KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Lê Xuân Hảo, HT67

Thân tặng Viết Hùng

Từ ngày mạng “Hoanthien67” được khai sinh, anh em 67 có nơi để gặp gỡ và trao đổi thông tin rất thuận tiện. Dù đang ở đâu, đồng bằng hay miền cao, thị thành hay vùng hẻo lánh, trong nước hay hải ngoại, khoảng cách không gian và địa lý không còn ngăn cản được bầu khí huynh đệ hiệp thông của Lớp HT67. Vì thế “trụ sở” nầy là nơi thường lui tới của anh em.

Tuy nhiên, người thường xuyên thăm viếng và lên tiếng ở “phòng hội” nầy nhiều nhất có lẽ là Viết Hùng. Tôi mở hộp thư điện tử của mình xem thử:

- Ngày 14-7 Hùng đưa tin “Mới truy lùng ra thêm một ‘tội phạm’ nữa và có được hồi âm, xin gởi để các Cha và anh em biết mà lục tìm trong ký ức.”

- Ngày 5-12 lại thông báo “…Vậy là còn 6 ngày nữa là đến ngày hội gặp mặt toàn quốc… Năm nay Sài Gòn đăng cai tổ chức và chủ xị là “Người đặc biệt” Vũ Quang Hà… Rất mong gặp lại thật nhiều chiến hữu…

- Ngày 10-12 thì tường thuật “Dõi theo bước anh em về mừng Bổn mạng Lớp. Hôm nay 10-12 anh em đã vào tới Quảng Thuận lúc 20 giờ 15… Vài tin thông báo… Mến chào.”

- Ngày 19-12 vắn tắt “Gởi anh em hồ sơ bổ túc PĐKNT của Bích, mấy anh em Cam Ranh, An Phong mới có hình, và người mới là Lượng. Chào.”

- Ngày 24-12-09 Hùng viết “…Hòa vào niềm vui chung của toàn thể anh em, Hùng và gia đình cũng cầu chúc các Cha và toàn thể anh em một mùa Giáng sinh thật nhiều hồng ân và năm mới tràn đầy ơn thánh. Mong càng ngày anh em càng gần nhau hơn.”

…………………

Trên đây là một số trong rất nhiều email của Viết Hùng trên mạng “Hoanthien67”. Với lời lẽ vui tươi, nhẹ nhàng dí dỏm, Hùng đưa tin, chuyển tiếp, tường thuật, thông báo, mời gọi… hay nhiều khi đơn giản chỉ alô vài tiếng để “có tiếng có tăm cho vui cửa vui nhà”. Chính vì vậy anh em đặt cho Hùng cái tên thật tượng hình mà cũng thật gần gũi: “Thằng Mõ”.

Rồi tôi “on line” thử tìm đến “Bách khoa toàn thư Wikipedia” để tìm ý nghĩa của từ “Thằng Mõ”. Từ điển ghi:

“Thằng mõ là người có nhiệm vụ gõ mõ và thông báo theo chỉ thỉ của các chức sắc trong các làng  cổ Việt Nam. Công việc của anh ta là đi khắp làng gõ mõ gọi dân làng đến tề tựu ở sân đình để nghe những tin tức mới xảy ra trong làng. Ngoài công việc trên, người này có nhiệm vụ khác là tuần phòng ban đêm và gõ từng hồi mõ báo hiệu giờ giấc dưới sự hướng dẫn của viên chức và các tráng đinh trong làng. Người này làm việc này không có lương bổng …”

Như vậy, theo giải thích nầy, chúng ta thấy Thằng Mõ có 2 nhiệm vụ chính, đó là: đưa tin, mời gọi hội họp và tuần phòng, giữ giờ vào ban đêm. Khi tôi đã có trí khôn, vào thập niên 60, vẫn còn thấy có người cầm loa bằng kẽm đi khắp các ngõ hẻm để mời toàn dân hội họp hay rao chuyển thông tin của làng xã. Còn trong các phim Trung quốc nhiều lúc chiếu cảnh có ngưởi cầm đèn đi tuần ban đêm, thỉnh thoảng lại hô lớn “Thời tiết khô hanh, coi chừng củi lửa”.

