KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Phạm Thanh Cương HT67

Phần 1: CAO NGUYÊN

Cao nguyên, hai từ ấy canh cánh bên lòng, lâu quá rồi vẫn hằng ước có ngày đến Tây Nguyên: Pleiku, Gialai, Buôn mê thuột… khi nào có dịp sẽ đến, nhất là Ban Mê, ở đó có Cha Trần  Ngọc Anh, Lê Ngọc Chiếu, Trần Dũng, Trường Sơn …và có lẽ cũng có thêm một ai đó nữa…

Chiều Huế nắng chang chang, tôi đến bến xe mua vé đi Ban Mê, các chuyến đi vào 14h, 16h và 17h, vội vàng về nhà mang balô ngay, đi chuyến đầu, cả nhà ai cũng ngạc nhiên. Trước đó tôi định đi Sài Gòn vào tuần sau. “Ừ để ba lên Ban Mê Thuột thăm mấy người bạn, lâu quá, cứ hẹn mãi”. Nghe trả lời con hỏi, bà xã im lặng, xem như OK. Bà vội nhét thêm mấy trăm để lỡ bị ai lừa.

Chạy suốt, đến gần Qui Nhơn ăn tối xong là ngủ, Cương ngủ mà! Không biết đã đến đâu, xe dừng, bác tài bảo, bác gì đó xuống Buôn Hồ. Buôn Hồ hai từ nghe như dân tộc, tôi vùng dậy, bên ngoài mưa như thác đổ. Trước đó khi ăn cơm tối, tôi có gọi cho Trường Sơn, Sơn chỉ đường đẩn lối vào nhà Sơn. Mà tôi cũng có ý định ghé thăm gia đình Sơn và Ông cụ vừa nằm viện Huế về. Từ Buôn Hồ về đó hơn 20km. Bác tài bảo, mới 3h, mưa thế nầy, anh đợi đây một mình e nguy hiểm, mà xe búyt thì 8h mới có. Thôi lên phố, mai về cho chắc. Đành vâng lời. Đến phố hơn 4h, mặt đường nước lênh láng, bến xe không được sạch lắm. Tạt vào quán, đợi hết mưa.

Sáng  5h30 đến trung tâm, ngã sáu, chỗ Nhà Thờ chánh tòa. Ghé quán café. Thưởng thức cái lạnh, cái ấm café, và phấn khích nhìn chằm chặp vào các cô gái, quần sọc, áo thể thao đang lượn quanh công viên, mừng thầm vì các người đẹp cao nguyên đang đến gần, dụi mắt mắt mấy cái để xem cho tỏ, ai ngờ toàn U 60-80 cả. Các mệ đang diễn tập chống tử thần. Hụt hửng, may mà có hương café bù vào.Thật không ngoa, hương vị café ở đây không nơi nào bằng. Nói có sách mách có chứng, khiêm tốn mà nói, tôi là thằng hay đi đây đó, từ Bắc chí Nam từ Lạng Sơn, Sa pa, Mông Cái…đến ….Hà tiên, Rạch Giá…chỉ thiếu Ban Mê, Tuyệt, cafê Cha Anh là nhất. (Dạ, con không nịnh Cha đâu, con nói thật mà).

Chờ sáng, gọi Trần Bòn (Dũng), gọi Chiếu, máy Chiếu thì tọ ti tè. 10 phút sau  Dũng đến,  alô cho  Trường Sơn và Chiếu là có anh Mắm vào thăm. Sau 2 tiếng, Trường Sơn lăn lội hơn 60 cây số vác mặt đến Azút, tiệm của Dũng, thật may có Mắm nầy Sơn mới nhận ra thằng Bòn. Sau cú giới thiệu, hai thằng tay bắt mặt mừng. Dũng cho biết có Cha Anh đang ở Toà Giám Mục. Mừng quá, đến thăm liền. Cha ngạc nhiên: “Ôi Obama đến sao không gọi trước….” Dạ, con đánh lừa  khủng bố, nên lẳng lặng đi, như anh Bút của con qua Irak vậy. Và Cha cũng vậy, đang ở Nha Trang sao lại cũng có mặt ở đây? …Một chút tình cờ thú vị. Lại thêm một ngạc nhiên nữa, thằng Sơn bảo: Cha Anh đẹp trai ghê hí!... Té ra hắn cũng lần đầu gặp Ngài sau mấy chục niên bị “chở” về. Cha con nhận ra nhau, mừng tủi.

