KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

 

Trần Minh Phước

Cha Bề Trên Phaolô Lê Văn Đẩu (1912-1996)

Bốn mươi ba năm sau, hình ảnh của Cha Bề Trên đầu tiên trong đời làm “Chú” của tôi vẫn còn in dấu vào ký ức.

Năm ấy, chập chững bước chân vào Lớp 7, cái gì ở Chủng viện đối với tôi cũng mới mẻ, lạ lùng: hành lang, lớp học, sân banh, đám bạn mới, các Cha giáo và nổi bật hơn cả là Cha Bề trên P. Lê Văn Đẩu.

Tôi vẫn còn nhớ rõ tấm áo chùng thâm cổ điển cài xéo một bên, khuôn mặt nghiêm nghị nhưng đầy đức độ. Người Cha thông thái, đạo đức, hiểu được nhiều thứ tiếng ngoại quốc đó đã dìu dắt anh em chúng tôi một đoạn đường dài đầu đời ở Chủng viện. Hình ảnh Cha, lúc ở hành lang, lúc dâng thánh lễ, lúc vào phòng ăn, lớp học, lúc nào cũng như một điểm tựa, một ngọn đèn sáng cho chúng tôi đi theo trên đường tu học. Chỉ có một vài lần trong năm học, trước các dịp nghỉ hè, lúc ngài vào lớp với danh sách của các anh em mà “ơn gọi chỉ đến được đây”, lúc ấy chúng tôi mới thấy thấm thía mấy câu thơ của Hàn Mạc Tử: “Run như run thần tử thấy long nhan, run như run hơi thở chạm tơ vàng...” mà một vài anh em như Nguyễn úy vẫn còn nhớ mãi! Một an ủi lớn lao cho tôi là vẫn còn giữ được liên lạc với ngài sau ngày tôi từ giã Chủng viện, nhất là những năm tháng khó khăn sau 75, lúc ngài đã trở về làm Cha sở trông coi một xứ đạo nhỏ.

Nhân gian không thiếu gì những câu ca dao tục ngữ để nói lên công ơn của các bậc ân sư. Văn chương một chút thì có “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, hay là nói cho bình dân hơn nữa là “Không thầy đố mầy làm nên”. Bởi vậy, tôi xin thắp lên một nén hương lòng ở đây cùng với tất cả anh em Hoan Thiện 67 để nói len tâm tình tri ân của chúng tôi đối với Cha Bề Trên P. Lê Văn Đẩu và cùng với tẩt cả các Cha giáo sư khác: Cha Nguyễn Văn Bính, Cha Hồ Văn Quý, Cha Trần Văn Lộc, Cha Trần Trọn, Cha Nguyễn Đức Vệ, Cha Nguyễn Hữu Giải, Cha nguyễn Đình Cẩm, Cha Lê Văn Cao, Cha Nguyễn Văn Quý, Cha Trần Văn Thời, Cha Nguyễn Văn Giáo, Cha Lê Văn Hồng, Cha Nguyễn Như Thể. Các ngài đã đào tạo chúng tôi trên một đoạn đường dài về mặt văn hóa lẫn đạo đức. Những gì chúng tôi có được hôm nay, tôi nghĩ phần lớn là nhờ ở giáo dục Chủng viện. Chính nhờ đó mà anh em chúng tôi luôn gắn bó và tìm về với nhau.

■ Cha Bề Trên Têphanô Nguyễn Như Thể

Hình như một trong những Ân sư mà tôi thường nghĩ đến nhiều nhất là cha Bề Trên Têphanô Nguyễn Như Thể, nay là Tổng Giám mục TGP Huế. Làm sao quên được hình ảnh trầm tĩnh, điềm đạm pha lẫn một chút nghiêm nghị đó! Hầu như chưa bao giờ tôi thấy ngài nóng giận hay la mắng ai. Vậy mà anh em chủng sinh chúng tôi từ nhỏ tới lớn, ai cũng kính nể ngài cả! Cái uy chắc là chỗ đó.