Công việc trên xem ra có vẻ tầm thường, nhưng thực tế nó đã đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Chính vì thế vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497) đã viết bài thơ ca ngợi Thằng Mõ như sau:

"Mõ này cả tiếng lại dài hơi,

Mẫn cán ra tay chẳng phải chơi.

Mộc đạc vang lừng trong bốn cõi,

Kim thanh rền rĩ khắp đòi nơi.

Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,

Làng nước ai ai phải cứ lời.

Trên dưới quyền hành tay cắt đặt,

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi."

Hiện nay, với các phương tiện truyền thông tối tân, người ta không cần phải lội bộ quanh làng để alô nữa. Cũng không cần thức đêm để nhắc nhở mọi người cảnh giác về hỏa hoạn, vì nhà cửa bây giờ bằng bê-tông cốt thép và đa số nấu nướng bằng khí “gas”.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn có điều gì tương tự giữa Mõ 67 và Thằng Mõ năm xưa.

1. Mõ xưa có nhiệm vụ mời hội họp, Mõ 67 cũng có nhiệm vụ nối kết anh em, giúp mọi người trong Lớp ngày càng gần gũi gắn bó với nhau hơn (cũng chính là ước nguyện của Viết Hùng, như nội dung các email).

2. Còn về việc cảnh giác hỏa hoạn thì thời nào cũng phải nhắc nhở, thậm chí thời đại chúng ta đang sống còn cần phải ý thức nhiều hơn, vì tuy không cháy nhà nhưng lòng ích kỷ, sân si, thù hận rất dể dàng thiêu rụi các mối quan hệ trong xã hội hôm nay.

Như vậy, sự nhiệt tình, tích cực, dấn thân của Mõ Viết Hùng có mục đích qui tụ, kết nối và cổ võ tình huynh đệ. Đồng thời cũng nhắc nhở mọi thành viên 67 cố gắng ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng ngôi nhà 67 vững chắc và khang trang hơn.

Tôi có 2 điều ấn tượng về Mõ Viết Hùng.

Trước hết, Mõ 67 thường lên tiếng nhưng chưa khi nào gây “ồn ào”. Ồn ào theo nghĩa cố chấp bảo thủ ý kiến của mình, gây xung khắc với người khác, hay to tiếng tranh luận cãi vã với anh em. Ý thức nhiệm vụ nối kết và “gìn giữ hòa bình”, Mõ luôn ăn nói đúng mực, trung thực và hiền hòa vui tươi, nhưng nhiều khi không kém phần sâu sắc, để bảo toàn bầu khí ấm cúng của Gia đình 67.

Điều thứ hai là “ngôn hành đồng nhất”: Mõ 67 không chỉ có mặt trên mạng “ảo” mà trong thực tế đời sống Mõ cũng luôn tích cực hiện diện với anh em trong các buổi hội họp hay nỗ lực kề vai gánh vác các công việc chung. Vai trò của Mõ trong những cuộc hội ngộ gần đây đã minh chứng cho nhận xét nầy. Thế rồi địa chỉ 45/65 Trần Huy Liệu, P12, Q Phú Nhuận lại là nơi mà anh em ở xa khi có dịp đến Sài Gòn thường tìm đến để dừng chân. Bởi lẽ căn nhà dù nhỏ bé, với diện tích nền đất chưa đầy 30 mét vuông, nhưng lại có một “không gian” quá rộng rãi và thân tình. Không gian nầy còn giúp người mới đến cảm thấy tự nhiên và gần gũi hơn nhờ nụ cười Siu Black bao la bất tận của Mõ Bà. Chúng ta thử nghe ý kiến của Dương Thế Phong trong bài viết “Tâm sự hậu trạm”:

…“Trưa 18/8, vừa xuống phi trường Tân Sơn Nhất, tôi nhớ ngay lời dặn dò của Viết Hùng: ‘Nhớ gọi điện cho tui để tui chạy ra gặp ông, nhà tui gần phi trường mà’.”

