình huynh đệ, chuyến xe chuyên chở những người con tha hương về hội ngộ ở chốn cội nguồn. Xe chưa dừng mà đã có những tiếng gọi, những cái vẫy tay. Cửa mở, người trên xe bước xuống, kẻ dưới đất ùa ra: chúng tôi ôm lấy nhau, kêu tên nhau, thăm hỏi nhau. Niềm vui vỡ lỡ! Có anh thoạt nhìn đã nhận ra ngay. Có anh sau mấy mươi năm với gánh nặng cuộc sống đã khác đi rất nhiều. Tuy thế, chỉ trong chốc lát là tất cả chúng tôi đã hoà vào nhau.

– Chào Cha Anh, lúc nầy Cha hơi ốm. Dạy nhiều hay sao vậy?

– Cha Cao ơi, răng trẻ dữ rứa? Thằng Bích nó nói Cha “tra không đều” đó.

­– Ê, Dương, thấy mi đạo mạo giống giám đốc sở quá!

– Huy “cày”, làm chi mà đen dữ rứa?

­– Phúc “châm cứu”, vợ mi mô chỉ tau coi nờ? …

Đoàn hành hương gồm: Thuỷ, Gioan, Viết Hùng, Hà, Thuận, Văn Hoà (Sài Gòn); Xuân, Phúc, Hộ, Trung, Trương Hùng (Xuân Lộc); Cha Cao, Huy, Phú, Dương, Bích (Quảng Thuận); Cha Anh, Trần Dũng, Chiếu, Trường Sơn (Ban Mê Thuột); Hinh, Thanh (Đà Nẵng); cùng một số phu nhân và các con. Tất cả là 38 người.

Anh em Huế có: Cha Luận, Cương, Trần Văn Dũng, Huỳnh Văn Dũng, Hoà, Hảo, Long, Phương, Sử, Thần, Thắng, Uý, và các phu nhân.

Sau các cử chỉ gần gũi và những lời thân ái trao nhau, chúng tôi mỗi người một tay đem hành lý về các phòng nghỉ. Các bà có lẽ hơi mệt sau chuyến đi dài nên tắm rửa rồi nghỉ ngơi. Còn mấy ông lại quây thành một vòng tròn và tiếp tục các câu chuyện…

Theo chương trình thì tối nay có du thuyền trên sông Hương và nghe Ca Huế, nên 18 giờ Ban tổ chức mời mọi người vào bàn ăn cơm.

19 giờ chúng tôi lại lên xe về bến Đập Đá. Hai chiếc thuyền rồng dành cho dịch vụ du lịch đang chờ sẵn, mọi người bước xuống rồi tự chọn cho mình chỗ ngồi thích hợp; ai nghe Ca Huế thì lên chiếc thuyền có ca sĩ và nhạc công, kẻ muốn ngắm cảnh sông nước thì qua chiếc khác. Bầu trời đầy sao, mặt sông phẳng lặng, làn gió nhẹ ve vuốt, đàng kia cầu Tràng Tiền rực sáng nổi bật giữa màn đêm với ánh điện đổi màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, tím. Khung cảnh đẹp như trong tranh! Rồi tiếng ca da diết với chất giọng Huế nằng nặng, quyện lẫn với âm thanh dìu dặt của đàn tranh, ai oán của đàn cò, tiếng sanh gõ nhịp… tất cả tạo nên một bầu khí thanh bình, trầm lắng, huyền hoặc như đang ở một nơi xa xăm nào đó, trong cung điện, chốn đế đô… Nơi đây lòng người thật nhẹ nhàng thanh thản, quên đi những áp lực lo toan của giòng chảy cuộc đời…

21 giờ chúng tôi trở lại TTMV để các bạn nghỉ ngơi sau gần 2 ngày đêm rong ruổi nhọc nhằn trên đường xa …

Ÿ Thứ Tư 22-7-2009 với chủ đề “Hội Ngộ Thầy Trò”.

Hội trường của TTMV vốn đã rộng rãi khang trang, hôm nay lại càng tươi sáng và xinh đẹp hơn bội phần. Chính giữa bức phông màu đỏ thẩm trên lễ đài là tấm panô “Hội Ngộ Hoan Thiện 67”. Phía trước là bàn thờ đã được chuẩn bị sẵn cho Thánh lễ Tạ ơn sáng nay, với hoa đèn, lư hương, chậu cảnh. Bên dưới là các dãy bàn được sắp đặt hình chữ U thuận tiện để cha con, thầy trò gặp gỡ hàn huyên.

Trước giờ khai mạc, Văn Hoà và Đức Thủy đã thay phiên nhau khởi động bầu khí bằng những bài hát thật ý nghĩa và đầy ắp tâm tình do chính các nhạc sĩ trong Lớp 67 sáng tác nhân dịp Hội Ngộ nầy: bài “Cảm tạ tình Cha – Tri ân tình người” của Văn Hoà, “Xin hãy trao nhau” của Hoàng Hiệp, “Tạ ơn Chúa” của Thế Phong.

Trên bàn khách danh dự lúc này chúng tôi nhận thấy có Cha Phanxicô Lê Văn Cao, cựu giáo sư TCV (hiện nay đang tạm thời quản xứ An Vân); Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải vị Bề trên cuối cùng của TCV Hoan Thiện (hiện nay là Cha sở An Bằng); (Cha giám học Stanilaô Nguyễn Đức Vệ bận công việc mục vụ nên đến trễ, và không đồng tế); và 3 Cha của Lớp 67: Cha Phêrô Trần Ngọc Anh (giáo sư ĐCV Sao Biển, Nha Trang), Cha Phêrô Lê Minh Cao (Quản xứ Quảng Thuận, Nha Trang), Cha Phaolô Nguyễn Luận (Quản Xứ Hà Úc, Huế). Rất tiếc là Đức Tổng và Đức Cha Phanxicô đang trong chuyến đi Rôma viếng mộ Hai Thánh Tông Đồ nên không thể hiện diện trong cuộc hội ngộ nầy; không chỉ là Chủ Chăn trong Giáo phận, các ngài còn là Bề trên và Cha giáo của chúng tôi ngày xưa. Ngoài ra có một số Cha giáo cũng không đến được vì đang đi dự chuyến Họp mặt thường niên của Cựu sinh viên Xuân Bích ở Đà Lạt.

Đúng 8 giờ 30, MC Đức Long giới thiệu Quý Cha giáo và sơ lược các nhóm anh chị em các vùng để chính thức đi vào chương trình. Tiếp đến Cha Phaolô Nguyễn Luận, Trưởng ban tổ chức nói lên ý nghĩa của cuộc Hội Ngộ: đây là mơ ước của anh em HT 67 để thăm lại chốn xưa, nơi đã được dưỡng nuôi và đào tạo, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn các Vị Ân Sư. Rồi ngài tuyên bố khai mạc Ngày Hội.

Sau đó, anh Trần Công Dương đại diện anh chị em HT 67 đọc Lời Chào Mừng. Mọi người đứng lên trong những giây phút trang trọng, trầm lắng và ý nghĩa nầy. Diễn từ như sau:

(Diễn từ Chào mừng các Cha Giáo, sáng ngày 22-7-2009)

Kính thưa Quý Cha, 

Hôm nay, Lớp chúng con về đây, mặc dù Đức Tổng và Đức Cha Phụ tá, hai Vị Chủ chăn và cũng là hai người Thầy khả kính đang công tác ở nơi xa, nhưng chúng con tin chắc rằng trong lúc nầy các Ngài vẫn đang dõi theo những bước đi của những đứa học trò yêu quí của Các Ngài năm xưa. Vậy giờ đây cho phép chúng con được thưa trình như đang có sự hiện diện của các Ngài.

Trọng kính Đức Tổng Giám Mục,

Trọng kính Đức Cha Phanxicô,

Kính thưa Quý Cha giáo,

Trước hết, Lớp Hoan Thiện niên khoá 1967 xin trình diện với Đức Tổng, với Đức Cha Phanxicô, và Quý Cha giáo. Kính gởi đến Quý Đức Cha và Quý Cha lời chào mừng rất trân trọng và rất kính mến!

Chúng con hết sức vui mừng vì hôm nay được quây quần quanh các Cha giáo của chúng con. Xin cám ơn đã cho chúng con sự hiện diện quý báu nầy.

Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha,

Năm xưa, Lớp chúng con đầu niên khoá 1967 có 120 người, gồm 2 lớp A và B. Sau biến cố 1975, chúng con tản mác mỗi người một nơi: kẻ ở lại Huế, người xuôi miền Nam, cũng có nhiều anh em vượt biển định cư ở nước ngoài. Do tình hình khó khăn lúc đó, đa số đã chuyển hướng cuộc đời, chỉ còn 5 anh em kiên trì theo đuổi ơn gọi và hiện nay nhờ ơn Chúa đã được bước lên bàn thánh. Đó là các Cha Phaolô Nguyễn Luận (đang phục vụ tại Gp Huế), Phêrô Trần Ngọc Anh (Gp Ban Mê Thuột), Phêrô Lê Minh Cao (Gp Nha Trang) 3 vị đang hiện diện nơi đây, Cha FX Cao Minh Dung (Roma), Phaolô Nguyễn Minh Tâm (Úc). Các ngài là tinh hoa của Lớp 67, là niềm tự hào của tất cả chúng con.

