KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

  • Cảm ơn Hà đã đạo diễn “scène”gặp gỡ đầy kịch tính và bất ngờ. Sự bất ngờ đem lại niềm vui sướng cho anh em. – Dưới đây tôi chỉ ghi chép một vài cảm nhận khi gặp lại Phong sau nhiều năm xa cách. Tôi nhớ hồi đó Phong viết chữ đẹp, ham chép nhạc, mê kiếm hiệp và thích nghiên cứu tìm tòi. Rồi sau mỗi tài liệu được ghi chép sạch sẽ và cẩn thận Dương Thế Phong thường ghi bút hiệu “Gió Trần Gian”…

GB Lê  Xuân Hảo, HT67

Trời chiều cuối hè oi bức cơn giông, chúng tôi gặp nhau tại một quán cốc ven sông. Câu chuyện xoay quanh chủ đề “tri thức” vì hôm nay mừng hai cháu con của Long và Phương thi đỗ vào đại học. Đa số chúng tôi, dân “tu xuất”, sau năm 1975 bị đứt gánh nửa đường, học hành dang dở nên giờ đây “lỡ eng lỡ thằng”, cuộc đời ba chìm bảy nổi không đâu vào đâu; vì thế có con vào đại học là ước mơ và niềm vinh dự. Tiếng chúc mừng, cười nói, tiếng ly cốc chạm vào nhau tạo nên một thứ âm thanh thật rộn ràng sinh động…

Thế rồi có cơn Gió thoảng qua, bất chợt như trong cơn mơ, nhẹ nhàng mà tươi mát, lặng lẽ mà hết sức nhiệt tình, … Mọi người ngỡ ngàng buộc miệng “Quá tuyệt vời!” Niềm hạnh phúc ve vuốt da thịt đến từng chân tóc. Ai đó la lớn “Gió ơi, sao Gió đến mà không báo trước?!”. Người khác “Nghe nói lần nầy Gió không đến Huế mà?!”. Gió nở nụ cười rồi hát nhỏ câu ca “Nhờ ơn Chúa, con thong dong phiêu bạt thế trần…”

Ừ, mà có ai biết được đường đi của Gió? Nó đến và đi cách bất ngờ. Vào trung tuần tháng 8 vừa qua, c cơn bão số 4 hình thành từ ngoài khơi vùng biển Philippines và  được dự kiến sẽ đổ bộ vào bờ biển phía Nam Trung Quốc, nhưng khi đến gần đất liền thì đổi hướng Tây Tây Bắc và suy yếu dần. Trung tâm Khí Tượng thông báo bão đã tan. Đột nhiên hôm sau cơn gió lại mạnh lên và xoay hướng tấn công vào các tỉnh Bắc Trung Bộ của Việt Nam, làm người dân vùng nầy thêm một phen hú vía. Để diễn tả về tính bất ngờ của gió bão, các phương tiện truyền thông thường nói: bão có “diễn biến phức tạp”. Tất nhiên không có ai mong đợi cái bất ngờ của những trận cuồng phong, bởi lẽ đường nó đi qua là tang thuơng đổ nát. Vì thế người ta thường cầu xin cho “mưa thuận, gió hoà”. Gió hoà là những cơn gió thoang thoảng rong chơi trên đồi thông vi vút, những làn gió nhẹ nhàng làm mặt sông Hương gợn sóng lăn tăn, những cơn gió bất chợt giữa trưa hè để lại cảm giác mát mẻ cho da thịt và làm sảng khoái an vui trong tâm hồn con người. Cơn Gió ấy hôm nay đã đến…Gió Trần Gian…

Phong thay đổi thật nhiều, đến nổi nếu gặp nhau trong một hoàn cảnh khác có lẽ tôi không thể nhận ra hắn. “Phong đen” ngày xưa gầy nhom, khuôn mặt xương xương và dáng người thấp bé, còn người trước mặt chúng tôi bây giờ thì cao ráo, đầy đặn, hay cười và đẹp trai. (Có một giọng nữ thì thầm  “Mình thích mẫu đàn ông như vậy”). Phải rồi, người ta định nghĩa “Gió là sự di chuyển của không khí”. Vậy thì “chuyển động”, “biến dịch” hay “thay đổi” chính là bản chất của gió. Làm sao là gió nếu không chuyển động; làm sao là Phong nếu không có đổi thay tiến triển. Thay đổi thể lý bên ngoài đã vậy, nhưng đáng nói hơn là sự thăng tiến nội tâm và mở mang tri thức.