Trưa: Tiệc 1= Dũng gọi toàn là thú rừng, nai tơ, lợn lòi, mực núi …mừng hội ngộ nháp lần thứ nhất.

Chiều: Chiếu lên, áo mưa, chạy ào vào Toà, Trường Sơn găp Chiếu, một hồi trân trân nhìn nhau, cuối cùng hai thằng cũng nhận ra nhau.Thế là mình may mắn chứng kiến ba cái tiểu hội ngộ huyền nhiệm.

Sau khi họp lớp Ban MT, quyết định về nhà Chiếu, Cha Anh cũng nhất trí là nên về, trời xế chiều, bầu trời càng mù mây, Chiếu dẫn, Sơn Cương theo sau, về ChưM’gang, đường đi không khó, đường ngập mưa, chạy mãi vẫn không đến, qua mấy buôn, đường vắng, 35 km mà tưởng chừng cả trăm.

Quẹo vào nhà, đường mòn lầy lội. Căn nhà Chiếu, đơn sơ, bằng cây rừng, biết đâu là di sản của thế kỷ 20, có sân có vườn, có chuồng bò cạnh nhà, bắp mọc đầy lối. Mô hình VAC, vườn, chuồng, còn  ao thì trời mưa to, sân thành ao. Nghe khách đến, các cháu trốn cả, đứa ra chuồng bò, đứa chạy núp sau vườn, đứa ngồi lì trong bếp, có lẽ ở chốn nầy ít thấy khách đến?? Nhưng rồi cũng lần lượt ra chào, các cháu dễ thương lắm. Trong nhà  treo đầy giấy khen ... Hai cháu nhỏ không còn gởi học ở các xơ nữa, rút về buôn. Đến trường hơn 7km, xem ra cũng khó. Chụp ảnh. Xong thủ tuc đón tiếp là đến phần chiêu đãi, bia 333, thit đủ loại, rồi có cá nữa, tất cả từ phố về. Trời tối hẳn, mây xám xịt, nhưng không mưa, côn trùng bắt đầu hò hẹn. Cúp điện, chỉ cây đèn dầu tù mù trong căn nhà vừa đủ 3 thằng ngồi nhậu. Không biết 4 con và vợ trước đây ngủ đâu cho hết??? Đến đây mới thấy cuộc sống bạn mình khá chật vật. Đã hơn 4 năm, gà trống nuôi con, vẫn lạc quan, tin tưởng.

Tối: Hơn 8h, đêm cao nguyên, không trăng, không đèn, lạnh, quanh là buôn của người dân tộc anh em … mới cảm nhận sự huyền bí của dãy đất bô xit..Tạm biệt gia đình Chiếu trong đêm, về lại phố phường, nhộn nhịp. Ở nhà Dũng, 3 đứa thức gần trắng đêm tâm sự, vợ Dũng, bà Nhuần cũng cảm thông nằm chờ chồng. Lần nầy đến Ban mê mới thấy tấm lòng của vợ chồng anh Bòn nầy, kể từ sáng hôm trước đến giờ chia tay không khi nào Dũng vắng mặt.Có đến mới thấy công việc lu bu của bạn, dù trăm công ngàn việc, chị Nhuần vẫn vui vẻ cáng đáng để chồng gặp bạn, vui vẻ. Bởi vì chị cũng cảm nhận được tình bạn quí giá. Tết vừa rồi, vợ chồng về thăm quê, có găp gỡ anh em nhân ngày đầu năm. Hôm đó cũng đầy tình thân, chia tay nhau tràn lưu luyến…... và cũng mong gặp lại lần sau. Lần nầy đã nói lên ước nguyện đó.