Tuy nhiên, dù trong bậc sống nào và bất cứ ở đâu, mỗi người chúng con đều luôn hướng về Quê Hương, nơi có những người Thầy kính mến và mái trường thân yêu ngày xưa.

Vì thế, hôm nay quả là hạnh phúc cho chúng con khi được cùng nhau tụ họp nơi đây, trong ngày Hội Ngộ hằng mơ ước nầy. Cuộc Hội Ngộ là chuyến hành hương về nguồn cội đế thăm lại chốn xưa, để bày tỏ lòng tri ân với các Cha giáo, và để chia sẻ cho nhau những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, những vui buồn trong hiện tại, ngõ hầu động viên nhau tiến về tương lai trong niềm lạc quan tín thác.

Giờ đây, với chủ đề “Hội Ngộ Thầy Trò” của ngày đầu tiên trong chuyến hành hương, chúng con thật sự xúc động và vui sướng vì được gặp lại những người Cha, những người Thầy khả kính đã từng dạy dỗ và chăm sóc chúng con dưới mái trường Chủng viện. Nhờ tình thương và sự hy sinh tận tụy của Quý Đức Cha và Quý Cha giáo mà hôm nay Giáo hội có thêm những Linh mục thánh thiện và nhiều giáo dân trung tín. Chúng con xin được bày tỏ lòng tri ân của chúng con.

Các Cha giáo kính mến,

Nhớ năm xưa dưới mái trường Chủng viện, chúng con được Bề Trên và Quý Cha chăm sóc khi thức cũng như khi ngủ, khi học tập cũng như lúc chơi đùa. Chúng con được dạy dỗ về tri thức, về đạo đức nhân bản và về đời sống tâm linh. Chúng con được hít thở bầu khí đầy ắp tình yêu thương: tình phụ tử và tình huynh đệ. Nhờ đó chúng con được lớn lên về nhân cách, được phát triển về trí tuệ và được trưởng thành về đời sống nội tâm. Tác giả Thánh vịnh 83 viết “Một ngày tại khuôn viên Nhà Chúa quý hơn cả ngàn ngày”. Có lẽ vì thế mà anh em chúng con người vắn kẻ dài, có anh chỉ ở Chủng viện một vài tháng nhưng ai nấy luôn trân quý và khắc ghi vào tâm khảm những hình ảnh tươi đẹp ngày xưa. Chúng con rất vinh dự được làm học trò của Quý Cha, chúng con rất hãnh diện vì được mang tên cựu chủng sinh. Niềm hãnh diện nầy nhắc nhở và thúc đẩy chúng con luôn hướng thiện và làm điều tốt. Chúng con hết lòng cám ơn Quý Cha!

Thật thế, những ngày tháng đó đã hình thành trong chúng con những đức tính cần thiết để chúng con có thể đứng vững và vươn lên trong đời sống. Vậy phẩm tính của cựu chủng sinh, những người có thời đã được diễm phúc sống trong Chủng viện là gì? – Để trả lời chúng con xin mượn lời Thánh vịnh 14 như sau:

“Lạy Chúa, ai được vào ngụ trong Nhà Chúa, được ở trên núi thánh của Ngài?

– Là kẻ sống vẹn toàn, luôn làm điều ngay thẳng, bụng nghĩ sao nói vậy,

miệng lưỡi chẳng vu oan, không làm hại người nào, chẳng làm ai nhục nhã.

Coi khinh phường gian ác, trọng ai kính Chúa Trời,

lỡ thề mà bị thiệt, thì cũng chẳng rút lời,

cho vay không nặng lãi, chẳng nhận quà hối lộ mà hại đến người ngay”.

Tóm lại, đó là người chính trực, sống đức ái và kính sợ Thiên Chúa. Rồi tác giả kết luận:

“Phàm ai làm những điều này không hề nao núng chuyển lay bao giờ”.

Chúng con xin cám ơn Quý Cha đã gieo cấy trong chúng con những hạt mầm tốt lành ấy, những hạt mầm hôm nay đã bén rễ đâm chồi, đơm bông kết trái, trở thành sức mạnh nội tại để người cựu chủng sinh có thể an bình trong đau khổ, hy vọng khi thất bại, đứng lên khi vấp ngã, và vững tin trong muôn ngàn thử thách.

Chúng con xin cám ơn Quý Cha giáo, – bằng giáo huấn, bằng cầu nguyện và nhất là bằng gương sáng, đã định hướng cho chúng con một con đường đi lên, đã tạo lập cho chúng con một nhãn quan ngời sáng, đó là: nhìn cuộc đời như một trường học lớn để đào luyện và thăng tiến bản thân, nhờ đó có thể canh tân gia đình, thánh hoá xã hội và dấn thân phục vụ Giáo hội.

Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha,

Trong ý nghĩa của Năm Thánh Linh Mục, – năm Giáo hội đặc biệt tôn vinh và tri ân các Linh mục, những người đã hiến tặng cả cuộc đời cho Nước Chúa và cho tha nhân –, một lần nữa chúng con xin được bày tỏ lòng hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng kính trọng về Quý Đức Cha và Quý Cha, Những Người Thầy kính mến của Lớp Hoan Thiện 67. Chúng con luôn hãnh diện về Những Vị Ân Sư của mình, và hứa luôn cọng tác với các Linh mục để phục vụ và mở mang Nước Chúa.

Xin Chúa ban nhiều ơn lành để Quý Đức Cha và Quý Cha đủ sức ngày ngày tiếp tục sứ mạng cao cả của mình.

Lạy Cha thánh Gioan Vianê xin phù trợ cho các Cha giáo của chúng con.

Lạy thánh Tôma Thiện xin cầu bàu cho các Cha giáo của chúng con.

Cuối cùng, chúng con kính dâng lên Đức Tổng, Đức Cha Phanxicô và Quý Cha những cánh hoa đơn sơ nầy, là biểu trưng của lòng kính mến và tâm tình biết ơn của chúng con.

Một tràng pháo tay thật dài trong lúc người đại diện tặng hoa Quý Cha như âm vang bất tận của lòng biết ơn hiếu thảo.

Đáp lại lời tri ân của các học trò, Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải thay mặt các Cha giáo bày tỏ một vài tâm tình: Cuộc Hội Ngộ nầy là biến cố chưa từng có của Lớp Mẹ Vô Nhiễm. Ngài rất sung sướng được gặp lại các cựu chủng sinh HT 67, không chỉ các ông mà còn có cả phu nhân và con cái nữa. Là Cha giáo, các ngài luôn mong ước tất cả chủng sinh đều trở thành Linh mục, nhưng “Chúa gọi thì nhiều mà chọn thì ít” nên các cựu chủng sinh phải sống đời hôn nhân. Tuy nhiên đây là một lực lượng rất có khả năng được Chúa tung vào đời để làm chứng cho Tin Mừng. Vậy cựu chủng sinh hãy làm sáng danh Chúa trong bậc sống của mình. Trước khi dứt lời ngài không quên xin Chúa ban ơn lành và chúc Hội Ngộ HT 67 thành công. Mọi người vỗ tay thật nồng nhiệt cám ơn Cha Phêrô.

Cha cố Phanxicô Lê Văn Cao nhấn mạnh đến chức Linh mục phổ quát mà mọi người đã được lãnh nhận lúc chịu phép rửa tội, đặc biệt đối với anh em đã có thời gian được đào tạo trong chủng viện. Ngài kêu gọi anh chị em hãy ý thức sứ mạng Chúa giao và tích cực dấn thân làm chứng cho Tin Mừng nơi môi trường mình sinh sống và làm việc. Nhất là quãng đại hướng dẫn và động viên con cái dâng mình cho Chúa.

Tiếp theo, MC Đức Long lần lượt mời các Cha trong Lớp phát biểu. Cha Minh Cao nhắc lại chuyện xưa ở TCV, vì sao ngài được anh em gọi là “Cao gà”. Đơn giản chỉ vì chú Cao thích ăn mì có “xíu” thịt gà xé, bán ở ngã sáu chỗ Trung tâm Xavie cũ. Cứ có tiền, đợi lúc được “sọt-ti” là đi mua mì gà. Mê mì gà đến nỗi chữ “gà” đi liền với tên gọi. Câu chuyện “Cao gà” thật đơn sơ và dễ thương, du hồn người về khung trời kỷ niệm của ngày xưa ấy, để rồi cảm thấy thân thương gần gũi nhau hơn trong hiện thực cuộc đời.

Cha Ngọc Anh thì suy tư về 3 điểm:

1/ Trong diễn từ Chào Mừng có câu “5 linh mục là niềm tự hào của anh em 67”, nhưng nhìn lại thì thấy các ngài không phải là “number one”, là những người xuất sắc trong lớp. Vậy thì “Chúa chọn những kẻ tầm thường để làm việc cao cả”, đường lối Chúa thật lạ lùng! Do đó mỗi người hãy an vui và hạnh phúc trong ơn gọi, trong hoàn cảnh của mình.

2/ Điểm thứ hai ngài nói rằng “Thiên Chúa luôn thương yêu và hằng ban ơn cho chúng ta”, phần mỗi người hãy chia sẻ những ơn ích đó cho tha nhân. Cha cảm nhận được điều này khi thấy anh Trần Văn Thuận (ngồi xe lăn) và các cháu bé đang có mặt trong phòng hội. Họ chính là “trung tâm” của ngày gặp gỡ.