Năm 1967 ngài dạy Pháp văn cho Lớp 7B chúng tôi một năm rồi sau đó du học ở Pháp (cùng một lúc với Cha Trần Văn Hoài đi Ý mà sau nầy tôi có dịp gặp lại ở Paris, khi ngài đang vận động thành lập Phong trào Giáo dân Việt Nam hải ngoại). Năm 1972 ngài trở về làm Bề trên Chủng viện đến năm 1975. Ở ngài tỏa ra một sự khôn ngoan trầm lắng, đắn đo rất đặc biệt. Kỷ niệm của lớp HT67 mà tôi còn nhớ là chuyến đi về làng Cây Da với bác sĩ Hoa, em Cha giáo Trần Văn Lộc, thăm bệnh cho Bà Cụ cố, Mẹ của Cha BT. Ngài cũng là vị giáo sư cuối cùng mà tôi chào từ giã khi rời Chủng viện. Tôi còn nhớ mãi buổi trưa hè tháng 8 năm 74 đó: Sau mấy ngày tĩnh tâm ờ Dòng Kín Phú Xuân cùng với anh em trước khi vào Đại chủng viện, tôi đến gặp ngài để xin đi một con đường khác vì cảm thấy mình không còn ơn gọi nữa (muốn làm LM mà không có ơn gọi thì khó quá! Mà làm một LM thánh thiện thì lại càng khó hơn nữa. Tâm tình nầy tôi có trao đổi với Nguyễn Đức Thủy trong dịp gặp nhau hồi tháng 8/2009 ở SG). Tôi Thưa với ngài có lẽ tôi sẽ xin đi du học ở Pháp sau đó. Tôi vẫn còn nhớ mãi giọng nói từ tốn đầy thương yêu của ngài: “P cố gắng đừng để Paris làm hư tuổi trẻ và cuộc sống của P nghe”. Lời khuyên đó vẫn luôn văng vẳng bên tai tôi từ đó cho đến nay.

■ Cha giáo Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng

Nếu có hình ảnh nào nói lên câu ngạn ngữ của Pháp “un corps sain dans un esprit sain” thì tôi nghĩ Cha giáo sư PX Lê Văn Hồng đúng là biểu tượng. Ở ngài toát ra một vẻ trí thức đẹp trai, khỏe mạnh, lại xuất thân từ Giáo hoàng Học viện Đà Lạt, nơi đào tạo các Linh mục ưu tú cho Giáo hội Việt Nam. Có lẽ ngài là một trong những giáo sư thần tượng của tụi tôi hồi đó. Ngài đánh bóng rổ rất hay. Nhớ mãi những lần Ông bầu Hồng đem đội tuyển bóng rổ Hoan Thiện qua thi đấu với trường Thiên Hữu, mà gà nhà của lớp là Vũ Quang Hà, Cao Minh Dung... trước sự chứng kiến của các Chị thanh tuyển MTG, học trò Thiên Hữu nhưng lại muốn cho các Chú thắng!!!

Sau này tôi lại có dịp gặp lại lúc ngài qua tu nghiệp ở Paris. Những kỷ niệm lui tới với ngài cùng các Cha sinh viên du học lúc đó vẫn còn trong tâm trí của tôi: Lúc đón ngài ở Nhà Dòng Truyền giáo Paris (mà Cha BT Etcharen là Cha sở họ đạo Đồng Hà cũ của tôi hồi xưa. Cha Etcharen đặc biệt thương yêu VN, nhất là Giáo phận Huế chúng ta), lúc vào Tàu Quán 13, lúc ghé phòng mạch, lúc tại nhà riêng... Lúc nào ngài cũng thân mật tươi cười vui vẻ hỏi thăm đủ thứ chuyện. Đặc biệt ngài rất thương yêu các cựu chủng sinh như tôi. Lúc đã là Giám mục Phụ tá ở Huế, dù công việc bề bộn mà lúc có dịp ghé Paris ngài vẫn dành thì giờ ghé thăm và dùng cơm với gia đình tôi; một kỷ niệm đẹp và quý giá cho gia đình tôi và nhất là Ba Má Tôi. Ông Bà cụ cứ nhắc tới ngài mãi!

■ Cha giáo Lu-y Nguyễn Văn Bính

Tôi còn nhớ rõ hồi đó hai Cha giáo sư Lu-y Nguyễn Văn Bính và Augustinô Hồ Văn Quý là cặp bài trùng trong Ban Giám đốc Tiểu chủng viện. Hai ngài cao lớn, có vẻ đẹp trí thức Âu châu, và cũng du học ở nước ngoài về: Cha Quý từ Pháp, Cha Bính từ Ái Nhĩ Lan. Hai Cha thường đi tới đi tui trò chuyện với nhau trong hành lang Chủng viện sau giờ ăn tối. Cha Bính chỉ ở Chủng viện vài năm, lại dạy lớp A (mà tôi học lớp B) thành ra cũng ít có dịp được gần gũi với ngài. Chỉ nhớ là ở ngài có cái gì đó rất thẳng thắn và minh bạch.

