KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Trường Sơn, HT67

Bước vào ngưỡng cửa Chủng Viện, những cậu học trò đang còn thơ ngây, ngơ ngác như chưa định hướng điều gì, chỉ biết ăn học, chơi đùa dưới sự dạy bảo của các Linh mục. Cứ thế mà tiếp tục đến con đường  “làm ngư phủ đánh cá người”. Có cậu được một năm, hai ba năm và năm bảy năm. Cuối cùng  năm cậu được chọn “làm ngư phủ” trong số chúng tôi, đó là niềm tự hào và hạnh phúc của lớp Hoan Thiện 67.

Tôi còn nhớ thời ấy tôi và các cậu 67 đang còn tuổi hồn nhiên, nghịch ngợm. Mỗi khi Cha Bề trên hay các Cha gọi tên thì rất sợ mình bị loại ra khỏi Chủng viện. Rồi một ngày cuối năm 71 tôi bị gọi ra khỏi nơi ấy.

Có người vì hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, người thì “Ngài không chọn”, kẻ thì về đời tiếp tục học vấn, kẻ thì theo tiếng gọi của non sông nên các hoàn cảnh ấy buộc chúng tôi phải xa cách nhau gần 40 năm nay.

Tôi vào Chủng Viện năm 67 và rời Chủng viện năm 71. Suốt thời gian ấy, có bạn rất thân tôi và cũng có bạn ra đời gặp trên đường học vấn. Rời Chủng viện tôi học các trường Thiên Hữu, Jeanne d’Arc cùng các bạn đồng cảnh ngộ như Trần Văn Dũng, Đức Long, Nguyễn Uý, Viết Xuân…

Mỗi người một hoàn cảnh, vì chiến cuộc tôi lạc vào Tây Nguyên. Ở đây tôi cùng ba cựu Chủng sinh 67 là Lm Ngọc Anh, Trần Dũng và Ngọc Chiếu.

Gần 40 năm xa cách , chúng tôi được các anh em Huế liên lạc báo đi dự hội ngộ Hoan Thiện 67. Anh em Tây Nguyên hành trang lên đường đi hội ngộ tại Huế. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Đại Chủng Viện Sao Biển Nha Trang để đón đoàn Sàigòn. Trưa hôm ấy khoảng 01giờ xe Sàigòn đến. Chúng tôi đón các bạn trong sự vui mừng khó tả mà chưa thể nhận dạng ra ai. “Mày còn nhớ tao là ai không?” Rồi những lời chào hỏi ấy, tôi vật vờ giữa cái sân Chủng Viện rộng mênh mông mà chẳng biết câu trả lời.

KHOẢNH KHẮC

Cố nhớ lại nhưng ảo tưởng bây giờ đã quá xa cách. Khuôn mặt thời thơ ấu mà nay về già đã thay đổi theo thời gian. Rồi khoảng dăm mười phút mường tượng lại: À! Đó là những người bạn của tôi thời Chủng Viện. Ngồi trên chiếc xe ca tôi thầm nhủ: trong hành trình Hội ngộ này, tôi phải tìm lại cho bằng được những người bạn thân thương 67 của mình.

Mơ màng giấc ngủ đêm trên chuyến xe đi Hội ngộ. Trời tờ mờ sáng, vượt hầm Hải Vân. Chúng tôi dừng chân nghỉ tại biển Lăng Cô. Ở đây chúng tôi thư giãn tắm biển và nghỉ ngơi rồi hành trình đến Huế.

Chúng tôi được Ban tổ chức Huế sắp xếp chưong trình ăn ở, sinh hoạt ở Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Huế. Ở đây cũng khá tiện nghi cho việc ăn ở và các cuộc hội họp, sinh hoạt.

Sau Huế, chúng tôi được đi đến Trung Tâm Thánh Mẫu Lavang ở Quảng Trị. Đến đất Mẹ, chúng tôi thấy gần gũi và thân mật hơn. Đêm cầu nguyện tâm tình với Mẹ và cả những lời  tâm sự của các bạn qua bao năm xa cách. Ở đây chắc chắn Mẹ thương và nhậm lời cầu khẩn cho chúng con ngày càng thắm thiết gắn bó trong tình huynh đệ thân thương nầy.

Tạm biệt Mẹ Lavang, chúng tôi đến thăm nhà thờ Thạch Hãn và viếng mộ Hoan Thiện. Rời Quảng Trị chúng tôi lại trở về Huế nghỉ chân. Chiều hôm ấy đến đất Hà Úc là tổ ấm của Cha Luận. Cha ân cần tiếp đón chúng tôi là người bạn, người khách đến thăm cùng những lời chuyện trò tâm sự cha con. Nghỉ qua đêm ở đó, chúng tôi rời Hà Úc đúng 8 giờ sáng và tạm biệt các bạn Huế để vào Nam.

Vào đến Quy Nhơn, lại một lần từ giã các bạn Quảng Thuận và Sàigòn. Xe dừng để chúng tôi trở về Tây Nguyên. Lúc này là lúc cần ghi lại những kỷ niệm thân thương, những lời chào tạm biệt rất cảm xúc và tôi còn nhớ người bạn “Viết Hùng” còn ân cần xách hành trang cho tôi và ngỏ những lời tạm biệt hết sức cảm động.

Bước lên xe về Tây Nguyên, hai trong chúng tôi trầm lắng như luyến tiếc những ngày đã qua. Thời gian ấy đem đến cho chúng tôi những điều gì hết sức thân ái, đầy tinh thần đoàn kết, chan chứa tình bạn của “Cựu Chủng sinh Hoan Thiện 67”.

Ước mong mỗi “Cựu Chủng sinh Hoan Thiện 67” chúng ta sẽ khắc ghi vào tâm khảm những khoảnh khắc, những hình ảnh và những kỷ niệm ấy, làm hành trang cho đoạn đường còn lại của kiếp sống con người:

Ngày ấy đã xa, đã xa thật!

Thời Chủng viện, 40 năm nhớ lại.

Khoảnh khắc “Hội ngộ” nên cất giữ

Đừng để phai nhạt bạn tri âm.