3/ Cuối cùng, với tư cách Cha giáo ĐCV, ngài nói “Đào tạo Linh mục ở thời buổi này khó hơn ngày xưa rất nhiều”, vì xã hội càng văn minh con người càng thêm não trạng tục hoá và môi trường chung quanh càng đầy dẫy những cạm bẫy. Tuy vậy, qua kinh nghiệm đời sống, ta hãy phó thác cho quyền năng Chúa; cứ làm hết sức mình rồi để Chúa lo liệu cho. Rồi Cha kết luận: đó là những bài học lớn của ngài trong những ngày nầy.

Tiếp đến, từng thành viên HT67 tự giới thiệu về bản thân, về bạn đời, con cái, công việc… Chúng tôi đến từ mọi cảnh ngộ của đời sống: người ổn định kẻ bấp bênh, người ấm êm kẻ “mồ côi” vợ, người khoẻ mạnh kẻ thiếu một phần thân thể… Bất giác mọi người nhìn lên tấm panô Hội Ngộ chính giữa hội trường: Hình lồng kính trên tháp chuông Hoan Thiện có rất nhiều màu sắc, thật xinh đẹp và ý nghĩa! Cũng như mỗi thành viên là một sắc màu độc đáo, nhưng toàn thể Lớp HT67 làm nên một tổng thể hỗ tương hài hoà với tinh thần huynh đệ thân thương, trong cùng một hướng đi phục vụ tha nhân và dựng xây Hội Thánh…

Cuộc gặp gỡ Thầy trò kéo dài đến 10 giờ 15, tuy còn nhiều anh chị em chưa có dịp được “tâm sự đời tôi” nhưng MC Văn Hoà phải tạm ngưng nơi đây để ca trưởng Đức Thuỷ tập hát chuẩn bị cho Thánh Lễ Tạ Ơn sắp tới. Thời gian nầy cũng có nhiều anh chị em dọn lòng đón rước Chúa nơi toà cáo giải.

Đúng 10 giờ 30 bắt đầu Thánh Lễ Tạ Ơn, đây là đỉnh điểm của Ngày Hội. Chúng tôi đứng vây quanh bàn thờ trên lễ đài. Đoàn đồng tế, do Cha cố Phanxicô Xavie chủ sự, tiến lên trong âm vang của bài hát Ca nhập lễ. Tiếng nhạc rất hân hoan, lời ca quá tuyệt vời:

“Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca

Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa

Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ

Được cùng nhau bên Chúa, thoả lòng con ước mơ…”

Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng và linh thiêng. Cha Chủ tế nói về ý Lễ: “Hôm nay chúng ta họp nhau nơi để cùng hiệp dâng Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho mỗi người, cho Lớp HT67; chúng ta cũng cầu xin cho các Cha giáo được bình an và sức khoẻ; đồng thời cũng xin Chúa chúc lành cho cuộc Hội Ngộ này.”

Chị Vinh (phu nhân của Công Dương) đọc bài I trong sách Xh 16,1-13. Cha Luận công bố Lời Chúa “Hạt được gấp trăm” Mt 13,1-9. Và Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải giảng lễ. Sau lời chào với tâm tình vui sướng, ngài bắt đầu đề cập đến truyền thống hay tinh thần của Tiểu chủng viện Huế, theo cách nói của ngài thì truyền thống hay tinh thần đó là “một dòng chảy”. Vị Bề trên cuối cùng của TCV Hoan Thiện nói “Dòng chảy TCV Huế đã có từ hơn 200 năm về trước. Nếu chúng ta để ý thì trong dòng chảy nầy có những vị Bề trên tử đạo như Cha Jaccard Phan, và có những chủng sinh tử đạo như Tôma Thiện. Rồi đến thời anh em đi tu, TCV được mang tên Hoan Thiện; hai vị thánh tử đạo: Linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan và chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Như thế chúng ta có thể nói rằng: Dòng chảy của TCV Huế là dòng chảy làm chứng và bảo vệ Đức Tin.” Ngài xác định cựu chủng sinh là những người dù ngắn hay dài cũng đã được ở trong dòng chảy nầy, dù ít hay nhiều cũng đã được sống trong truyền thống cao quý và hào hùng ấy. Ngài tiếp “Đó là thời gian anh em được tôi luyện, được đào tạo. Để rồi có người được chịu chức Linh mục là hiến trọn cuộc đời để phụng sự Chúa và phục vụ mọi người. Và đa số anh chị em, những giáo dân, được Chúa tung vào đời cũng là để làm chứng cho Tin Mừng, đặc biệt trong đời sống gia đình”. Cha nhấn mạnh ở tầm quan trọng của gia đình, vì “gia đình là tế bào gốc” để xây dựng xã hội và Giáo hội. Đó cũng là ý nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay: Người gieo giống tung vãi hạt giống trên đất. Rồi ngài mượn lời của thánh Phaolô trong 2Cor 3, 3 để kết luận:

“Rõ ràng anh em là bức thư của Đức Kitô được giao cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những ‘tấm bia bằng đá’, nhưng trên ‘những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người’ .”

Cuối cùng Cha Phêrô nói “Anh chị em hãy sống làm sao để người khác đọc được Tin Mừng của Đức Kitô trong cuộc sống của anh em, hay nói cách khác, anh chị em hãy vẽ nên dung mạo của Đức Kitô trong chính đời sống của mình.” Đó là mong ước, là lời cầu chúc của những người Thầy, đồng thời cũng chính là lý tưởng của mọi Kitô hữu.

Thánh lễ được tiếp tục với Lời nguyện giáo dân với 4 ý nguyện:

– Cầu cho Giáo phận Huế ngày càng thánh thiện và phát triển, cầu cho 2 Đức Cha cùng các Linh mục địa phận nhà nhân Năm thánh Linh mục.

– Cầu cho các vị Bề trên và các Cha giáo.

– Cầu cho các Cha giáo và anh chị em đã qua đời.

– Cầu cho các cựu chủng sinh HT67.

Đoàn dâng của lễ gồm 6 người: 2 em nhỏ dâng bánh rượu, 2 phu nhân dâng hoa quả, và 2 cựu chủng sinh dâng hương đèn. Được đứng quây quần gần bàn thờ, mọi người tham dự phần phụng vụ Thánh Thể thật sốt sắng. Gần gũi trong không gian lúc nầy cũng giúp anh chị em cảm nhận được sự gần gũi trong tâm hồn với Chúa, và gần gũi với nhau trong con tim. Bầu khí thánh thiêng ấm cúng nầy là môi trường thuận tiện để gặp gỡ và kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể lúc đón nhận Chúa vào lòng.

Bài ca truyền thống “Salve Regina” kết thúc Thánh lễ lúc 11 giờ 30 .

Sau lễ, chúng tôi chụp hình lưu niệm với Quý Cha trên lễ đài. Các phó nhòm làm việc hết công suất vì sau nhiều kiểu chụp chung, nhiều gia đình cũng xin được ghi hình cùng với các Cha giáo. Trong lúc nầy bộ phận ẩm thực hối hả dọn mâm bàn cho bữa đại tiệc mừng ngày Hội Ngộ.

Đúng 12 giờ, Ban tổ chức mời Quý Cha và anh chị em vào bàn. Bữa ăn thật thân mật hài hoà vì cha con thầy trò cùng ngồi chung với nhau, bàn nào cũng có một Cha. Phe phụ nữ cũng chia nhau, bàn nào cũng có hai ba bóng hồng. Sau khi Cha cố Cao xin Chúa chúc lành, MC Văn Hoà mời mọi người cùng nâng ly chúc mừng ngày Hội Ngộ. Tiếng “Dô” râm rang biểu lộ sự hiệp nhất trong niềm hoan lạc không cùng. Rồi tiếng thuỷ tinh chạm vào nhau nghe lách cách, và những chiếc ly tràn chất men được uống cạn như cách mọi người bảo nhau: chúng ta quyết sống trọn tình trong phút giây nầy. Mâm cỗ thật thịnh soạn, mọi người vừa ăn uống vừa chuyện trò rất vui vẻ. Thế rồi một chương trình văn nghệ được khởi động. Các ca sĩ “cây nhà lá vườn” đua nhau trổ tài làm nhạc công Văn Hoà không có giờ để thưởng thức các món ăn. Ngọc Úy xổ ngón nghề ứng khẩu “than phần thứ 6” tặng bạn Trần Văn Thuận thật hay. Các Cha cũng được MC Văn Hoà mời lên sân khấu. Cha Minh Cao đệm đàn, ngài là tay organ kỳ cựu hồi còn ở chủng viện. Cha Vệ đăng ký 2 bài. Cố Cao hát bài “Salom” bằng tiếng Do Thái. Cha Ngọc Anh trình bày “Một ngón tay nhúc nhích” với sự phụ hoạ của cháu Tuấn (con anh Trương Hùng) rất dễ thương. Niềm vui như bất tận nhưng thì giờ lại qua mau. Đã 2 giờ chiều. Trước khi chấm dứt, các anh chị em HT 67 vây quanh các Cha giáo. Anh Trưởng Lớp một lần nữa đại diện đám học trò cám ơn các vị ân sư và kính gởi đến các ngài những đoá hoa tươi thắm với món quà lưu niệm. Bầu khí trầm lắng, cảnh tượng thật cảm động, có khói mù đâu đó vấn vương vào mắt ai…

Tiệc tàn, các ông thu dẹp bàn ghế, các bà quét dọn nhà cửa trả lại sự sạch sẽ, gọn gàng cho các nơi mình đã sử dụng. Xong công tác là giờ nghỉ ngơi, tuy thế cũng có nhiều người tranh thủ giờ rảnh đi thăm bạn bè thân hữu.

