KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

 

Nguyễn An Phong, HT67

Sau buổi thuyết trình về OCT (Optical Coherence Tomography) ở một buổi hội thảo khoa hoc kia, mình tự sướng: “Hm, không biết sáng ni ăn mì gói loại chi mà ăn nói cũng xuôi chảy đó chứ!”. Liền có một ông kia, mắt hí kiểu Đại Hàn, Nhật Bản chi đó, tới bắt tay chúc mừng, xong chơi một câu tiếng Việt: “Hồi xưa ở Huế anh ở đâu?”. Về báo cáo lại với bà xã. Bà liền phán một câu: “Thôi đi, ngủ mà còn ngáy giọng Quảng Trị, huống chi nói tiếng Mỹ. Mà chuyện càng quan trọng, càng đặc giọng Quảng Trị”. Hèn chi thiên hạ hồi nãy vỗ tay hơi to, đồng nghĩa với không biết thằng ni nói cái chi.

Nhưng mà coi bộ cái vụ “càng quan trọng, càng lòi giọng Quảng Tri” có thể là một đề tài khoa học thú vị đây. Thời gian mình sống ở ngoài có thể nhiều hơn trong nước. Thời gian mài quần trong ghế trường học ở ngoài cũng nhiều hơn. Nói theo kiểu tiếng Dziệt, thì chân cũng sạch phèn rồi mà.

Mà chắc vậy. Sau khi phủi hết lớp bụi thời gian, chùi đi những u ám của phong trần. Những ký ức còn lại hiện lên rõ ràng nhất lại là thời niên thiếu, nhất là thời gian ở chủng viện. Càng về già, những kỷ niệm đó càng lúc càng rõ hơn. Mà không phải nhớ rành tiếng Pháp vì đã đem trả cho cha Petitjean, cha Oxarango rồi; cũng không phải Toán, đem trả cho thầy Đương rồi; cũng không phải vẽ vời, đem trả cho thầy Phi Hùng rồi; còn Latin thì nói làm chi cho phiền, hồi đó, thằng mô có cuốn văn phạm Latin trên bàn trong giờ étude, là chắc chắn có cuốn truyện kiếm hiệp dưới gầm bàn… Cái thật sự còn lại là tình thân, tình bạn.

Có những bạn cùng mình học từ lớp mẫu giáo ở Maria Trí Bưu như Lê Huy, Lê Văn Lượng, Nguyễn Văn Ái, Nguyễn Hùng Sơn… Có những bạn cùng học từ lớp nhì, lớp nhất ở Thánh Tâm, Quảng Trị như Nguyễn Văn Phong, Vũ Quang Hà, Hoàng Văn Hiệp, Ngô Quỳnh, Lê Trọng, Đỗ Thái Sơn, Nguyễn Ngọc Thanh… Cùng nhau xách va li vô chủng viện. Một bầy con nít từ khắp nơi, sống với nhau như anh em. Mấy chục năm sau mà mới như ngày hôm qua:

- Nhớ Nguyễn Viết Hùng gọt một que tre, ngày mô cũng xoi xoi, xĩa xĩa để sửa cái răng trật chìa. Hồi cuối năm lớp 11. Hùng và một vài anh em có chôn một cái chai (capsule de temps) sau sân banh có danh sách các anh em trong lớp. Chà, nếu kiếm lại được thì quý hơn vàng.

- Nhớ Dương Thế Phong ngày đêm cặm cụi nghiên cứu bói bài taro, thái cực quyền. Ghi ghi, chép chép thật là gọn gàng bằng cây viết máy hiệu Hero. Tới bây giờ già rồi thì nghiên cứu hòa âm, nhưng cây viết Hero thì hư rồi. Coi bộ tật nghiên cứu khó chừa.

- Nhớ Lê Đình Quốc, ba là lính Hải Quân, giờ Toán thầy Đương lại đem bài vẽ của thầy Phi Hùng ra làm. Mà vẽ bàn tay chưa xong mới chết chứ. Nè, lý do để nhớ ba của Quốc đi lính Hải Quân, là để lý giải tại sao Quốc giỏi Morse codes.

- Nhớ cả chỗ ngồi lẫn khuôn mặt bầu bĩnh của Nguyễn Viết Xuân ở hàng ghế thứ 2, phía cửa sổ, trước mặt Nguyễn Văn Vinh, trong phòng học gần bên phòng cha Bề Trên.

- Nhớ sau giờ ăn sáng, cả đám chạy vội tới lớp cuối nhà mới, để chờ Hương “khét” đi ngang. Không biết ai tìm ra tên Hương. Cũng không biết ai đặt thêm chữ “khét”. Nhưng thật là ấn tượng: vừa tượng thanh, lẫn tượng hình. Nhưng miệng Huỳnh Văn Liên bao giờ cũng to nhất.

- Nhớ khi nghe tin Mạ Nguyễn Luận đẻ em gái, cả bầy ngồi tính toán không biết tới phiên đen hay trắng. Vì anh em nhà Luận cứ một đứa giống Mỹ trắng, đến một đứa giống Mỹ đen.

- Nhớ buổi họp mặt ở Tháp Chàm với Nguyễn Đức Long, Trần Dũng tại phòng Nguyễn Viết Bích trước khi rời khỏi nước. Còn thuộc cả hai bài thơ Dũng đưa: “Amen, Mô Phật” và “Qua Mấy Ngõ Hoa” của Mường Mán.

- Nhớ Hảo huýt gió không cần chu miệng.

- Nhớ nhà Hoàng Văn Hiệp có cây hoa Cẩm Đường.

- Nhớ lọn tóc quăn của Huy cày.

- Nhớ nhà Vũ Quang Hà trước kia ở gần nhà Đỗ Thái Sơn sau lưng nhà thờ Thạch Hãn; sau đó chuyển về trước quận Mai Linh.

- Nhớ Lê Văn Phước, người Mỹ Xuyên, viết chữ thật đẹp. Khi nào cũng gạch đít 2 hàng, thay vì một.

- Nhớ cả cái mụt ruồi to tổ chảng trên chân Trần Minh Phước. Rồi cái sẹo càng khổng lồ hơn sau khi mỗ. Nhớ luôn cả đám sẹo trên bắp vế, khi bác sĩ bào da để đắp lên vết mỗ.

- Nhớ mụt ruồi trên mặt Phạm Thạnh. Đến khi gặp lại, thì mụt ruồi bị phá mất tiêu. Chắc nhờ phá tướng mà được đi Mỹ sau người ta.

Ui cha, ngồi mà kể ba chuyện lặt vặt thì biết đời nào mới xong. Tuy nhiên, cũng chính những ký ức vụn vặt nầy mà được nhà khảo cổ tâm lý đào lên, như những miếng xương gãy vụn, những mảnh sành manh mún của tâm hồn. Ráp lại thành những con khủng long của tinh thần, những hũ sành quý giá của hạnh phúc. Nhờ đó tạo nên một con người, trưởng thành từ lòng yêu thương của bạn bè, hầu biết trách nhiệm của mình là tán phát niềm yêu thương đó tới gia đình, cộng đoàn, đất nước…

Nếu có được chiếc máy thời gian để làm lại quá khứ. Mình chắc chắn cũng muốn chui đầu vô lại chủng viện, cho dù biết trước sau cũng bị “đuổi về”.