Dù vậy, tôi vẫn có một vài kỷ niệm khó quên với ngài: Một tối mùa đông năm đó, Chủng viện đã tắt đèn, các chú đều đi ngủ cả mà tôi vẫn còn ngồi co ro trong một góc mùng vì trời ở Huế quá lạnh! Tình cờ ngài đi ngang và nhìn vào. Thấy vậy ngài về phòng đem đến cho tôi cái mền của ngài. Tối hôm đó tôi ngủ rất ngon giấc; có lẽ vì có thêm chiếc mền, nhưng nhiều hơn hình như là nhờ hơi ấm của tình thương! Sau này, nghe tin ngài đang tu nghiệp ở Pháp, tôi có viết thư thăm ngài thì vài tuần sau lại được thư hồi âm từ ĐCV Xuân Bích Huế cho biết ngài vừa trở về VN, nếu không ngài sẽ ghé thăm tôi ở Paris. Như thế mới thấy được tình thương của ngài dành cho các học trò cũ.

■ Cha giáo Augustino Hồ Văn Quý

Trong Lớp HT67 chúng tôi chắc ai cũng có nhiều kỷ niệm với Cha giáo Aug. Hồ Văn Quý. Dáng người cao lớn khỏe mạnh, tóc cắt ngắn rất đặc biệt. Giọng nói lôi cuốn, hấp dẫn, nhất là sau giờ dạy Pháp văn, Cha luôn dành năm mười phút để kể chuyện “Châu Đảo” (Ile aux trésors). Ngài không ở Chủng viện lâu nhưng có lẽ là một trong những Cha giáo sư đã để lại nhiều ấn tượng cho lớp HT67 chúng tôi.

Tôi còn nhớ rõ phòng ngài ở lầu 3 là một nơi anh em thường lui tới: lúc hỏi bài, lúc mượn sách... Có một năm, những ngày nghỉ lễ, anh em về nhà cả, chỉ có tôi và một vài anh em khác vì nhà ở xa nên phải ở lại Chủng viện (lúc đó nhà tôi đã vào lại SG). Chúng tôi lại tổ chức làm kịch, xin tiền các Cha để liên hoan và nhất là được cha Quý chở đi (bằng Honda) thăm các thắng cảnh ở Huế như Chùa Thiên mụ, lăng Tự Đức... Không biết Dương Thế Phong và Lê Xuân Hảo còn nhớ không!

Mới gần đây, khoảng tháng 6/2009, tôi có dịp được gặp ngài ở Paris. Nhớ mãi buổi tối đi ăn cơm với ngài ở Tàu Quán 13; mấy mươi năm gặp lại ngài vẫn phong độ như xưa: nụ cười, lời nói trong câu chuyện vẫn có gì rất thu hút! Rất tiếc sau đó tôi liên lạc lại thì ngài đã trở về VN! Xin hẹn gặp Cha lần khác vậy.

■ Cha giáo Giuse Trần Văn Lộc

Cha Giuse Trần Văn Lộc là Cha giáo mà tôi gần gũi nhất trong thời gian tu học, đơn giản chỉ vì ngài là Cha Linh hướng của tôi. Ở ngài toát ra một vẻ đạo đức mà sau nầy gặp lại tôi vẫn còn nhận ra. Hồi đó Lớp Đệ Thất chúng tôi mới vào được ngài dạy âm nhạc. Dịp tuyển lựa các Chú vào ca đoàn, chỉ cần vài phút ngài đã khám phá ra là tôi không có chút năng khiếu nào về âm nhạc cả! Mà thật vậy, đến bây giờ tôi vẫn chưa phát âm được cho đúng một nốt nhạc! Trong thời kỳ tôi bị giải phẫu cục bướu ở chân trái tại Bệnh viện trung ương Huế, Ngài và Cha Trần Anh Dũng (lúc đó là Dũng “đại hàn”, trưởng ban y tế của Chủng viện, nay là Cha phó Giáo xứ VN ở Paris) đã tận tình lo lắng cho tôi (Dương Thế Phong chắc còn nhớ những buổi tối ở lại BV với mình!). Sau đó, thời gian dưỡng bệnh ở CV tôi lại được ăn nhiều cua cho lồi thịt mà Phạm Thanh Cương hay nhắc tới là vậy. Tôi còn nhớ ngài có người em rất dễ thương là bác sĩ Hoa ở Phủ Cam. Thỉnh thoảng ông lại đến Chủng viện để khám bệnh cho các Chú. Tôi không có ơn gọi làm Linh mục, nhưng có lẽ con đường y khoa mà tôi đang đi bắt nguồn từ đó... Sau nầy khi đã hồi tục tôi lại được gặp ngài ghé thăm lúc đang ở chung cư Phạm Thế Hiển SG, trước khi lên đường du học. Và mới gần đây tôi lại được gặp ngài ở Paris. Nhớ mãi những lần ngài đến dùng cơm với Ba Má tôi, cùng các Cha sinh viên lúc đó như Cha Chánh, Cha Nhơn, Cha Linh...