15 giờ 30, xe chuyển bánh về đường Đống Đa. Hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Đức Long dẫn anh chị em về thăm trường cũ. Nhìn lại trường xưa lòng ai cũng bồi hồi xao xuyến. Mỗi vị trí đều gợi lên một kỷ niệm. Bên này là dãy phòng học, bên kia là phòng “étude”, đây là nhà ăn… Khu Nhà nguyện tròn vẫn còn đó với chiếc cầu thang xoắn. Khung tháp chuông đàng kia nhưng không còn thánh giá trên cao… Ngôi nhà thân yêu này ngày trước là nơi anh em chúng tôi thảnh thơi trú ngụ, an tâm học tập, vô tư chơi đùa, giờ sao trở nên ảm đạm và lạnh lùng. Chúng tôi nghe bước chân mình ngại ngùng và có cảm giác như ai đó đang dòm ngó nghi nan…

Xin giã từ chốn cũ!… Dù thế sự đổi thay nhưng chắc chắn hình ảnh thân thương nầy sẽ không bao giờ phai lạt trong trái tim của “những kẻ hành hương”…

Rời con đường Đống Đa chiếc xe đi về hướng Bắc. Kim đồng hồ chỉ đúng 4 giờ chiều…

 

Phần II: 'HỘI NGỘ MẸ CON"  

Anh chị em chúng tôi lên đường hành hương La Vang. Đoạn đường từ Huế đến Linh địa là 60 km. Sau khi kinh nguyện dâng hành trình cho Đức Mẹ, hướng dẫn viên du lịch Nguyễn Đức Long bắt đầu xổ nghề. Anh nói đủ mọi chuyện “trên trời dưới đất, từ Đông sang Tây” (lời Trần Công Dương). Xe ngang qua Phú Vân Lâu là chuyện về kinh thành của triều Nguyễn; Cung cấm được xây năm 1804 dưới thời Gia Long, đến thời Minh Mạng đổi tên là Tử Cấm Thành. Tử là màu tím, theo thần thoại thì nơi Trời ở gọi là Tử Vi Viện, mà vua là con Trời nên chỗ của vua ở cũng gọi là Tử, chỗ nầy cấm thần dân không được vào… Đến An Hoà anh chỉ khu đất gần bên một cống nước (cầu nhỏ), nơi đó là pháp trường xử chém những người theo đạo Giatô thời bắt Đạo nên gọi là Cống Chém. Chạy thêm một đoạn đến Hương Trà có con đường bên phải dẫn vào nhà Phan Thắng ở Dương Sơn. Anh gợi nhớ: Hồi ở cấp III chúng tôi thường về đây chơi đùa. Có khoai sắn, có đậu phụng, bắp… và tắm sông rất vui. Con đường miền quê rất đẹp và thơm hương lúa. Đức Long bảo thường giới thiệu với du khách ngoại quốc về nền văn hoá lúa nước, về đức tính cần cù chịu khó của người nông dân Việt Nam… Khi xe chạy qua khỏi Cầu Dài địa phận Quảng Trị, anh nói về “đại lộ kinh hoàng”, về “mùa hè đỏ lửa”… Rồi đến chuyện văn hoá bên Tây, người tây phương có cái hay là thường luôn xin lỗi, lỡ gì một tí là “excusez-moi”. Trần Văn Dũng chen vào “Và còn văn hoá cám ơn nữa. Cái gì họ cũng cám ơn.” Mọi người chăm chú lắng tai nghe dân Tây học nói chuyện. “Ừ, mà tau thấy thằng Long đi với Tây riết rồi cũng quen cái chuyện “merci” nớ. Có điều, khi hắn được “boa” nhiều thì la “merci” thiệt to, lúc tiền ít thì “merci” nhỏ, đến lúc không có chi thì chỉ dằn độc một chữ “méc” (merde) chứ không có “xì”.” Anh em lại một phen phá ra cười, nhưng lòng cũng thầm cảm phục sự “uyên bác” của Đức Long. Đến đây tới phiên MC Văn Hoà cầm micro điều khiển chương trình văn nghệ tạp lục. Nhiều nghệ sĩ được mời lên “sân khấu”. Đức Thuỷ kể chuyện vui, Quang Hà hát “Người ở lại Charlie”, Cương kể chuyện thăm xứ Chùa Tháp, đặc biệt Phan Thắng hát bài “Con phố buồn hiu” rất thấm nhậm. Quảng trị là quê hương của nhiều anh em trong đoàn, lâu ngày xa quê trở về, nay lời bài ca gợi lại những hình ảnh, những tên gọi thân thương làm sao lòng người không xao xuyến… “Quê hương anh là Quảng Trị, nhà của anh bên giòng sông Thạch Hãn, ngày xưa đó anh học trường Nguyễn Hoàng, ngày hai bữa đi về đường Quang Trung…”

Chiếc xe rẽ vào con đường nhỏ để vào Linh địa. Xe thì lớn, đường lại hẹp, thêm lỗ chỗ nhiều ổ gà, ổ voi không biết sao mà tránh. Thôi thì có gập ghềnh đôi chút cũng đành chịu, cứ thế mà đi. Tự dưng chúng tôi liên tưởng đến đoạn Lời Chúa về “hai con đường” ở Mt 7,13-14 “… đường thênh thang thì đưa đến diệt vong… còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” Những người con tha hương nay tìm về Nhà Mẹ, và qua khỏi con đường hẹp nầy chúng tôi sẽ được đến nơi mà hơn 200 năm trước Mẹ Chúa Trời đã hiện ra để an ủi đỡ nâng những Kitô hữu trong cơn bách hại khốn cùng, qua khỏi lối nhỏ nầy chúng tôi sẽ được bình an.

Xe dừng trước sân Nhà hành Hương. Trong lúc Ban tổ chức làm thủ tục đăng ký phòng trọ, mọi người kéo nhau về Linh đài kính chào Mẹ. Cha Minh Cao xướng một kinh Lạy Cha, mười kinh Kính Mừng và cùng cất cao lời hát “Chúng con kính chào Nữ Vương”. Sau đó thinh lặng ít phút để mỗi người tâm sự riêng với Mẹ hiền. Rời Linh đài chúng tôi đến chào Cha Quản nhiệm Giacôbê Lê Sỹ Hiền, ngài vừa trở về sau chuyến công tác ở Lộ Đức. Cha vui vẻ bắt tay từng người và chúc ngày hội có nhiều kết quả tốt. Ngài cũng phấn khởi trình bày những dự phóng lớn trong tương lai để xây dựng Linh địa sao cho xứng tầm với Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Rồi không quên giới thiệu với chúng tôi hai tấm hình lớn lúc ngài và Cha Phan Xuân Thanh được tiếp kiến Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong chuyến ghé thăm Rôma vừa qua. Thật vậy, được gặp gỡ Vị Cha Chung là niềm mơ ước và vinh dự lớn lao của mọi Kitô hữu. Chúng tôi lại cảm nhận được sự hiệp nhất trong Giáo Hội của Đức Kỉtô.

Sau đó mọi người về phòng đã được bố trí ở tầng 3 của Nhà Hành Hương. Ban tổ chức thông báo có hơn 30 phút để nghỉ ngơi tắm rửa.

18 giờ 30 cơm tối tại Nhà khách số II của các chị Mến Thánh Giá.

19 giờ 30 đọc kinh tại Linh đài. Ở đây giờ nầy có nhiều đoàn đọc kinh lớn tiếng. Chúng tôi loay hoay tìm chỗ vắng vẻ một tý nhưng nơi nào cũng có người, đành ra phía trước bên trái thánh tượng Mẹ mà ngồi. Theo sự phân công từ trước, nhóm Quảng Thuận phụ trách phụng vụ tại La Vang; Cha Minh Cao trưởng nhóm bảo lần chuỗi và suy niệm 5 sự Mừng. Sự Mừng thứ nhất do Huế suy gẫm (Lê Xuân Hảo); sự Mừng thứ hai Quảng Thuận phụ trách (Nguyễn Viết Bích); sự Mừng thứ ba Xuân Lộc (Jacque Lộc); Sự Mừng thứ tư Ban Mê Thuột (Lê Ngọc Chiếu); và sự Mừng thứ năm Sài Gòn (Nguyễn Đức Thuỷ). Cuối cùng, bài “Salve Regina” lại được xướng lên để kết thúc buổi nguyện kinh thật sốt sắng.