Sáng sau, chợp mắt chưa đầy 2 tiếng, dậy đi lễ vì hôm nay là ngày Khai mạc Năm Linh Mục, chờ mãi đến 6h mà không nghe chuông Nhà thờ Chánh Toà đổ, coi bộ hết Lễ rồi. Không phải, cũng như ngoài Huế Lễ trọng lúc nào cũng sau 7h, đoán thế mà đúng.

8h Lễ, số hên, chỉ lên cao nguyên có một lần mà gặp đủ Đức Cha và linh mục đoàn Địa phận. Cha Anh cùng đoàn đồng tế, Đức Cha giảng hùng hồn……gặp cha Nghĩa HT71, cha biết tên anh Cương chứ quên mặt…thế cũng đỡ tủi.

Trưa sau: Lễ ra, Cha Anh alô Chiếu. Xa thế mà bắt nó lên tội nghiệp, mới đến hôm qua. Không ngờ cậu ấy cũng nhiệt tình, lên ngay. Ngồi giữa tiền sảnh Toà Giám Mục, bàn chuyện HỘI NGỘ HT67, sau một hồi thảo luận, tính toán, Ngài phôn cho Cha Cao, nhất trí, Ngài báo cáo cho Cha Luận ngày giờ có thể gặp, cha Luận cũng OK, thế là Ngài lên lịch …….Để chúc mừng cho cuộc hội ý bước đầu thành công, tất cả kéo nhau vào  phòng số 1 của cha. Để  chiêu đãi Obama kinh lý đến Tây Nguyên, Ngài khui chai riệu tây, loại như Minh Mạng thang, dầm hơn 3650 thảo dược, ướp tủ lạnh từ thời Pháp thuộc, quí lắm, nên Ngài mời bằng cái li khoảng 5cc, loại li mắt trâu, vừa uống vừa thèm…… không dám nuốt, mà cũng chẳng đủ để nuốt, rồi một lúc, chảy ào ào không hao bằng lỗ mọt, cuối cùng chỉ còn một chút trong chai gọi là lưu chủ...

Phần Đại tiệc, cha Anh mời anh em đến Đệ Nhất Quán, trước là tìm lại lối cũ tình xưa, sau cũng để minh oan, quán nầy nằm trước Trường Trung Học nơi Thầy Anh dạy Tiếng Anh, cũng là chốn hẹn hò Cô Thầy họp Tổ Nhị Nhân….Cỡ như Thầy Anh hồi đó chắc khó mà trốn họp…?.Thôi  cho qua.

Cũng như trưa hôm trước, Cha kêu toàn món nhất cả, mang theo rượu tây.… bạn bè có một buổi gặp mặt đầy đủ, chuyện trò cho đến lúc chia tay. Đoàn  Ban Mê tiến Mắm ra tận bến xe, không quên quà cho Bình Phước và Sài Gòn. 17h rời Cao Nguyên nghĩa  tình về thăm Trương Mỗ đại ca...

Phần 2: TRƯƠNG BÌNH PHƯỚC                        

Trên đường về thăm Trương đại ca, xác thì ngất ngưởng trên xe mà hồn cứ vờn mãi cùng mây tận cao nguyên,  miên man nhớ lại cảnh trời và tình người Ban Mê. Đến tình cờ mà như sắp sẳn, không hẹn mà gặp đủ cả, từng giây từng phút, từng chỗ đến rồi đi đều để lại dấu chân kỉ niệm khó quên. Thế mới biết tình Hoan Thiện cao quí đến dường nào!

