KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Nguyễn Đức Long

Nhân cách và lẽ sống của một con người được dệt nên với bao kỷ niệm, và nó định hình nhờ giáo dục, gia đình, bạn bè và cả những thói quen sinh hoạt thời thơ ấu…

Chính ngôi nhà 11 Đống Đa đã dệt nên trong tôi và bạn bè biết bao ký ức vui buồn của tuổi thơ hồn nhiên, mà giờ đây ở tuổi 46, nó vẫn còn đọng lại thật rõ nét: ngỗ nghịch, phá phách vô tư, học đòi, nổi loạn như bản chất đích thực của nó…

Trong muôn vàn ký ức của tuổi thơ đã phần nào hình thành nên lối sống của chúng tôi hôm nay, tôi không khỏi bùi ngùi khi nhớ về quý Thầy, đặc biệt hai Cố Tây, đã dạy dỗ và giáo dục chúng tôi thời ấy: cha Petitjean và Oxarango.

Năm 1968, cha giám đốc TCV là cố Đức Ông Phaolô Lê văn Đẩu muốn đổi mới và nâng cao chuyện học hành của các chú, đã mời 2 cố Petitjean và Oxarango phụ trách giờ Pháp văn lớp đệ Lục. (Thực tế dân chủng viện chúng tôi chỉ tự hào được năm ba câu tiếng Pháp. Toán, Lý, Hóa gần như số không).

… Chúng tôi thật sự rùng mình ớn lạnh và ngỡ ngàng khi lần đầu tiên tiếp xúc với các Ngài: Khổ người “hùng vĩ”, phong cách nghiêm nghị làm cho đám con nít chúng tôi sợ hãi và tự ti. Những giờ học đầu tiên thật sự là một cuộc tra tấn đối với chúng tôi: “En francais!”. Như “vịt nghe sấm”, chúng tôi miệng há hốc, tâm thần bấn loạn, không dám nhìn thẳng. Cha Petitjean, bàn tay! Ôi bàn tay hộ pháp mà chúng tôi chưa bao giờ thấy, sẳn sàng tặng ngay cho cậu nào mơ mộng, chia trí và nhất là “s’endort”! Nhiều học sinh lớp Đệ Lục B đều có dịp cảm nhận bàn tay ấy qua bài “Meunier, tu dors”! Từ chỗ sợ hãi, chúng tôi ngấm ngầm chống đối và kháo nhau: thực dân, vô cảm, bàn tay sắt… Đấy thật sự là một sự trả thù hồn nhiên cho sự nghiêm khắc của các Ngài!

Tuy vậy, từ lúc nào không biết, trình độ tiếng Pháp của chúng tôi hoàn thiện dần lên, chúng tôi có thể trò chuyện, đối đáp và giờ học bắt đầu sinh động. Thỉnh thoảng còn được xem phim, tặng quà, khen ngợi. Những cái nhìn lấm lét dần dần được thay thế bằng sự cảm kích, gần gũi yêu thương. Tôi nhớ có một lần, đang đứng chơi trước véranda thì bất chợt hai ngài cùng đến, chưa kịp chào hỏi, tôi đã bị cha Oxarango hỏi ngay “Un vieux cheval, au pluriel?”. Tôi phản xạ thật nhanh “Des vieux chevaux!”. Cha Petitjean nhìn tôi tự hào và không ngần ngại phóng một ánh mắt tự đắc về phía cha Oxarango!!??... Tôi là học sinh lớp B của cha Petitjean mà!

Sau năm 1975, các Cha vẫn còn ở lại Huế một thời gian ngắn, sau đó rời khỏi Việt Nam. Cho đến bây giờ chúng tôi không còn biết tin tức gì của các Ngài, nghe nói các Cha lại đã đi đến một phương trời truyền giáo xa xăm nào đó để tiếp tục sứ mạng dạy học và đào tạo.

Những ký ức về thời thơ ấu của chúng tôi dưới căn nhà thân thương Chủng viện không bao giờ tách rời khỏi hình ảnh đáng kính của các Ngài. Chính phong cách nghiêm nghị, lòng tận tụy hi sinh và lòng yêu mến nơi các ngài đã hình thành nên con người của chúng tôi hôm nay. Luôn nhớ về các Cha với hình ảnh một người thầy mẫu mực, hết lòng yêu thương và luôn tỏ thái độ cầu toàn đối với học sinh.

Xin thắp một nén hương để tưởng nhớ hai Thầy đã in đậm dấu ấn trong những tháng ngày chúng tôi chập chững bước vào đời.

 20.11.2002