Tôi bảo Phong chia sẻ về cuộc sống thăng trầm của mình. Hồi đó, sau khi ra khỏi chủng viện năm 1973 Phong học Văn Khoa ở Sài Gòn. Thế rồi biến cố 75 ập đến, cả vũ trụ đều sụp đổ. Như nhiều thanh niên miền Nam thế hệ giao thời lúc ấy, Phong miễn cưỡng lang thang tìm kiếm việc làm độ nhật. Đến đầu những năm 80 Phong khủng hoảng niềm tin. Ngọn Gió đánh mất hướng đi, Gió lùng bùng, uất ức. Gió oán Trời, Gió hận đời. Gió biến thành cuồng phong tàn phá cả một vùng Bà Rịa-Vũng Tàu. Gió xoáy sâu đến tận cùng vực thẳm… May mắn thay, một thời gian sau Gió cũng tìm đuợc lối thoát. Thoát khỏi khoảng không gian tù túng và thoát khỏi vũng lầy sa đoạ u mê. Gió quyết định ra khơi để làm một chuyến hành trình thật dài sang tận bên kia bờ đại dương. Rồi Gió định cư ở Canada. Canada là xứ lạnh, khí hậu ôn hoà nên không có những vùng áp thấp. Vì thế thời tiết êm dịu ít khi có thiên tai gió bão. Tính khí con người nhờ đó cũng hiền lành vui tươi, chan hoà thân thiện. Trong môi trường mới Phong tìm lại được thế quân bình, hắn an vui đặt mình trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, và quyết tâm làm lại cuộc đời…

Bây giờ  Phong say mê viết thánh ca và cũng từng là ca trưởng của dàn hợp ca giáo xứ. Phong cũng từng phục vụ trong trách nhiệm chủ tịch Hội đồng Giáo xứ 12 năm. Tôi để ý trong các câu chuyện Phong thường nhắc đến hoàn cảnh khó khăn và thời gian khủng hoảng của mình trong quá khứ, như muốn tự nhủ rằng: cuộc sống hiện tại chính là hồng ân mà Thiên Chúa tặng ban. Cha FX Nguyễn Văn Thành viết trong một cuốn sách về tâm lý đại ý như sau: Lỗi lầm của con người một khi được ý thức sẽ trở thành kinh nghiệm tốt cho bản thân và là bài học quý giá cho người khác. Tôi phục Phong cái ý chí thăng tiến bản thân. Phật giáo có truyện kể về bụt Thường Bất Khinh, công việc của bụt là ngày ngày rong ruổi trên mọi nẻo đường để vái chào tất cả mọi người ngài gặp gỡ bất kể nam nữ, trẻ già, sang hèn, tốt xấu vì mỗi người chính là “Phật Sẽ Thành”. Chương I Sáng Thế Ký thì viết “con người là hình ảnh của Thiên Chúa”. Vậy bổn phận con người phải chăng là ngày ngày lau chùi gột rửa chính mình để “hình ảnh Chúa” ngày càng rõ nét và trong sáng hơn? Từ ý nghĩa trên có thể nói rằng: con người là “một khả năng hướng thiện”, “một khả năng nên thánh”. Cái khả năng này ở Phong thật mạnh mẽ vì hắn luôn tìm tòi, luôn chuyển động, luôn luôn vươn tới.

Tôi lại hỏi “Phong học lúc nào mà bây giờ làm giảng viên đại học?” Hắn nói qua Canada hắn cố  gắng học và học nhiều môn, trong đó có môn nghiên cứu về Xã Hội, đến khi môn nầy thiếu giảng viên, người ta đề nghị hắn phụ trách và hắn OK, thế thôi. Câu trả lời vắn tắt thật đơn giản làm cho tôi có cảm tưởng như làm thầy giáo chỉ là một công việc tự nhiên xảy đến trong đời sống hay chỉ là điều gì đó bình thường ta gặp trên đường đi; nó không phải là cái đích để nắm bắt và an vị. Với Phong con đường học vấn hình như không phải chỉ để đạt được điều gì đó, mà nghiên cứu tìm tòi chính là hơi thở của hắn, ngừng tìm tòi học hỏi là hắn chết. Cũng không lạ gì bởi vì bản chất của Gió là chuyển động, là đi tới. Phong kể mấy đứa con của hắn gọi bố là “book worm”. Thật vậy, hình như khi đến một nơi nào đó, điểm đầu tiên Phong quan tâm bước tới là các nhà sách. Ở Huế, trước khi lên đường về thăm Cha Luận để lên máy bay trở lại Sài Gòn, hắn bảo chở hắn đến nhà sách ở đường Hùng Vương và chờ hắn 15 phút. Trở ra, hắn cầm trên tay một số sách, trên bìa một cuốn tôi thấy tác giả là nhạc sĩ Phạm Duy viết về Dân ca Việt Nam. Phong nói đang nghiên cứu về dân ca để đưa “ngũ cung” vào thánh nhạc.