Cao nguyên bạt ngàn cây rừng, xuôi về đồng bằng cũng một màu xanh nhấp nhô bất tận, và ý định về Nhà Mẹ của anh em chất thêm hi vọng ….. Rung, rùng…”.Alô, mình đang ngồi với anh em Sài Gòn đây. Về kịp không, đang chờ cụ mi về?” Tiếng TV Dũng gọi từ SG đang ngồi với anh em lai rai. Xe mới về  đến Bù Đăng, Bù Đốp làm sao mà đến được. Còn Trương đại ca cứ 30 phút gọi một lần, cậu sợ xe chạy tuốt về Sài Gòn không ghé nhà được, uổng công thịt một con gà chạy bộ đã lên mâm sẳn rồi... Mà đúng vậy, khoảng 23h xe chạy ngang qua nhà nhưng bác tài không định vị chợ Tân Tiến được cho nên chạy vèo hơn cả chục cây số, bắt anh Trương đuổi theo để chở tôi về.

Đêm khuya hai thằng đèo nhau trên con đường làng như ngày xưa về biển quê tôi.

Hai hàng cao su thẳng tắp im lìm bên đường như hai hàng quân chào đón chúng tôi. Oai hùng! Chợt nhớ đến các địa danh Đồng Xoài, Bình giả khói lửa của ngày xưa, nay không còn nữa, đang đi trong đêm thanh bình.

Mà Trương Bình Phước là ai vậy? Tên nghe quen quen, như là võ sĩ kiếm hiệp. Đúng vậy, cùng họ Kiếm nhưng đây là võ sĩ kiếm cơm... Tha  phương cầu thực,  bôn ba trăm nẻo cuối cùng chọn Bình Phước xây ổ, rồi đẻ một mạch 5 con. Xóm làng gọi cậu là Cu sây. Đẹp trai, tài hoa, lên chức phó nhòm. Quay phim chụp ảnh cho thuê đám cưới, việc gì cũng làm… đích thị là Trương Hùng gốc gác Mỹ…thêm…. Lợi, gần cửa Tư Hiền.

Lấy bà vợ thật tuyệt, từ cán sự y tế chuyển qua điện ảnh không thua kém ai. Chồng chụp vợ mặc, bôi son đánh phấn, đến lúc chồng quay vợ chụp, các con bôi phấn, cứ  rứa mà bành trướng... Sau 2 năm ghé thăm lại thấy nhà Hùng phát triển khá. Mừng  lắm.

Mừng chưa kịp ráo mồ hôi thì lần nầy ghé thăm để chia buồn. Đúng như Nguyễn Du nói:

Có tài mà cậy chi tài,”

 Chữ tài liền với chữ ta…ng một vần.

Bà Nga lâm trọng bệnh, suốt hai năm lặn lội tìm thầy lùng thuốc chữa cho vợ,  cuối cùng trong dịp Mừng Chúa Sinh, vào ngày cuối năm  2008 cũng là lúc Chúa trở lại mang bà về trời. Để lại cảnh gà trống với bầy con. Cùng cảnh với Chiếu, không biết rồi mai đây Hùng sẽ ra sao???  Thế là lớp HT67 tụi mình có thêm hai vị bị  “dự tu” lại ( từ chuyên môn gọi là tái tu, hay ”muộn tu”).

Cái thời dự tu lần thứ nhất ở Hoan Thiện, tôi cùng Hùng khá thân nhau, cùng đội đá banh, quê của hai đứa ở hai đầu vùng biển, Huế là trung tâm, cách 50km mỗi bên, thằng nào về nhà đều dùng đò qua phá….vì rứa mà có lắm chuyện giống nhau để nói…đâm ra nghiền nhau.

Nghiền đến nỗi, khi còn lớp 8 (Đệ ngẽo) có những đêm lạnh quá, hai đứa trốn xuống nằm dưới giường, đắp hai mền cho ấm, may mà cha Cẩm giám luật không thấy, chứ Ngài mà bắt chắc hai đứa bị chở về nhà ngay.