…“Lộc và tôi đến nhà Viết Hùng vào khoảng sau 1 giờ 20 chiều. Hùng và gia đình đã ăn trưa nên anh em không ra ngoài ăn. Nhìn thái độ chị Xuyên vui vẻ tiếp đón và nhanh nhẹn nấu mì cho Lộc và tôi ăn, tôi nghĩ thầm trong lòng: ‘Thằng Cương nhận định hay quá!’ Nghĩ sao nói vậy. Tôi nói với hai vợ chồng Hùng: ‘Thằng Cương đúng quá! Đúng là nhà nhỏ nhưng mà trái tim lớn’.”

Tóm lại, bằng lời nói và việc làm, Mõ Viết Hùng luôn nỗ lực để đạt được ước nguyện canh cánh trong lòng, đó là “Mong càng ngày anh em càng gần nhau hơn” (email ngày 24-12-2009).

Tuy nhiên, có người đặt câu hỏi: Gần nhau để làm gì? Hội họp HT67 có ích lợi chi? và đâu là mục đích?

Thật vậy, trong nhịp sống sinh động cuồn cuộn như thác lũ hôm nay, ngồi lại để hoài niệm về một vài hình ảnh trong quá khứ là thiếu thực tế và bất hợp lý. Rồi mỗi người cũng có thể tìm đến những nơi chốn khác (như Nhóm, Câu lạc bộ, tụ điểm giải trí v.v…) vui vẻ, nhộn nhịp, phủ phê, sung túc, hay trí thức, bóng loáng và hoành tráng hơn nhiều. Tại sao phải qui tụ ở “Hoan Thiện Sáu Bảy”?

Tôi nhường câu trả lời cho An Phong (trong bài “Đi mô cũng nhớ về Hoan Thiện”) như sau:

“ …Ui cha, ngồi mà kể ba chuyện lặt vặt thì biết đời nào mới xong. Tuy nhiên, cũng chính những ký ức vụn vặt nầy mà được nhà khảo cổ tâm lý đào lên, như những miếng xương gãy vụn, những mảnh sành manh mún của tâm hồn. Ráp lại thành những con khủng long của tinh thần, những hũ sành quý giá của hạnh phúc. Nhờ đó tạo nên một con người, trưởng thành từ lòng yêu thương của bạn bè, hầu biết trách nhiệm của mình là tán phát niềm yêu thương đó tới gia đình, cộng đoàn, đất nước… ”

Minh Phước trong email cho tôi ngày 17-1 vừa qua lại giải thích:

“ …Mình cũng nghĩ như H là vn liếng vào đời của tụi mình có được bao nhiêu là nhờ những năm ở HT, trong tiềm thức chắc ai cũng nghĩ như vậy. Và cũng chính vì vậy mà mình gắn bó với nhau và lúc nào cũng muốn tìm lại với nhau phải không?”

Còn Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải, vị Bề Trên cuối cùng của TCV Hoan Thiện, trong bài giảng lễ dịp “Hội Ngộ Thầy trò ” 22-7-2009 thì xác định rằng: vì CCS đang sống trong một truyền thống hay tinh thần, mà ngài gọi là “một dòng chảy”. Cha Phêrô nói:

“Dòng chảy TCV Huế đã có từ hơn 200 năm về trước. Nếu chúng ta để ý thì trong dòng chảy nầy có những vị Bề trên tử đạo như Cha Jaccard Phan, và có những chủng sinh tử đạo như Tôma Thiện. Rồi đến thời anh em đi tu, TCV được mang tên Hoan Thiện; hai vị thánh tử đạo: Linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan và chủng sinh Tôma Trần Văn Thiện. Như thế chúng ta có thể nói rằng: Dòng chảy của TCV Huế là dòng chảy làm chứng và bảo vệ Đức Tin.” Ngài cho rằng cựu chủng sinh là những người dù ngắn hay dài cũng đã được ở trong dòng chảy nầy, dù ít hay nhiều cũng đã được sống trong truyền thống cao quý và hào hùng ấy. Ngài tiếp: “Đó là thời gian anh em được tôi luyện, được đào tạo. Để rồi có người được chịu chức Linh mục là  hiến trọn cuộc đời để phụng sự Chúa và phục vụ mọi người. Và đa số anh chị em, những giáo dân, được Chúa tung vào đời cũng là để làm chứng cho Tin Mừng, đặc biệt trong đời sống gia đình”.