Xin cám ơn Cha Quản lý Chủng viện đã lo lắng cho anh em Chủng sinh chúng con từ thể chất đến tinh thần.

■ Cha giáo Giuse Trần Văn Thời

Tôi vẫn không quên được Cha giáo sư một thời làm Quản lý Chủng viện. Người ta thường nói “Chiếc áo dòng không làm nên thày tu”, nhưng với Cha giáo Thời thì câu nầy chẳng đúng tý nào. Trong chiếc áo chùng thâm cài một bên và cặp kính cận thật dày trên khuôn mặt từ bi, ngài đúng là hình ảnh của một linh mục đạo đức; như chính đời sống thánh thiện của ngài mà chúng tôi từng được chứng kiến. Câu “Hữu ư trung xuất hình ư ngoại” là rất chính xác để nói về ngài.

Hồi đó Cha dạy La-tinh cho chúng tôi. Tôi vẫn nhớ là cứ mỗi lần vào lớp, vừa đọc kinh xong là ngài lại gọi ngay “chú Bích” lên bảng. Không biết có phải nhờ thế mà bây giờ Nguyễn Viết Bích chẳng những nói tiếng La-tinh như uống nước, mà còn thông thạo các sinh ngữ cách bẩm sinh, vì thầy học sư phạm tiếng Pháp nhưng ra trường lại dạy tiếng Anh!...

■ Cha giáo PX Nguyễn Văn Thành

Tôi vẫn nhớ mãi hai chữ Đại-thụ mà Cha đã dùng trong bài giảng đầu tiên lúc ngài mới từ Thụy Sĩ về Chủng viện. Nhớ những hình vẽ phân tâm học mà Cha đã hướng dẫn chúng tôi. Và nhớ nhất: Cha là Cậu ruột của Nguyễn Đức Long, người bạn rất dễ thương của HT67 chúng tôi.

■ Cha giáo Giuse Nguyễn Văn Giáo

Nhớ một thời Cha làm Quản lý lo cho chúng tôi ăn học. Tính tình ngài cởi mở, hay cười và rất gần gũi. Ngài chơi bóng chuyền rất hay, đặc biết có lối giao bóng trên cao như trời giáng không sao đỡ được! Lại nhớ những lần được Cha cho cà-rem cây sau những lúc phụ giúp tráng nền xi-măng cho khu nhà mới đang xây cất.

■ Cha giáo Giuse Trần Văn Trọn

Hồi đó Cha vừa là sinh viên Văn khoa đại học Huế vừa là giáo sư môn Công dân cho lớp chúng tôi. Có lẽ vì vậy mà ở ngài vừa có vẻ mô phạm vừa thoang thoảng nét thư sinh nào đó. Cũng chính nhờ ngài hướng dẫn mà anh em chúng tôi ai cũng được điểm cao trong ký thi tú tài trắc nghiệm đầu tiên ở VN hồi đó.

■ Cha giáo Antôn Nguyễn Trọng Quý

Lớp chúng tôi chắc ai cũng còn nhớ Cha Nguyễn Trọng Quý (tức Cha Quý “tiểu”, Cha Hồ Văn Quý là “Hồ đại nhân” vì bự con hơn nhiều!) Từ vóc dáng đến lời ăn tiếng nói của ngài lúc nào cũng nhỏ nhẹ khoan thai. Ngài cũng chính là thi sĩ Thanh Quân mà các Chú ai cũng mến mộ, thơ của ngài rất hay. Tôi vẫn còn nhớ bốn câu thơ bất hủ được ngài ứng khẩu lúc cùng chúng tôi đứng trước cảnh trời biển bao la trên đỉnh đèo Hải Vân, dịp đó chúng tôi xuất du vãng cảnh trước khi vào năm học lớp 11:

            Hải Vân ơi nước với trời,

            Cho tay nới rộng cho hồn cao bay.

            Cho lòng ta lắng chiều sâu,

            Gặp nhau giây phút nhớ nhau ngàn trùng.

