KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Nguyễn Viết Hùng, HT67

Ngày xửa ngày xưa, mùa đông năm 1955 tại ngôi làng nhỏ, nằm nép góc cuối của nội thành Huế,_ cũng may nó được nhiều người biết đến nhờ ở gần cái đồn lính, gọi là Đồn Mang Cá. Không biết vì đâu nó có cái tên là Tây Linh. Có phải chăng nó nằm phía Tây của nội thành? hay là thời Tây có người Tây ở???_  Khoảng canh hai, hàng xóm nghe tiếng khóc chào đời của một thằng bé mà mãi đến khi có trí khôn hắn mới biết hắn tên là Hùng. Vậy là hắn đã được “Làm” người, làm con của ba khi đó là quân nhân, mẹ cũng như các bà mẹ khác làm nội tướng và làm em của bốn anh chị, sau đó mấy năm nó được làm anh của hai thằng em trai. Sinh ra ban đêm nên có lẽ nó gặp vì sao xấu. Nó ốm o, hay khóc nhè; Có lẽ gặp sao xấu thật nên hắn xấu trai nhất nhà và xấu số nhất trong đám bảy anh chị em, ai cũng có sữa uống đầy đủ, tới phiên hắn thì lại thiếu trầm trọng. Chắc vì vậy mà mãi tới giờ chưa một lần nó vượt được ngưỡng năm mươi ba ký. Nhưng nó vẫn còn chút an ủi là nó vẫn luôn khỏe để sống và mạnh để bước vào đời.

Đến tuổi đi học, cũng như hầu hết dân trong làng, nó “làm” học sinh tiểu học trường làng có tên của vị Thánh Tử Đạo: Hồ Đình Hy. Trường của giáo xứ nên giáo viên toàn là các chị dòng Mến Thánh Giá. Chắc ai cũng biết, đã là các chị thì hay xúi học sinh đi tu, đồng thời hầu như cha mẹ nào cũng đông con nên muốn đẩy được đứa nào thì đẩy cho nhẹ tội. Hắn không nằm ngòai chương trình đó, kể cả trong bảy anh chị em thì hết sáu đứa đều được gởi vào nhà tu; tu thử, tu thiệt, tu dòng, tu triều đủ cả. Nhưng rốt cuộc cứ từ từ rơi rụng, chỉ còn lại người chị lớn là đắc đạo. Tôi nhớ không lầm thì trường Hồ Đình Hy sản sinh ra nhiều tu sĩ, nhưng hình như không nghe cha nào là cựu học sinh của trường cả, chỉ có chăng là có các chị thôi.

Ngày xách vali vào chủng viện, sau đợt thi thử, Tây Linh trúng tuyển khá đông. Cha mẹ, bà con vui mừng phấn khởi làm cho thằng nhỏ thêm chút tự tin để bước vào con đường “Làm chú”. Chưa được bao lâu thì hắn cảm thấy lo lắng, vốn liếng tri thức của cậu học sinh trường làng, với hạng thứ trung bình, vất vả để bươn theo; đạo đức thì đâu được như con của mấy ông trùm họ, hắn chới với, có khi hắn thấy thiếu trầm trọng.Trong các môn hắn sợ nhất là môn Pháp văn. Tiếng là dân ở Tây… (Linh), nhưng tiếng Tây thì không biết tiếng nào.Tiểu học trường làng hồi đó có ai dạy cho tiếng Tây tiếng u gì đâu. Nhập môn đã ú ớ, lại xui gặp phải tay “sát thủ” (nói hơi vô phép chút) là cố Oxarango. Mấy thằng nhỏ đã không biết gì, thế mà Ngài cứ mỡ miệng là nói “tiếng lạ”, làm thằng nhỏ “tím tái”, mất phương hướng, hết tự tin. Hắn lơ mơ nghĩ: Chọn “Lầm” rồi con ơi! E là không qua nỗi con trăng này rồi... Để an ủi thì hắn nghĩ có phải mình chọn đâu mà lầm? Trước hết là cha mẹ chọn cho mình mà! Sau đó qua kỳ thi thử mấy cha chọn mình mà! Thôi thì “Lỡ“ làm chú rồi phải ráng thôi, ráng chừng nào đứt dây ’n…’ thì thôi chứ biết răng chừ. Ngòai môn “tiếng lạ” hắn còn dở nhiều thứ, một trong những cái dở đó thì cái cơ bản nhất là chữ viết, không biết hồi tiểu học hắn học cái chi mà hắn viết chữ quốc ngữ mà như chữ Hán, mèo cào chắc còn rõ hơn. Thế là hắn bị cha linh hướng lúc đó là cha Lộc “làm việc”, bắt phải tập viết chữ lại coi cho được chứ, lỡ sau viết văn thư cho Tòa Thánh làm sao Đức Thánh Cha đọc được? Vậy là với sự răn đe hắn ngày đêm hí hoáy tập viết lại, cũng may hồi đó ngồi gần Hảo, chữ viết của hắn so với mình thì “nhất xóm” rồi ,nên cứ thế “copy” mẫu. Tạ ơn Chúa, “lâu rồi đời mình cũng qua”.