Chúng ta có thể thêm rằng: vậy mỗi lần CCS gặp gỡ nhau là dịp để ý thức và làm sống lại tinh thần cao đẹp đó mà chu toàn sứ mạng đã được giao.

Cùng ý nghĩa với những câu trả lời trên, mà mỗi người diễn tả mỗi cách, tôi xin phép được kết luận vắn tắt như sau:

Tìm về quá khứ, đơn giản chỉ vì “Lá rụng về cội”. Như cây mọc lên từ đất cuối cùng mục nát và trở về với lòng đất. Đây chính là định luật của thiên nhiên. Một thực tế bao trùm cuộc sống con người; không đơn thuần là một triết lý vụn vặt hay một suy tư viễn vông. Nó chi phối và hướng dẫn toàn bộ cuộc sống hiện tại của con người.

Đây cũng chính là ý nghĩa của tôn giáo: Tôi tin gì thì cuối cùng tôi sẽ trở nên như thế. Nếu anh cho rằng anh xuất phát từ vật chất hay một con vật nào đó thì cuối cùng thế nào chưa biết, nhưng trong hiện tại chính sự tin tưởng đó khiến anh hành động và ứng xử như điều anh tin tưởng.

Hay suy nghĩ vẫn vơ nên có lần tôi tin rằng thủy tổ của tôi là loài Heo, Heo, Heo. Thế là thời gian đó tôi sống lười biếng, bên tha, và buông thả vô độ. Có lần tôi nghĩ tôi xuất phát từ Gà, Gà, Gà. Và tôi ứng xử như gà: bươi móc, đấu đá, giành giật những con bọ, con giun từ những vũng bùn nhơ uế.  Lại có lần tôi nghĩ tôi là hậu duệ của Chó, Chó, Chó. Thế là tôi cắn xé những người “không giống tôi” mà tôi cho là Mèo. Không tin các bạn cứ thử “thực nghiệm” rồi sẽ thấy.

Những sự việc phi lý và đau lòng xảy ra gần đây trên đất nước nầy cũng là bằng chứng xác nhận điều tôi đang nói: Làm sao trông mong ai đó hành xử cho ra người khi họ tin rằng thủy tổ của mình chỉ là một con vật?!

Vậy tắt một điều: Anh em HT67 thường cùng nhau quay về với “dòng chảy Hoan Thiện” chỉ vì dòng chảy nầy có những vị thánh anh hùng, và rồi qua chính Đức Kitô, chúng tôi ngược dòng chảy đến tận nguồn cội, chắc chắn sẽ gặp được Thiên Chúa Tình Yêu, là Nguyên Thủy và Cùng Đích của con người.

Tin tưởng như thế, chúng tôi cố gắng sống cho xứng đáng với chức phận của mình, là con Thượng Đế. Từng ngày anh em chúng tôi nỗ lực vươn lên từ sự nặng nề của xác thịt. Chúng tôi có thể phân định được điều tốt điều xấu; hỗ thẹn khi mình sai lỗi; biết qui phục sự thiện; biết đứng lên khi vấp ngã; nhất là biết nhận ra người bên cạnh là hình ảnh của Thượng Đế và là anh em của mình… Như vậy, trần thế nầy chính là hình ảnh của thiên đàng mai sau mà chúng tôi phải nỗ lực xây dựng hôm nay.

Cuối cùng, xin cám ơn tất cả anh em đã cùng hội ngộ trong tinh thần Hoan Thiện.

Xin cám ơn Mõ Viết Hùng đã dấn thân phục vụ anh em với trách nhiệm là người Alô và gìn giữ bầu khí an hòa của Gia đình HT67.

19-1-2010