■ Cha giáo Phanxicô Xavie Lê Văn Cao

Hồi đó Cha phụ trách Phụng vụ trong Chủng viện (tóc chưa bạc và chưa có râu). Tôi vẫn nhớ Cha là Cha phó ở Đông Hà, xứ đạo của tôi hồi nhỏ. Vì thế mà có một lần dịp lễ thánh Quan thầy của Cha ở Chủng viện, có Bà Cụ cố tham dự, tôi được phân công viết bài diễn văn chào mừng, trong đó có nhắc đến những bước chân truyền giáo mà Cha đã lưu dấu ở Đông Hà, Nguyễn Đức Thủy lại tưởng tôi cao hứng đặt ra! Tôi cũng không hề quên người em của Cha là Cha Lê Văn Nghiêm, hồi đó là một cây hề trong Chủng viện. Ở đâu có chú Nghiêm thì ở đó không thiếu vắng tiếng cười. Chú Nghiêm cũng là Trưởng Hướng đạo có tiếng ở Huế.

■ Cha Bề Trên Phêrô Nguyễn Hữu Giải

Hồi Cha giáo Phêrô làm Bề trên thì chúng tôi đã rời khỏi Chủng viện. Kỷ niệm với ngài bắt đầu ở lễ Mở tay với Cha Phúc lúc từ Giáo hoàng Học viện mới về. Rồi sau đó Chúa Quan phòng sắp đặt để ngài về dạy ở Chủng viện. Cha giáo Phêrô là người ôn hòa vui vẻ, hay cười với anh em chúng tôi. Vẻ bên ngoài ngài rất nhỏ nhẹ, nhưng bên trong thì chứa đựng cả một trời cương quyết, mà mãi đến hôm nay đức tính đó vẫn còn thể hiện qua việc truyền giáo của ngài. Bây giờ, ở tuổi gần 70 nhưng tóc ngài vẫn đen tuyền. Cầu mong ngài luôn mãi trẻ trung, chí khí để tiếp tục phục vụ giáo phận Huế thân yêu của chúng ta.

■ Cha giáo Ath Cẩm Nguyễn Đình Cẩm

Một buổi trưa hè các Chú quần áo chỉnh tề, sắp hàng dọc theo phòng khách Chủng viện để đón một Cha giáo trẻ từ Pháp về: đó là Cha Nguyễn Đình Cẩm. Cha Cẩm hơi ốm người và có nhiều nét đặc thù. Trong anh em lớp 67 chúng tôi có lẽ ai cũng được ngài chở đi ăn phở một lần, mà theo Trương Hùng, người được theo ngài nhiều nhất chính là tôi!!! Không biết hắn có nhớ lầm không? Rồi ngài cũng có lối giáo dục đặc biệt mà một vài anh em trong chúng tôi vẫn còn nhớ để đời! Sau khi rời Chủng viện tôi lại có dịp gặp lại ngài khi ngài ra làm Cha phó ở Đông Hà. Gần đây Cha bị té gãy chân, Viết Hùng đã đại diện anh em HT67 đến thăm viếng ngài ở Bệnh viện Sài Gòn. Anh em chúng ta chắc chắn ai cũng thương nhớ tới ngài.

■ Cha giáo Têphanô Lê Công Mỹ

Cha Mỹ hồi ấy dạy Pháp văn cho tụi tôi ở chủng viện. Cha có dáng người nhỏ nhắn, nét mặt vui tươi nhưng rất cương nghị. Nơi Cha toát ra một vẻ hăng hái nhiệt thành thường thấy nơi các Cha trẻ. Sau nầy, nét hăng hái ấy vẫn còn đó khi Cha đi Pháp và cùng Cha Etcharen đến thăm Ba Má tôi, chúng tôi là con chiên cũ của các ngài khi còn ở Đông Hà. Người em của ngài là anh Lê Công Đồng đang ở cùng một tỉnh vùng ngoại ô Paris với đứa em trai của tôi. Sau nầy nghe tin ngài bị bạo bệnh vào SG chữa trị rồi ra lại Phan Thiết, anh em chúng tôi xin cầu nguyện và phó thác ngài trong Tình Thương của Thiên Chúa.

■ Cha giáo Stanilaô Nguyễn Đức Vệ

Hình như Cha Stanilao là Cha giáo cuối cùng vào dạy ở Chủng Viện trước năm 1974. Ngài có vầng trán cao của sự thông thái và nét mặt nghiêm trang, đạo mạo của người làm công tác giáo dục. Ngài là anh ruột của Nguyễn Đức Thủy bạn cùng lớp với tôi và Nguyễn Đức Tín sau chúng tôi vài lớp.