Sau giờ kinh phụ nữ và sấp nhỏ về phòng nghỉ ngơi, còn đám đàn ông rủ nhau tìm một quán vắng để chuyện vãn tâm tình. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, chuyện người chuyện ta, chuyện đông tây kim cổ, tuy nhiên chỉ với một mục đích duy nhất là: hâm nóng và thắt chặt tình huynh đệ thân thương. 11 giờ 30 chủ quán nói đã đến giờ dẹp tiệm, một số anh em đi ngủ, số khác kéo nhau về dưới chân Mẹ đọc kinh rồi tìm chỗ tâm sự tiếp tới 2 giờ sáng.

Ÿ Hôm sau Thứ năm 23-7-2009 Thánh lễ đồng tế tại đài Mẹ lúc 6 giờ. Không khí ban mai thật trong lành mát mẻ giúp mọi người dễ dàng nâng tâm hồn lên cao. Bài ca “Lên đền thánh” của Thành Tâm có âm điệu mạnh mẽ và lôi cuốn dẫn vào Thánh lễ :

“Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta.

Lòng hân hoan ta hoà chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa cứu độ ta.

Tiến tiến bước lên đền, đền thánh của Người…”

Đến phần phụng vụ Lời Chúa, anh Phú đọc bài I, Viết Bích đọc bài II và Cha Minh Cao công bố Lời Chúa Ga 19,25-27 “… Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng ‘Thưa Bà, đây là con của Bà.’ Rồi Người nói với môn đệ ‘Đây là Mẹ của anh.’ Kể từ giờ đó, người môn đệ rước Bà về nhà mình”. Ngài chia sẻ: Chúa Giêsu là trung tâm của mầu nhiệm cứu rỗi, vì vậy mục đích của cuộc đời là chính Chúa Giêsu. Cuộc Hội Ngộ HT67 chỉ có ý nghĩa khi hướng về Đức Giêsu. Hành hương La Vang là nhờ Mẹ dẫn dắt chúng ta đến với Chúa… Khung cảnh tại linh đài hôm nay giống như hôm xưa tại đỉnh đồi Golgotha: Có Chúa Giêsu với thánh giá, có Mẹ Maria, và có môn đệ Chúa yêu là tất cả anh chị em cựu chủng sinh. Lời trối trăn cuối cùng của Đức Giêsu là xác định Mẹ Thiên Chúa cũng chính là Mẹ nhân loại và truyền mỗi người hãy đón nhận Đức Maria làm Mẹ của mình. Chọn Đức Maria làm Mẹ là sống trong sự chở che của ngài. “Đem Mẹ về nhà mình” là ngày ngày chạy đến với Mẹ để noi gương vâng phục và phó thác cuộc đời theo thánh ý Chúa. Giờ đây Mẹ cũng đang mách bảo với mỗi người như trong tiệc cưới Cana ngày trước: “Ngài bảo gì hãy cứ làm theo.” Hãy sống Lời Ngài và siêng năng kết hiệp với Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể…

Sau Thánh lễ mọi người về phòng thu dọn hành lý để điểm tâm xong còn tiếp tục cuộc hành trình.

8 giờ đoàn về thăm Giáo xứ Trí Bưu. Xe chạy vào thị xã Quãng Trị cũ, rồi ngang qua Thành Cổ. Cổ thành qua các trận chiến khốc liệt nay đã gần như bình địa, bên nầy con sông nhỏ nhìn qua chỉ thấy những bụi bờ hoang phế. Đức Long bảo ngày xưa đây là tiền đồn được các vua Nguyễn xây dựng để bảo vệ cho kinh thành Huế. Đến Nhà thờ Trí Bưu chúng tôi được thầy Hoa đón tiếp, vì cha sở GB Lê Quang Quý đi Đà Lạt dự các ngày họp mặt cựu sinh viên Xuân Bích. Sau khi thờ lạy Chúa trong Thánh Thể và tham quan nhà thờ, chúng tôi ra viếng lăng các thánh tử đạo. Lăng mộ vừa được tu sửa vào năm ngoái. Sử sách ghi lại rằng: Vào ngày Chúa nhật 7-9-1985 quân Văn Thân tấn công giáo xứ Trí Bưu. Giáo dân chen chúc nhau ẩn náu trong nhà thờ. Họ đóng cửa lại và đọc kinh. Quân Văn Thân chất rơm quanh nhà thờ rồi phóng hoả. Tất cả gần 500 Kitô hữu đều hy sinh. Quân lính còn đi lùng sục khắp làng tàn sát bất cứ ai chúng bắt gặp. Tổng số hôm đó, kể cả trong và ngoài nhà thờ, đã có khoảng 600 tín hữu Trí Bưu tử vì đạo. Mấy ngày sau, thi hài của các vị được an táng chung tại nơi nầy. Sau khi đọc kinh và tưởng niệm các vị tiền nhân anh hùng, chúng tôi tiếp tục hành hương về Nhan Biều thăm di tích của Thánh Tôma Thiện.

Làng Nhan Biều nằm ở bờ Bắc sông Thạch Hãn. Con sông này sau Hiệp định Paris 27-1-1973 trở thành ranh giới của 2 miền Nam Bắc. Từ đàng xa khi vừa nhìn thấy con sông, Đức Long đã nhắc lại sự kiện trao trả tù binh năm 1972. Công Dương, Quang Hà, Thanh Cương cũng tham gia câu chuyện. Năm đó chúng tôi đang học lớp 12, và cả lớp được bề trên cho phép đến đây để chứng kiến sự kiện nầy. Chúng tôi còn nhớ rõ, khi thuyền chở tù binh của cả 2 bên ra đến giữa sông, các tù binh đều cởi áo vứt bỏ và nhảy xuống sông bơi về bên kia bờ, nơi có người thân và bạn hữu đang chờ đón. Cởi áo là dấu chỉ từ bỏ mọi vết tích của địch thù. Cả một đoạn sông tràn ngập những chiếc áo màu ôliu và sọc nâu xanh trôi nổi bập bềnh… Hình ảnh nầy cũng cho chúng tôi một bài học: Giữa giòng đời, để đi về bến bờ hạnh phúc, cần dứt khoát cởi bỏ những “chiếc áo” ngục tù và mặc lấy y phục tự do của những người làm con Chúa. Vị Bề trên tiên khởi của TCV Hoan Thiện, Đức cố Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận viết trong Đường Hy Vọng: “Bác ái là đồng phục của người Kitô hữu.”… Thật vậy, trái tim nối kết những con người, trái tim đem chúng tôi lại gần nhau hơn…

Xe dừng khi qua khỏi cầu chừng hơn cây số. Đường hẹp, xe lớn không vào được nên chúng tôi phải đi bộ vào làng. Trời nắng chang chang mà hầu hết anh chị em không đem theo nón hoặc ô dù nhưng chẳng thấy ai than thở, có lẽ ai cũng ý thức mình đang hành hương di tích tử đạo nên có vất vả một chút cũng chẳng sao. Đi bộ một quãng chừng 10 phút thì đến nơi. Đây là một khu đất trống, đất đai khô cằn, cỏ mọc hoang vu. Di tích tử đạo là một cây Thánh giá lớn đứng trên một bệ đúc xi-măng. Mặt trước chân bệ ghi mấy hàng chữ: Nơi đây thánh Francois Jaccard “Cố Phan” 1799-1838 và thánh Tôma Trần Văn Thiện “Chủng sinh” 1820-1838 đã chết vì đạo ngày 21-9-1938. Phong chân phước ngày 27-5-1900. Phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Chúng tôi tập trung trước cây Thánh giá và đọc kinh nguyện xin các thánh cầu bàu trong cuộc sống phong ba. Tiếp đến Cha Luận nói về tiểu sử và câu chuyện anh hùng của người chủng sinh tử đạo khi mới 18 xuân xanh. Chúng tôi chụp hình lưu niệm rồi giã từ chốn pháp trường năm xưa, nơi hai vị thánh đã anh dũng hy sinh mạng sống để làm chứng cho Đức Tin. Cách đây ít lâu, cựu chủng sinh Huế vùng Huế - Quảng Trị đã có những cuộc họp bàn về việc vận động để xây Đền thánh Tôma Thiện tại nơi nầy, không biết đến bao giờ ước mơ mới trở thành hiện thực.

Chúng tôi lên xe, chiếc xe chuyển hướng đi về phía Nam. Các MC lại hăng hái làm việc; những mẫu chuyện vui, những bài ca ý nghĩa, những chia sẻ thân tình tiếp nối, tiếp nối trên đoạn đường hơn 60 cây số trở về cố đô… Đến cầu Bạch Hổ, xe chạy ngược lên hướng Kim Long. Trưởng Lớp Cương thông báo trưa nay Vũ Quang Hà sẽ khoản đãi mọi người món đặc sản bánh ướt thịt nướng. Hà bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng rộng rãi mà tế nhị, kín đáo và hết lòng với Lớp. Anh là một trong những anh em vẫn thường âm thầm động viên tinh thần và giúp đỡ vật chất cho sinh hoạt của Lớp như chuyến đi nầy. Họ giống nhau ở tấm lòng và sự khiêm tốn. Công việc họ làm thì lặng lẽ nhưng cần thiết như rễ cây nằm sâu dưới mặt đất: rễ hút nhựa sống để nuôi cây lá xanh tươi. Xin cám ơn những người bạn! Xin cám ơn những tấm lòng!…

Ăn trưa xong là giờ tự do. Xe về đỗ ở sân nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế để anh chị em đi đâu tuỳ ý, hẹn nhau 16 giờ 30 khởi hành về Hà Úc.