Còn nhiều chuyện “tày trời “ nữa, một trong số đó là năm lớp 12 khi Trương  phụ trách phụng vụ, chiều  chiều xuống phòng sau nhà thờ tròn chuẩn bị cho Thánh lễ cho sáng mai, lâu lâu tích được vài chục chiếc bánh cho tôi, thỉnh thoảng một ngụm riệu nho. Hắn bảo là bánh quyết toán bị dư, còn riệu nằm đít chai là loại cặn, đổ thì có tội, được vài lần, có lần uống xong vừa ra gặp cha Bề trên nay là Đức TGM Huế đang ở sau tháp chuông để xem có còn ai chơi lì chưa vào tắm. Sợ Ngài hỏi, mà miệng mình thì thơm quá trời, thế “tẩu vi thượng sách”, cắm đầu chạy, tông thẳng một chú lớp sáu mới vào rớt xuống hồ….tỏm….Hú vía, bắt được thì có mô mà “hoà bình”. 

Thời chủng viện giống nhau là vậy, sau ra đời rồi mà cũng thêm mấy dzụ giống nhau nữa thì ……..mới  đâm lo:

Chuyện thế nầy là sau năm 1975, mỗi đứa mỗi ngã, có gặp lại chỉ một lần năm sau đó, rồi biệt tăm luôn cho đến 1991, hồi đó ai mô ở nấy, không thư, không alô…không địa chỉ, thậm chí cái ăn cũng thiếu…. Ấy vậy mà hai thằng cưới vợ cùng năm và có vợ cùng nghề, hai đứa cũng có nghề chụp ảnh rồi quay phim, cũng đẻ 5 con gồm 3 trai 2 gái. Cũng tổ chức đám cưới đầu cho con gái cùng ngày tháng .Hai thằng được thụ phong Đức Ông…(ngoại )… cùng năm…Ngạc nhiên chưa??? Đó là “Chuyện thật như bịa.” Ai yếu tin, xin thư về Matheo Trương Hùng:

SN 200 Đường ĐT 741, xã Tân Tiến, Đồng Phú, Đồng Xoài, Bình Phước.

ĐT: 06513872137

- Di động: 01683366248

Bà Xuyên vợ N V Hùng đứng giữa nối kết hai gia đình.
(Ảnh Hội Ngộ HT67 2004-Sài gòn)

Trời đêm vùng quê Đồng Phú (cách Đồng Xoài 15km) yên ả, hai đứa nhâm nhi mấy chén rượu, kể chuyện Cao Nguyên. Mấy lần trước vào đây, bà vợ hết làm món nầy qua món nọ nào heo rừng, nhím, tắc kè nướng thơm phức lại đến chồn hoang hong, cái gì ngon đặc sản là mang ra đãi bạn, cứ như anh em ruột trở về….

Bây giờ không còn, cái hụt hửng thấy rõ trong buổi ban đầu. Sáng sớm ra thăm mộ, cách nhà khoảng hơn 2km, lần nầy thăm cả hai mẹ con. Đứa con trai đầu của Hùng bị tai nạn mất trong chiều ngày mồng một Tết 1998.

Xa nhau 10 năm, giờ  mẹ về nằm bên con. Tai ương dồn dập, mất mát quá lớn, cái không giống nhau của hai đứa là chỗ nầy, hơn tôi, Hùng chịu đựng, chấp nhận nghịch cảnh, vẫn lạc quan vui sống, mỗi chiều thứ sáu đến Nhà Thờ tập hát, lo phụng vụ, những năm trước đây Hùng là Chủ tich Họ Giáo, cộng tác rất đắc lực với Cha sở, xây dựng được ngôi Nhà Thờ khang trang như bây giờ, công của Hùng không nhỏ, mấy lần vào thăm, tôi cũng được anh em chức việc mời về nhà lai rai, nghe họ kể mà đâm phục bạn mình. Nghĩ lại mới thấy Chúa dùng đường cong để vẽ đường thẳng? Biết đâu đó là chương trình của Ngài dành cho bạn mình. Linh mục cộng đồng, làm tốt việc nầy  cũng là một cuộc hiến tế đẹp lòng Cha?

Tôi định về Sàigòn chiều nay, nhưng Hùng cứ bảo tôi ở lại thêm một đêm nữa, đành chiều bạn vậy. Thêm một đêm, nói chuyện đến khan cả cổ.