“Lạ!” Hắn thấy mình không có gì hay ho: đạo đức thì cứ “lù mù”..., học lực thì cứ mãi ‘lê lết’…Vậy mà sao cứ mỗi đợt cha bề trên tập họp để “phát bao thư nước mắt” hắn vẫn không có “bao” nào??? Hay không bằng hên chăng? Có thể vì hắn thấy mình thua sút anh em nên tính tình trở nên nhút nhát, hiền lành và kiên trì cố gắng, để rồi cuối cùng hắn thoát trót lọt qua bảy năm làm “chú”???

“Thích”. Trong thời gian bảy năm làm chú, hắn thích đủ thứ (trừ các môn học), các môn thể dục thể thao hắn không từ một môn nào, có món nào hắn chơi món đó. Mê thì có mê, nhưng không món nào xuất sắc cả. Đá banh thì không có tên tuổi như “Huy cày”, “Cương cứng”… Bóng bàn thì không thắng nỗi Trần Minh Phước, Cao minh Dung… một ván. Bóng chuyền thì chỉ biết bắt bóng và chuyền bóng chứ không đập nỗi… Bóng rỗ thì xông xáo nhưng ném rổ thì…hên xui. Về các môn năng khiếu, hắn đều mê như đàn hơi hắn cũng thích lắm, nhưng ngại ngùng khi xin đăng ký học, thấy anh em mới vào học phải đàn trên tấm ván có vẽ phím… thế là rụt giò. Đến thời thấy Hà đánh trống, khoái quá, cũng thích đăng ký học, nhưng cũng không vượt qua được khi thấy phải ngồi gõ trên tấm ván, mà đã gõ ván thì ở lớp thiếu gì bàn để gõ, vậy là hắn không học được miếng nào.  “Trời không phụ lòng”, mãi cho tới năm lớp 11, 12 may mắn được làm ban văn nghệ, có chìa khóa kho, trong đó có bộ trống cũ, thế là hắn tha hồ gõ trống thỏa thích các điệu mà lâu nay mãi mê nghe, nhìn Hà đánh và cứ thế ấp ủ cho tới sau 75 khi ở ĐCV Xuân Bích, hắn mới lập được ban nhạc riêng, với bốn thành viên, tiếng tăm lừng lẫy một thời… ngắn. Giờ chỉ còn sót lại tay đàn đệm là Nguyễn Luận, nhưng giờ không đệm đàn nữa mà chỉ huy dàn nhạc giao hưởng giáo xứ.

Hết thời “làm chú” tưởng là hắn rớt đài vì trong bảng báo kết quả thi tú tài không có tên hắn; ”tái mặt”, đang chuẩn bị thi lại đợt hai thì có bảng báo xét lại, may quá có tên hắn, và không ngờ hắn có tên lên đại chủng viện. Vậy là hắn sang trang mới “làm thầy”. 

Lê lết, vất vả trong môi trường mới chưa được bao lâu thì biến cố 75 xảy ra. Cha bề trên kêu vào, phát cho mỗi đứa ở xa tiền máy bay để về nhà, chen lấn mua mãi mà không được, hắn đành nằm chờ ở đại chủng viện Hòa Bình, chờ…chờ mãi … cho tới lúc Đà Nẳng  giải phóng mới thôi. Đang không biết đi đâu, làm gì, vì kiếm đường vào Nam (khi đó chưa giải phóng) thì khó khăn, không biết có qua được ngưỡng NhaTrang không, mà ở lại thì sao đây, đang mịt mờ thì thấy cha Nghiêm (hồi đó còn làm thầy) từ Huế chạy xe Honda vào Hòa Bình, họp lại các thầy thuộc địa phận Huế và truyền đạt lại bức thư của Đức Cha Điền, kêu gọi con cái của địa phận, ai muốn ra lại với địa phận thì địa phận luôn dang tay rộng mở để đón nhận. Thế là hắn và nhóm 67 còn lại 5, 6 người lên xe ra Huế.Trong một năm mà được ở hai ĐCV cũng khá là hy hữu.