 

Phần III: "HỘI NGỘ ANH EM" & TẠM BIỆT  

Hà Úc là một giáo xứ miền duyên hải cách thành phố Huế 33 km về hướng Đông-Nam. Giáo xứ có hơn 4000 tín hữu, tính về số giáo dân thì đứng hàng thứ hai của địa phận Huế, chỉ sau giáo xứ chính toà Phủ Cam.

Xe xuất phát ở đường Nguyễn Huệ, hướng về phía cầu An Cựu. Từ đây chạy dọc theo quốc lộ 1 đi Phú Bài chừng 15 cây. Đến ngã ba đường tránh xe rẽ trái, và cứ thẳng một đường là đến cầu Trường Hà, cây cầu dài nhất Huế nối liền hai bên bờ phá Tam Giang. Đoạn đường nầy băng ngang cánh đồng lộng gió, hai bên rợp một màu xanh của những ruộng lúa ngút ngàn. Qua khung cửa xe, tầm mắt có thể phóng xa đến tận chân trời. Đất trời bao la, tâm hồn cũng nghe thoải mái khoáng đạt. Ở thành thị bước ra đường là thấy những khối cao ốc xám xịt, đường xá xe cộ chen chúc ồn ào, tầm mắt bị che khuất không thể nhìn ra xa hơn những gì quanh quẩn bên mình, do đó con người thường bị đóng khung trong vỏ ốc của cái tôi chật hẹp. Thế mới biết tại sao người nông dân lại chất phát đơn sơ, vị tha hoà đồng, và giáo dân các xứ đạo miền quê thường có lòng mộ mến, cậy tin vào Thiên Chúa quan phòng: vì họ luôn được nhìn thấy đất trời bao la. Thấy cái bao la để biết mình nhỏ bé, thấy cái bao la để biết mình có giới hạn. Thấy cái bao la là khởi điểm của hành trình hướng về Đấng Tuyệt Đối, Đấng Thượng Trí và Toàn Năng.

Qua khỏi cầu Trường Hà, rẽ phải hai cây số là đến Nhà thờ Hà Úc. Trời đổ mưa. Chúng tôi nhanh chóng chuyển hành lý về phòng nghỉ. Cơ sở ở đây khá khang trang. Khuôn viên nhà thờ rất rộng, chung quanh có những khoảnh trồng dương liễu, loại cây thích hợp cho vùng đất cát ven biển. Sau khi ổn định nơi nghỉ ngơi chúng tôi tụ tập từng nhóm nhỏ để trò chuyện, chờ dứt cơn mưa sẽ đi tham quan “thành phố ma”.

Đến gần 6 giờ chiều trời vẫn mưa rả rích, một số anh chị em đành đội mưa chở nhau bằng xe máy về An Bằng, cách Hà Úc 3 km. Ở đây có một nghĩa trang lớn rất đẹp. Lớp lớp các lăng mộ được xây cất với nhiều kiểu dáng khác nhau trải dài trên một khu vực rộng hàng cây số. Điểm giống nhau là cái nào cũng lớn lao và được chạm trổ rồng rắn rất công phu. Những công trình nầy đa số là của con cháu bên kia bờ đại dương tạo lập để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và các bậc tiền nhân. Thế rồi việc bày tỏ lòng biết ơn dần dà lại trở thành một cuộc “đua”; người ta đua nhau chứng tỏ lòng hiếu thảo bên trong với hình thức bên ngoài thật cầu kỳ và phải nổi trội hơn kẻ khác. Lăng nầy chi phí hết 5 ngàn mỹ kim, cái bên cạnh 7,000, cái đàng kia 10,000, có cái lên đến vài chục ngàn. Nhờ thế nghĩa trang ở đây “sầm uất” như một thành phố, nhưng là “thành phố… ma”, thành phố của kẻ chết...

Đi thêm 200 mét theo con đường ra biển, chúng tôi vào viếng nhà thờ An Bằng và thăm Cha Phêrô Nguyễn Hũu Giải. Ngài đón tiếp những học trò năm xưa với sự vui tươi và nhiệt tình muôn thuở. Cha con trò chuyện ở sân nhà thờ. Chúng tôi chợt nhớ trong bài giảng huấn 2 năm trước vào dịp cựu chủng sinh vùng Huế - Quảng Trị về đây tỉnh tâm mùa Chay, ngài nói “Vị trí của ngôi thánh đường An Bằng nầy thật có ý nghĩa, và cũng là hình ảnh để chúng ta suy gẫm trong buổi tỉnh tâm hôm nay. Trước khi đến đây anh chị em đã đi ngang qua một nghĩa trang, đó là biểu tượng của sự chết, của vật chất trần gian hay hư nát. Và ngoài kia, phía cuối của con đường là biển lớn; cái bao la của biển trời nói lên quyền năng vô biên của Đấng Tạo Hoá. Từ cõi chết (nghĩa địa) để đi đến bến bờ sự sống (biển lớn) là chính Thiên Chúa Tình Yêu, con người phải đi qua Giáo Hội của Đức Kitô  mà biểu tượng là chính ngôi thánh đường nầy. Tháp chuông của nhà thờ An Bằng vươn cao trong bầu trời như là đức tin mà chúng ta tuyên xưng vào Đức Kitô, Đấng đã chỗi dậy từ cõi chết để đem con người về chốn trường sinh …”. Vị mục tử 68 tuổi nhưng dáng vẻ rất trẻ trung và đầy nghị lực nầy không chỉ giảng dạy bằng lời nói mà ngài còn làm chứng Đức Tin bằng chính cuộc sống phục vụ đầy yêu thương của người tông đồ. Với cuộc sống bình dị và nụ cười thân ái, ngài luôn mở rộng lòng đón nhận mọi người để cảm thông chia sẻ và hướng dẫn họ bước đi trong ánh sáng Tin Mừng. Các trẻ em trong xứ rất thích đến với ngài để được nghe kể chuyện Kinh thánh, được quà bánh và được cho kéo chuông khi đến giờ phụng vụ… Trời nhá nhem tối, chúng tôi chào cha Phêrô để trở vể Hà Úc.

19 giờ 30 cơm tối. Mâm bàn thật thịnh soạn với những chai rượu dầm trái chay đặc sản Hà Úc làm ấm lòng người.

Sau giờ cơm chúng tôi quây vòng tròn trong phòng hội để sinh hoạt. Các phu nhân cũng vui vẻ tham gia buổi gặp gỡ cuối cùng nầy. MC Trần Văn Hoà hoạt náo thật sôi động. Những trò chơi và bài hát tập thể, những tâm tình và những câu chuyện kể, rồi những bài ca .v.v… lần lượt được thể hiện hồn nhiên và rất thân tình. Đến 11 giờ cuộc vui chấm dứt vì ngày mai phải dậy sớm, vả lại mọi người cũng đã thấm mệt sau mấy đêm hầu như không ngủ.

Ÿ Thứ Sáu 24-7-2009. Chuông nhà thờ đánh thức mọi người lúc 4 giờ 30. Chúng tôi nhanh chóng vệ sinh cá nhân để kịp dâng Thánh lễ lúc 5 giờ.

Thánh lễ đồng tế do Cha Phaolô Nguyễn Luận chủ sự. Sau lời cầu chúc tốt lành, ngài mời gọi cộng đoàn phụng vụ cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn Chúa đã cho cuộc Hội Ngộ diễn ra tốt đẹp, xin Ngài cho mọi người được về nhà bình an, và gìn giữ Lớp HT67 trong sự gần gũi huynh đệ hầu nâng đỡ nhau trong hành trình tiến về Quê Trời. Anh Phan Thắng đọc bài I sách Xuất Hành 20,1-17 và hát đáp ca:

“Chúa ngự trên tấng trời cao thẳm, Người giang tay phù trợ những kẻ yêu thương.

Tình thương Chúa cao vời vô tận, ca tụng Người đi hỡi dân muôn phuơng!”

Cộng đoàn cùng đáp, lời ca điệp khúc quá thành kính và hân hoan:

“Con sẽ ca ngợi Chúa từ sớm mai khi con thức dậy sau đêm dài.

Vì tình thương, vì tình thương của Chúa dâng cao vời vợi.

Lòng trung tín của Ngài cao hơn tầng mây.”

Cha Phêrô Trần Ngọc Anh công bố Lời Chúa “…Còn kẻ được gieo trên đất tốt, đó là kẻ nghe Lời và hiểu, thì tất nhiên sinh hoa kết quả và làm ra, kẻ được gấp trăm, kẻ được sáu chục, kẻ được ba chục.” (Mt 13,18-23). Ngài chia sẻ:

Các anh em, chị  em và các cháu thân mến,

Dụ ngôn mà chúng ta vừa nghe được gọi là “dụ ngôn người gieo giống”. Thật ra, nếu đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy trọng tâm của dụ ngôn không phải là “người gieo giống” – cho dù đó chính là Đức Giêsu – Con TC; trái lại trọng tâm của dụ ngôn là“hạt giống”.  Hạt giống trong dụ ngôn được tung vãi cách hào phóng, thậm chí phung phí, không chỉ trên đất thịt màu mỡ mà còn trên đất sỏi đá và cả trên gai góc, vệ đường. Ai trong chúng ta cũng hiểu hạt giống được nói ở đây là Lời Chúa. Lời Chúa được ban bố để xây dựng Nước Trời – một thực tại mà con người ta gắn bó vào đó nhờ việc lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Tiên tri Isaia khẳng định rằng Lời Chúa không phải là lời phàm nhân, mong manh, phù phiếm, nhưng là Lời quyền năng: một khi được phán ra, Lời tất phát sinh hiệu năng. Lời sẽ không trở về trời nếu như chưa đạt kết quả (Is 55,11). Tất nhiên, những kẻ nghe Lời được biểu trưng bằng các mảnh đất khác nhau đón nhận hạt giống.