Bàn chuyện Hội Ngộ ở Huế, qua mấy cái khó Trương đưa ra, coi bộ không về dự được, cũng biết vậy, gia đình, công việc, lại có thêm một cậu con bị bệnh cần chăm sóc đặc biệt. Tôi đùa: lần nầy cậu mà không về Huế, mai mốt tổ chức ngày vui “thêm”, anh em không ai thèm đến đâu. Và không quên  nhắc lại lời Chiếu nhắn với Hùng là chớ có qua mặt Chiếu nghe, chờ Chiếu đi đã, rồi Hùng mới bước thêm!! Hắn cười hì hì, cờ đến tay ai trước thì “phất” trước. Đến tau, tau phất liền!!!

Lại nhớ đến Chiếu, sống giữa buôn làng, gia đình thiếu bàn tay của người đàn bà, một mình phải vừa cuốc cày vừa chăm sóc đàn con, vừa đau đáu trong lòng lý tưởng ban đầu…Đêm ở Chư M’gang, Trường Sơn và tôi đề nghị bây giờ cậu tìm chọn giữa đám mấy chục em ba na,  êđê, sedan….mà cậu ta đang cùng dạy giáo lý tân tòng…Chiếu cười dễ thương: mà có biết được ai không hay là vẫn không ai. Thôi thì nhờ Cha Anh làm mối cho chắc, cười hì …….

Cũng giống Hùng, Chiếu rất tích cực giúp các Cha đến truyền giáo vùng dân tộc. Hằng năm có cả trăm người trở về với Chúa, lại thêm một linh mục đời. Âu cũng là  đường thẳng của Ngài vẽ?

Một nữa vòng, gặp hai cuộc đời, hai số phận, nhưng cùng một hướng, đứa nào cũng thực hiện thiên chức linh mục. Cái Thiên Chức mà tất cả anh em mình ngày xưa từng ấp ủ.

Phần 3: SÀIGÒN ĐẸP LẮM, SÀIGÒN ƠI!

Cái nắng gay gắt buổi trưa, bụi mù trời, đã nóng lại quá ngột ngạt, từ xa thấy cầu Bình Triệu mà đến bến xe Miền đông mất gần cả tiếng, Sài gòn kẹt lắm, Sài gòn ơi…!

Chiều anh em SG ới nhau họp bàn tiếp chuyến về Huế, vẫn như thường lệ của dân SG, gặp nhau là đến quán “trung tâm”, ai cũng có thể đến được, vẫn Gioan, V Hùng, Hà, Thuỷ ở gần nhau... Tôi kể tình hình của Buôn mê và Bình Phước, chương trình thống nhất của ba cha. Tất cả đều nhất trí và lên kế hoạch chuẩn bị lên đường... Sài Gòn lẹ lắm…

Thầy Nguyễn Viết Hùng: Về ở lại với V Hùng đêm đó. Nơi đây là trung tâm đón tiếp anh em Huế vào Sài Gòn, nhà không rộng lắm, nhưng lên  hai mê, nhờ vậy mà có chổ trú khá thoải mái. Trước đây chưa cải tạo, nhà còn chật, nhưng vợ chồng Hùng vẫn cứ đón tiếp, “chật bụng chứ chật chi nhà…”tiếng cười bà Xuyên, và cái giọng bắc kỳ dòn, nghe mà đã. Nhà đã thế, cái sân thì còn tệ hơn, chứa được một xe máy... núp tận cửa vào, nếu không thì kẹt…lắm.

Tôi và V Hùng sống với nhau khá lâu, sau Hoà Bình ra Xuân Bích, lên núi Ngọc Hồ trồng sắn, giữ bò, ra cày Bến Củi, Phong Sơn, rồi  hai đứa cùng về giúp xứ Hải nhuận quê biển tôi. Năm sau trở lai Xuân Bích và chia tay…(1978).