Nói về thánh ca, Phong đã cho tôi một chứng nghiệm hết sức cần thiết về lãnh vực sáng tác. Phong say mê viết thánh ca và có những bài ca hay. Trước đây tôi chỉ nghĩ Phong thật tài tình, học lúc nào mà cái gì cũng biết; tôi phục Phong về tri thức. Đến khi gặp gỡ hắn, nhìn phong cách, nghe hắn chuyện trò tâm sự mới hiểu được viết thánh ca không phải là chuyện dễ. Người nhạc sĩ thánh ca ngoài kiến thức chuyên môn và sự cần mẫn, cần phải có tâm tình, có “hồn sống”, theo lối nói bình dân là cần có “lòng đạo”. Cuộc sống đạo đức phải là môi trường cần thiết để ấp ủ ý tưởng, trau chuốt ca từ và gióng lên những nốt nhạc trong sáng có đủ sức cuốn hút và nâng tâm hồn tín hữu hoà nhập vào vũ trụ thánh thiêng. Tôi tin Phong có mối liên hệ với Chúa thật gần gũi. Trong các bài viết cũng như những lúc gặp gỡ, ngoài các mẫu chuyện về tình bạn, về “tâm sự đời tôi”, hắn chỉ nói về Chúa, về tình thương và sự quan phòng của Ngài, rồi về việc đạo như chuyện giáo xứ, các Cha quen biết, ca đoàn, sáng tác thánh ca, in sách hát, từ thiện v.v… Tôi chưa khi nào nghe Phong đề cập đến những lãnh vực khác như chính trị, kinh tế hay xã hội (dù hắn là giáo sư Xã hội học). Tôi có biết đô-rê-mi nhờ học ở chủng viện, giáo xứ thiếu nhân sự nên cha sở bảo tôi làm ca trưởng. Đôi khi vào các dịp lễ đặc biệt không tìm đâu ra các câu xướng trước phúc âm có phổ nhạc, bí thế tôi bịa đại một vài phách nhạc kiểu “con cóc” cho có mà dùng. Thế nhưng hát lên nghe nó khô khan và rời rạc thế nào ấy. Giờ gặp nhạc sĩ Thế Phong mới vỡ lẽ mình thiếu các yếu tố cần thiết (chuyên môn, năng khiếu, đam mê) đã đành, mà nhất là chưa tạo được bầu khí đạo đức thường xuyên trong cuộc sống để ủ ấp dưỡng nuôi hồn nhạc thánh. (Viết đến đây tôi chợt nhớ dịp Hội Ngộ HT67 Đức Thủy có hát một bài về Đức Mẹ rất hay do chính Thủy sáng tác vào thập niên 80. Đề nghị Thủy ký âm và gởi lên mạng để anh em được hưởng dùng.)

Có âm thanh từ chiếc máy hát nhà bên cạnh vọng sang giới thiệu một bài hát của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương: “Như cơn gió vô tình”. Tiếng cô ca sĩ ngọt ngào và tha thiết diễn tả gì đó về tình yêu đôi lứa tôi không nghe rõ và cũng chẳng quan tâm. Chỉ có cái tên của nhạc phẩm làm tôi chú ý, vì ý nghĩa của cụm từ nầy hoàn toàn ngược lại với điều tôi muốn diễn tả. Gió Trần Gian không hề vô tình. Không vô tình vì bản chất của Gió là tìm tòi, nghĩ suy. Không vô tình vì các bài viết của Gió tràn ngập những tâm tình sâu sắc và gần gũi. Không vô tình vì Gió thường nhắc đến Mạ và hay gọi điện thoại cho Hồng Ngọc. Không vô tình vì Gió phân vân không biết anh em ngoài nầy có “welcome” mình không, để rồi luyến lưu khi chia tay và hẹn lần tới chắc chắn sẽ có chương trình đến Huế khi về thăm Việt Nam…

Huế, 2-9-2009