Người gieo giống là Đấng tốt lành. Hạt giống Lời Chúa là  hạt giống cực tốt. Như thế, việc quan trọng còn lại phải làm để có kết quả trong mùa gặt là trở nên một mảnh đất tốt. Nói cách khác, Lời Chúa sinh ích nhiều hoặc ít trong cuộc đời chúng ta tuỳ thuộc vào tình trạng mảnh đất mà hạt giống đó được gieo vào. Nếu người nghe là mảnh đất thịt màu mỡ, hạt giống Lời Chúa sẽ sinh ra nơi họ trăm ngàn bông hạt. Nếu người nghe là mảnh đất nhiều sỏi đá hoặc là bờ bụi ven đường, hạt giống chỉ có thể sinh gấp 30, 40 hoặc sẽ mãi trơ trọi một mình.

Trong cụ thể, Lời Chúa hôm nay muốn nói gì với chúng ta – những anh chị em trong đại gia đình Hoan Thiện 67? Thưa, cuộc hội ngộ HT 67 suy cho cùng là một chuyến hành hương, mà đích đến của nó – theo lời chia sẻ của cha Lê Minh Cao hôm qua trong thánh lễ của hành tại linh địa La Vang – là tìm gặp Chúa Giêsu, để được ở bên Người, để lắng nghe Lời Người. Hôm nay là ngày cuối của chuyến hành hương; vì thế, đây là lúc thuận tiện để chúng ta nhìn lại những chặng đường đã đi qua. Dưới ánh sáng của bài Tin mừng hôm nay, các bạn sẽ khám phá ra rằng Chúa Giêsu, người gieo giống tốt lành – qua nhiều cách thức và nhiều biến cố - đã đến gặp và tung gieo hạt giống Lời Chúa vào mảnh đất cuộc đời của mỗi chúng ta.

- Trước tiên, Chúa nói lời yêu thương với chúng ta qua tình bạn của những người đã từng học chung dưới một mái trường xưa. Chuyến xe từ Nam ra Bắc, cứ mỗi lần dừng lại (Long Khánh, Cam Ranh, Nha Trang, Đà Nẵng) để đón thêm một số anh em, thì “vòng tay lớn” huynh đệ lại được nới rộng thêm. Lòng ai cũng thấp thỏm khi nghĩ đến giây phút hội ngộ đông đủ sau nhiều năm xa cách. Hẳn đó là niềm vui mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng cảm nghiệm: “Anh em ta về, gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng..”. Tuy nhiên, suy cho cùng, ẩn sâu bên dưới mối quan hệ bạn bè là mối dây đức tin. Chính lý tưởng dâng hiến cuộc đời cho Chúa mà anh em chúng ta đã có chung với nhau, được nhen nhúm cách đây 42 năm, đã gắn kết chúng ta cách lạ lùng, đã mở rộng tình thân ái đến mọi thành viên của đại gia đình và thúc bách chúng ta giúp đỡ nhau sống đến cùng ơn gọi của mỗi người.

- Thứ đến, Chúa nói với chúng ta qua cảnh thiên nhiên đất trời. Khi dừng chân dưới bầu trời trong lành ở Lăng Cô và ngâm mình dưới dòng nước biển mát lạnh của Sáo Cát, chúng ta như thấy Đấng Tạo Hoá ôm ấp từng người trong tình yêu và ánh mắt của Người.

- Chúa đã  nói với chúng ta về tình yêu của Mẹ Giáo Hội khi đến Trung Tâm Mục Vụ của giáo phận. Ai cũng thấy mình được yêu thương, trân trọng, khi được tiếp đón ân cần, khi chứng kiến niềm vui, sự hãnh diện nơi khuôn mặt của các vị ân sư, khi được nhắc nhở về vai trò làm chứng cho Chúa giữa lòng xã hội hôm nay của các bạn - những “linh mục cộng đồng”.

- Chúa cũng nói với chúng ta qua tình mẫu tử của Mẹ La Vang. Giữa chốn linh địa, tâm hồn chúng ta bỗng thật thanh thản và gánh nặng cuộc đời dường như nhẹ  bớt khi cảm nhận thật gần đôi bàn tay che chở  và ánh mắt trìu mến của Mẹ. Chính trong không gian trầm lắng đó, hạt giống Lời Chúa đã được gieo vào cuộc đời mỗi chúng ta, khi các phu nhân của các bạn chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin, kinh nghiệm làm vợ của những người cựu chủng sinh; khi các bạn suốt đêm tâm sự, tỏ bày cho nhau những trăn trở, nghĩ suy trong cuộc đời: “Tụi mình uống rượu là để nói chuyện đạo!”. Có bạn đã dí dỏm nói thế khi nhắc đến can rượu đặt trên đài Đức Mẹ để được chúc lành.

- Lời Chúa  đã làm cho lòng chúng ta nóng lên khi phái  đoàn đến thăm Lăng các thánh Tử Đạo và  viếng mộ thánh Tôma Thiện. Ai cũng thấy mình như  mạnh mẽ hơn, can trường hơn, dám coi nhẹ “cái được thua” trong cuộc đời, nhất là khi ôn lại tấm gương của người anh cả, đã quảng đại dâng hiến cả mạng sống để làm chứng cho Chúa.

- Chắc hẳn Chúa cũng đã nói với chúng ta nhiều điều nơi trạm dừng chân cuối cùng. Khi được ân cần đón tiếp tại vùng đất Hà Úc hiền hoà này, chúng ta không chỉ cảm nhận được nơi cha Luận, người anh em của chúng ta lòng bao dung của người cha mà cả tình thương ân cần của người mẹ. Cũng tại nơi đây, Chúa đã nói với chúng ta về sự phù hoa của tiếng tăm, của “cái được thua” trong cuộc đời. Những thành quách nơi “thành phố ma” nổi tiếng này rồi cũng sẽ sụp đổ và trở về với tro bụi. Chỉ có lòng mến Chúa yêu người mới là cái tồn tại mãi.

Từ nãy đến giờ, tôi chỉ mới nêu ra những mốc chính. Nếu có thời giờ và nếu phân tích kỹ  hơn, các bạn sẽ thấy Chúa còn dùng nhiều sự kiện, hoàn cảnh khác nữa trong dịp Hội ngộ để gieo vãi hạt giống Lời Người. Chúa đã hào phóng gieo hạt: việc quan trọng còn lại là ở phía chúng ta. Phải làm gì đây để cuộc đời mình có khả năng đón nhận và cưu mang hạt giống Lời Chúa, để từ đó sinh ra nhiều bông hạt? – Thưa, trước tiên, các bạn phải cầy xới mảnh đất cuộc đời mình bằng việc chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, bằng việc siêng năng kinh hạt trong gia đình, bằng việc thường xuyên lãnh nhận các bí tích. Thứ đến, phải sẵn lòng vâng theo ý Chúa và thực hành Lời Chúa trong việc chu toàn bổn phận gia đình, bổn phận xã hội. Sau hết, phải dám chấp nhận những mất mát, thua thiệt, hy sinh, từ bỏ khi giúp đỡ những kẻ nghèo hèn, khốn khổ, khi sống theo sự thật, sống công bình, sống yêu thương.

Nói đến  đây, chắc hẳn các bạn sẽ tự hỏi: lý thuyết là thế, nhưng trong thực tế, không biết tâm hồn mình đang là thứ mảnh đất nào? – Thưa, cứ nhìn các hoa trái trong cuộc đời, bạn sẽ biết mảnh đất cuộc đời mình đã được cày xới, đã được làm mới lại hay chưa, như lời diễn giải của thánh Phaolô Tông đồ: “Hoa trái của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ..” (Gal 5, 22-23).

Sáng hôm nay, các bạn sẽ lên đường trở về nhà, kết thúc chuyến hành hương. Ước chi tất cả những ân huệ Chúa ban trong những ngày này không trở nên vô hiệu trong cuộc đời mỗi chúng ta. Mong sao hạt giống Lời Chúa sẽ bén rễ và nảy mầm cách dễ dàng trên mảnh đất cuộc đời của gia đình các bạn để mai ngày, chúng ta có thể đem về cho Chúa một mùa gặt bội thu.