Trong thời gian ngắn, chỉ có ba năm, tháng mười 78, thì hắn vác balô về nhà. Tuy chỉ ba năm nhưng hắn cũng nếm đủ mùi làm thầy trong thời xã hội chủ nghĩa. Cũng đi xứ được sáu tháng thì bị đuổi về chủng viện; sau đó cũng vừa học vừa lao động như mọi anh em: làm ruộng, nấu dầu tràm, chăn bò…

Chắc cũng nhờ vậy mà khi về lại với gia đình, trong thời mà cả nước đói khổ, hắn cũng lây lất qua được. Lăn lộn trong môi trường mới lắm lúc hụt hẫng, chỉ biết tận dụng khả năng trời cho, chứ trong người chẳng có “mảnh bằng” nào lận lưng. Lăn đủ vòng, làm đủ nghề nhưng cũng chẳng có gì khá hơn, vì tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Lắm lúc hắn cảm thấy mười năm qua  hắn đi “lầm” đường. Vì mớ kiến thức và tu đức lấu nay hắn luyện chẳng ăn nhập vào đâu, không biết “xài” ở chỗ nào nữa. Đúng với câu ‘lỡ Eng lỡ Thằng‘.

Không “làm thầy” được, nên đến năm 84 hắn quyết phải làm ‘chồng’ cho được mới thôi, dù mọi thứ chưa có chi gọi là ổn định, nghề ngỗng cũng không; tiền bạc thì số không to tổ bố….vậy mà hắn cứ phải làm ‘chồng’ không như thời nhỏ chẳng quyết gì cả mà vẫn được làm ‘chú’ rồi lớn lên được làm ‘thầy’. Hình như nhờ cái thời ấy hắn quen với việc “lầm lũi” , “lỳ lợm” nên chừ hắn  sinh ra “liều” thì phải. Mà không liều sao được? Sống thì phải “làm” cái chi đó chứ? Lông bông hoài người ta nói mình ”bóng” thì khốn… Vậy là hắn làm chồng. “Sướng” chưa được bao lâu thì năm sau hắn lên chức “làm cha”. Thường người ta lên chức thì sướng chứ, nhưng hắn lên chức thì thấm đòn vất vả. Vì “sao xấu” cứ mọc mãi mà không chịu tắt. “Xui!!!” cưới phải con vợ, chung chung cái chi cũng coi được, chỉ có nhiệm vụ đẻ con là “dở ẹt”, người ta đẻ “rẹt rẹt”, còn bà thì cứ phải “phanh thây” mới chịu, gặp thời buổi khó khăn, chậm tiến mà cứ phải đụng tới dao kéo thì thiệt là rắc rối. “Te tua”… “chán nản” hắn lại rơi vào nghĩ ngợi lung tung. Lại một lần nữa chọn “lầm” ???  

Thiệt là “lâu rồi đời mình cũng quen”. Làm chồng, làm cha tuy thời gian đầu cũng không phải dễ, cũng lắm nhiêu khê, nhưng rồi cũng quen như hồi làm chú, làm thầy lo lắng sợ sệt… nhưng cứ thế mà lết, lết tới mười năm. Cũng vậy hắn lê lết làm chồng, làm cha tới mười năm sau, tái phong chức cha thêm một lần nữa. Sau mười năm kinh nghiệm, lần này hắn thấy nhẹ nhàng hơn, tỉnh táo hơn và hắn thấy hình như vì sao xấu đã bớt chiếu trực diện vào hằn rồi. “Lầm”…?, nhưng “lỡ” làm thì cứ thế phải làm thôi chứ hết đường để lựa. Thấm thoát đến giờ hắn đã qua được hai mươi lăm năm. 

Tạ ơn Chúa.

Trong đợt thi đua viết bài để lên báo cho kịp lễ bổn mạng lớp, hắn không biết viết chi. Văn vẻ thì không có, may ra có chút chút thì lâu nay đem chôn theo với mớ gạch, cát, bêtông. “Rặn” mãi mới ra mớ bòng bong về một thời đã qua theo hệ tam diễn của hắn để “phét” với anh em cho vui. Xin miễn luận tội hắn nghe. Cái “làm” mà hắn nói, thì hầu như anh em nào cũng làm như hắn, thậm chí còn làm nhiều hơn và còn hay hơn hắn nhiều… Cái “lầm” mà hắn nói thì còn “lập lờ” vì không biết có lầm không. Nhưng cái “lỡ” thì hình như hắn thấy có. Lỡ thời, lỡ vận, lỡ vô, lỡ ra, lỡ eng, lỡ thằng, lỡ tùm lum từa lưa … Cũng như lỡ viết bài rồi thì…  gởi đăng tập san  thôi. Amen.