Thời làm chú, anh em còn nhớ năm lớp 12 (1973-1974), V Hùng đã để lại tác phẩm nổi tiếng. Tính tình ít nói, hay làm, lại khéo tay và kiên trì, cậu đã dựng lại mô hình TCV, ai ai cũng công nhận nó tuyệt đẹp….được trưng bày trong tủ kính, đặt giữa phòng khánh tiết gần phòng cha bề trên. Không biết sau nầy thất lạc ở đâu? Nếu còn chắc nó là kỉ vật sống động nhất, hình ảnh  ngôi trường thân yêu Hoan Thiện…Tiếc quá! (ai biết được mô hình đó, hoặc còn giữ lại, xin báo cho anh em biết).

Đúng là nghệ sĩ, hắn thuận tay trái, ăn, chơi, tất cả đều dùng tay trái như Bill Clinton, và nay thấy Obama cũng vậy, người tài thường vậy cả. Hùng chơi ghi ta cách ngược đời, tay phải bấm phím đàn, tay trái đánh… nhìn vào thấy ngạo lắm.

Về xứ quê tôi, những  đêm trăng, Hùng chơi classic, và hát nhạc Trịnh, mấy o du kích mê mẩn thò lò, nhờ vậy, việc dạy giáo lý và phụng vụ không có gì khó khăn lắm…

Khi nào cũng cười, lộ cái răng khểnh, mấy em ở xứ tôi khen Thầy Hùng duyên ơi là duyên... Không chỉ khi vui đâu, có lần, thầy muốn đi ra biển đánh cá như xưa các tông đồ. Ý khá hay, đi biển lúc 3 giờ. Nghe kể rằng, thuyền vừa rẻ sóng, trăng thanh gió mát, thầy sướng qúa, huýt gió, lâng lâng làm thơ ca tụng biển, cảm tạ Chúa đã sáng tạo ra biển….

Đến trưa, không biết thế nào ngoài đó, ngạc nhiên thấy thuyền của thầy Hùng cặp bến trong lúc cả làng chưa có thuyền nào về. Thuyền vào bờ, có người cõng ai đó lên bờ, đến gần hoá ra là Thầy.

Mặt trắng bệch, một bên áo dính đầy chè bột bắp vàng khè ướt nhẹp (tối qua liên hoan chè bột bắp), mắt thì nhắm tít, một tay quàng, tay kia bịt mồm và oẹ, chất nhầy màu vàng xanh toé ra, đó là mật, Thầy ói mật xanh mật vàng, say sóng….

Nằm xoài trên cát, chị em buôn bán cá xúm nhau lại, có chị nhận ra Thầy, lại khen, mặt Thầy lúc nầy trắng đẹp ra, bữa trước gặp thấy Thầy đen hơn. Như vậy khi vui đầy duyên, lúc mửa mật gần chết cũng đẹp ra. Khách quan mà nói: dễ thương.

Ấy vậy mà bà Xuyên vừa rồi, trong lúc mỗi người kể lại chuyện tình của mình, bà nào cũng tự thú là mình bị dân tộc Ta Ru hút hồn khi vừa mới thấy mặt.

Thế nhưng, chỉ có bà Xuyên lên giọng: ”Tui à, tui à, hồi xưa nhiều thằng theo, xếp hai hàng bắn không hết, (mà cũng đúng vậy, thấy hình bà hồi 10 tuổi mang đôi cánh quì bên máng cỏ, đẹp như thiên thần vậy.)  Còn anh Hùng, hay đến chơi với ba má tui, tui thấy thường thường thôi, nhiều lúc tui chả để ý.

Hôm tổ chức sinh nhật lần 17 của tui, tui nghe con nhỏ bạn nhà gần tui và mấy bạn hắn kháo với tui là tụi hắn thấy cái ông gì đó hay qua nhà Xuyên chơi dễ thương quá, tui cải, tụi hắn bốp lại “mi có mắt mà như đui.” Từ đó, hễ hôm nào chưa thấy ông đến là tui… bảo ba tui gọi điện nhờ bắt cái đèn ngủ…Đêm nào tôi cũng cầu Chúa cho ông bắt luôn…., tui cũng lo lo, …cái ông nghệ sĩ nầy, nỗi hứng là xù ngay.. .”

Được ông rồi mới thấy mình có giá…