Lúc 9 giờ sáng nay, sẽ có thánh lễ Hôn phối trong ngôi nhà thờ này; vì thế, trên cung thánh, chúng ta thấy có thật nhiều nến sáng và hoa tươi; và có cả những nhánh lá kết thành hình cặp nhẫn đan vào nhau. Ba anh em linh mục chúng tôi, trước khi cử hành thánh lễ này, đã nói đùa với nhau: “Hôm nay chúng ta “làm lễ cưới lại” cho các bạn của mình!”. Tuy nói đùa nhưng xem ra cũng có lý lắm. Các bạn đã sống hạnh phúc bên nhau trong nhiều năm. Xin chúc cho gia đình các bạn tiếp tục, với ơn Chúa giúp, được “Trăm năm hạnh phúc”. AMEN.

Bài giảng lễ như một bảng tổng kết đã dừng lại từng chặng đường trong chuyến hành hương, đồng thời cũng đã xác định ý nghĩa cho cuộc Hội Ngộ HT67, trong cái nhìn của đức tin Kitô giáo.

Trước khi Thánh lễ chấm dứt, trưởng lớp Huế đại diện mọi người nói lời cám ơn như sau:

Kính thưa quí Cha và anh chị em HT67 thân mến, 

Thế  là ước mơ đoàn tụ về Nhà Mẹ  đã thành sự thật, anh em quây quần bên nhau, cha con nhìn lại nhau sau mấy chục năm xa cách.Từng người từng người kể lại cuộc đời “chòng chành”của mình, mỗi người mỗi cách đều đã vượt qua để đứng vững đến ngày hôm nay. Chắng có gì ngạc nhiên cả vì chúng ta có một điểm chung là Niềm tin Kitô giáo và được hấp thụ một nền giáo dục đầy nhân bản. Nền tảng đạo đức, trí lực mà chúng ta có được là nhờ công dạy bảo của các Cha , các Thầy. Những buổi tĩnh tâm, linh hướng,các buổi dã ngoại, … thời làm “ chú”đã giúp chúng ta biết sống, cả nội tâm lẫn hành xử bên ngoài. Thành công  và thất bại trên con đường mỗi người dẫu làm Linh Mục hay là Giáo dân đều có dấu vết của những năm tháng chủng viện, đã hơn nửa đời làm người mà chẳng có ai quên được  những năm tháng ngày xưa ấy. 

Cuộc HỘI NGỘ HT67 vô cùng cảm động, chúng ta về thăm lại Nhà Mẹ, được gặp lại các Thầy cũ, những ân nhân, và khá đông bạn bè , hơn thế nữa chúng ta được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với  những người thầy còn sống và thương tiếc  tưởng nhớ đến những thầy đã qua đời. Trong những cuộc hàn huyên tâm sự, gợi nhớ, tất cả như sống lại thời thanh xuân ngày ấy. . 

Cuộc gặp mặt nầy đã khơi dậy niềm thao thức, điểm lại sĩ số lớp, một số đã qua đời và một số khác vẫn chưa có tin tức. Có lẽ cuộc sống quá bận rộn, hay ở một nơi xa hẻo lánh không liên lạc được. Sau cuộc gặp mặt nầy, chúng ta cố gắng tìm và đến gặp, để anh em ấy có được cơ hội cùng ôn lại những kỉ niệm  ngày ở Chủng Viện thân thương, nhắc cho nhau sống  tinh thần Hoan Thiện. Âu đó cũng là niềm vui và hạnh phúc của anh em mình  trong  những ngày còn lại.  

Cuộc HỘI NGỘ HT67 mang lại niềm cảm thông. Mỗi người mỗi cảnh, nhưng tất cả đều là bạn hữu. Cùng nhau chia sẻ niềm vui và lo toan trong cuộc sống, cùng trăn trở về tương lai Giáo Hội, Xã hội và Thế hệ trẻ con cháu chúng ta…..Cũng nhờ tâm tình chia sẻ hôm nay, chúng ta mới có thể biết được hoàn cảnh từng gia đình, và nhờ đó chúng ta tùy theo mỗi người thể hiện Tinh Thần Hiệp Thông với các bạn có hoàn cảnh đặc biệt. 

Gặp được nhau lần nầy là một ân huệ, mấy chục cái đầu điểm bạc cụm lại với nhau, nhìn nhau, chuyện trò, vui đùa bên nhau như thời còn xanh, không những cảm thấy thỏa lòng mà còn thầm mong có mặt lần sau. Nhưng làm sao mà  biết  được chân có cứng đá có mềm để đến bên nhau lần nữa không…Xin cảm ơn những ân huệ Chúa đã trao cho chúng ta những ngày qua, xin phó thác cuộc HỘI NGỘ HT67 lần sau trong tay Chúa. 

Tất cả mọi người có mặt vô cùng cảm kích trước tấm lòng của những anh em đã góp phần không nhỏ làm nên thành công cho lần gặp nầy. Tâm và trí của các bạn luôn nhớ đến Mái Trường Hoan Thiện thân yêu. Các bạn dù có mặt hoặc không, nhưng tất cả đã được hiện diện suốt trong những câu chuyện gợi nhớ Ngày Xưa ấy. 

Cuộc HỘI NGỘ HT67 lần nầy cũng như hai cuộc gặp nhau lần trước ở Sài Gòn và Quảng Thuận, sẽ là tiền đề cho Cuộc HỘI NGỘ HT67 lần sau, đông hơn, vui hơn và gắn kết nhiều hơn. 

Hoan Thiện 67 xin cảm ơn quí Cha, quí Thầy, quí ân nhân đã tham dự cùng chúng con trong những ngày qua, chia sẽ niềm vui đoàn tụ. Xin cảm ơn tất cả anh em đã cầu nguyện, giúp đỡ và động viên, xin cảm ơn các bà mẹ đã đồng hành, chia ngọt sẻ bùi với anh em chúng tôi, những cựu chủng sinh Hoan Thiện cho đến cuối cuộc đời. 

Thưa các bạn yêu quí, 

Chúng ta đã qua 3 đêm trắng bên nhau, cùng hiệp dâng 3 Thánh Lễ để Tạ ơn Thầy, Tạ ơn Mẹ, và cầu cho nhau. Thế vẫn chưa đủ, nhưng cuộc vui nào rồi cũng qua, cuộc đoàn tụ nào cũng có lúc phải ra đi. Giờ đến phút chia tay, mỗi người về lại với gia đình với cộng đoàn mình, nhưng âm hưởng tình thân nầy vẫn còn vang mãi, và đó cũng sẽ là nguồn động viên, thêm nghị lực để mỗi ngày chúng ta sống xứng đáng là con Chúa hơn, xứng đáng là học trò của Hai vị Thánh Hoan Thiện kính yêu. 

Kính thưa quí cha và anh chị em thân mến, 

Mấy ngày qua, trong chuyến hành hương nầy, các Cha chính là  sợi dây nối kết chúng con lại bên nhau, các cha đã dành nhiều tình cảm và giúp đở bằng cả tấm lòng bằng hữu, chúng con đã được trải qua những ngày hạnh phúc nhất bên nhau. Tâm tình nầy chúng con mãi khắc sâu. 

Thưa Cha Phaolô Nguyễn Luận, 

Đặc biệt hôm nay kỉ niệm 15 năm thụ phong linh mục của Cha, nhân đây cho phép con thay mặt tất cả anh em ở quốc nội cũng như hải ngoại, xin chúc mừng Cha, và xin Chúa luôn nâng đỡ, phù giúp Cha hoàn thành sứ mạng cao cả mà Chúa đã trao ban cho Cha. (Xin cộng đoàn một tràng pháo tay chúc mừng) 

Xin cảm ơn tất cả quí cha, quí anh chị em.

Xin chào tạm biệt. Hẹn tái ngộ HT67 lần sau. 

Sau khi chúc bình an và hát kính Đức Mẹ, Cha Phêrô Lê Minh Cao đã tặng mỗi người một món quà nhỏ nhưng rất ý nghĩa: tượng Thánh Mẫu La Vang. “…Đem Mẹ về nhà mình là ngày ngày chạy đến với Mẹ để noi gương vâng phục và phó thác cuộc đời theo thánh ý Chúa …” (Bài giảng sáng 23-7 tại La Vang). Đây chính là lời cầu chúc mà Cha Minh Cao gởi đến gia đình HT67, đồng thời cũng phải là nỗ lực của tất cả những người con Mẹ đang lao đao vượt biển gian trần.

Ban tổ chức mời Quý Cha và mọi người chụp hình lưu niệm trước cung thánh.

Mọi người dùng điểm tâm thật nhanh rồi đến tập trung trước đài Mẹ. Cha giáo Phêrô Nguyễn Hữu Giải cũng có mặt từ sớm để chào tạm biệt và đưa tiễn các học trò. Lời kinh Kính Mừng vang vang và tiếng ca tôn vinh Nữ Vương trời đất, xin Mẹ hộ phù cho chúng con an bình trở về nhà. Rồi giờ phút chia tay, vẫn biết hợp tan là định luật cuộc đời nhưng sao lòng người cứ xao xuyến bâng khuâng. Người đi kẻ ở còn tiếc nuối bịn rịn với những cái choàng vai, những cái bắt tay, những lời nhắn gởi, những câu cầu chúc. Trời làm mưa bụi giăng giăng …

Người ở lại ngẩn ngơ nhìn theo cho đến khi chiếc xe mất bóng ở khúc quanh cuối con đường. Chuyến xe xuôi Nam mang theo những kẻ hành hương, những kẻ hành hương triền miên trong đời sống cho đến Cõi Vô Cùng …