KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Gia. Đức Hinh

LTS: Hầu hết anh em 67 đều sinh vào những năm 1954, 1955 và 1956. Đức Hinh dùng hình ảnh các con giáp của những năm nầy (Ngọ, Mùi, Thân) để nhắc lại chuyện xưa.

Người ta kể rằng: Ngày xưa, có một chủ trang trại kia, đi khắp từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây tuyển chọn một số Ngựa, Dê và Khỉ tập trung vào trang trại để huấn luyện sao cho các loài được tuyển lựa có một lối sống cao hơn trong bầy đàn của loài đó, nhưng tất cả  phải là giống đực và phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Ông Chủ biết rất rõ tập tính của các loài đó, do vậy để sai sót trong vấn đề giống sẽ là một thảm họa cho Chủ lẫn Tớ.

Các chú Ngựa, Dê và Khỉ được nhập trại vào một ngày nắng đẹp, bầu trời trong xanh, cảnh vật như muốn hòa điệu trong niềm hân hoan phấn khởi của các lính mới. Các chú Ngựa nghênh ngang đi vào ngẩng mặt lên trời mắt chẳng cần nhìn các loài khác, đầy vẻ tự hào. Các chú Dê tự tin đi vào tỏ ra oai vệ không kém, đôi khi còn vuốt râu nhìn qua nhìn lại như muốn gởi thông điệp gì đó. Các chú Khỉ thì vui vẻ khỏi phải nói vừa đi vừa nhảy, bắt tay Ngựa vỗ vai Dê tạo nên một bầu khí vui tươi và đầm ấm khích lệ một số lính mới dang rơi lệ vì nhớ đến bầy đàn vừa chia tay nơi phương trời xa xôi nào đó.

Ngày đầu tiên, tất cả đều nhanh nhẹn thức dậy theo chỉ thị đã được hướng dẫn,  mỗi chú lính sắp xếp chỗ ngủ gọn gàng, trau chuốt bộ lông thật láng mướt có thể, để tỏ rỏ bản lĩnh của mình với đồng loại. Theo lệnh, các chú lính xếp thành hàng dọc từ nhỏ đến lớn không phân biệt Dê Ngựa. Ông Chủ rảo quanh một vòng rồi lại một vòng nửa, các chú lính bắt đầu thấy rét… Ông nhìn từng chú một và bắt đầu đếm “một, hai, ba….năm mươi chín, sáu mươi.”. Ông bảo tiếp: “số này đi về chuồng phía Bắc số còn lại đi về chuồng phía Nam. Rõ?” Tất cả đồng thanh trả lời: “Dạ rõ!”

Nghe đồn rằng Ban huấn luyện rất cừ khôi, được tuyển từ miền Cao nguyên xa xôi, rừng sâu nước độc và đã trải qua một chương trình huấn luyện trong điều kiện rất khắc nghiệt, hoặc được biệt phái về từ tận bên Tây, hoặc được đào tạo nghiệp vụ ở đó mà nghe nói phải mất hàng tháng trời mới đến được trang trại này. Tiếng tăm của Ban huấn luyện được các chú lính truyền miệng từ chú này sang chú kia rất mau lẹ và cẩn trọng khiến tâm trạng lo âu và sự đề cao cảnh giác để không bị sai sót trong sinh hoạt hàng ngày được tăng cao.

Nếp sống trang trại cứ thế dần dà trôi, các chú lính mới mới đầu lạ nay trở thành quen, quen quá hóa quên, tưởng rằng như đang ở trong bầy đàn như trước kia, bản năng loài thú bắt đầu bộc lộ, tự do chạy nhảy như loài Ngựa, leo trèo như chú Khỉ, quậy phá như cậu Dê, cuộc sống bây giờ không còn êm ả tĩnh lặng như trước, bầu khí ồn ào náo nhiệt, nhưng hầu như mất trật tự. Chuồng phía Bắc nhờ có mấy chú Ngựa chững chạc hơn, nên Dê và Khỉ đỡ quậy phá, đó chỉ là mặt nổi. Trái lại, chuồng phía Nam rất ư là náo lọan, vì toàn là Dê và Khỉ suốt ngày đồng thanh ca hát và làm trò. Cả hai chuồng không biết điều gì sẽ xảy ra từ cuộc họp khẩn của Ông Chủ và Ban huấn luyện.

Sau một thời gian làm chủ trại, Ông chủ thấy mình già nua tuổi tác và không còn đủ sức để bảo ban có hiệu quả với các chú Ngựa, Dê và Khỉ nữa. Ông bèn bàn giao lại cho một Chủ mới trẻ trung, điềm đạm, tài năng đức độ trong việc huấn luyện. Ông Chủ mới chẳng cần phải la to lớn tiếng, nhưng êm ấm và nhẹ nhàng ra tay. Phương cách ấn tượng nhất là bôi sơn: Chú lính nào ồn ào to tiếng trong không gian tĩnh lặng của trang trại, Ông tiến đến và bôi sơn đỏ lên chỉ một tai, tai nào thuận lợi có thể, không biết sơn được đặc chế thế nào mà khi được bôi lên, khắp cơ thể nóng rần khó tả, đó chỉ là một dấu cảnh báo (signal) nhẹ nhàng thôi!

Các chú lính được đào tạo rất cơ bản và đa năng: Trước hết phải biết định hướng, đi đâu và bao lâu, đâu là Nam Tào Bắc Đẩu, dù đêm hay ngày dù nắng hay mưa không được sai sẩy. Hai là phải biết mưu sinh thoát hiểm, phải biết những gì ăn và uống được trong thiên nhiên khi gặp rủi ro để tồn tại, tránh xa mọi thức ăn đồ uống làm xáo trộn tinh thần nguy hiểm đến nòi giống của bản thân và bầy đàn. Sau hết là biết cách vượt qua mọi chướng ngại vật bằng nỗ lực của sức mạnh, tránh mọi cạm bẫy bằng sự tỉnh táo và khéo léo. Các Huấn luyện viên dạy rất kỹ càng để dù Dê, Ngựa hay Khỉ được tinh thông và thực hành thành thạo các bài học trong chương trình đào tạo.

Học được vài ba bài, một số Dê và Khỉ nóng lòng muuốn thử sức xem hiệu quả đến đâu…Màn  đêm buông xuống, tất cả đều chìm trong giấc ngủ, như đã bàn bạc trước, số Dê và Khỉ này tập trung lại, bắt đầu định hướng và tìm cách vượt tường lửa, vài chú Dê làm bàn đạp cho Khỉ leo qua, thoát hiểm bây giờ là mưu sinh, đó là một thứ người ta thường gọi “Bánh mì nóng”, bình thường đã là ngon huống chi lúc cạn kiệt lương thực, thôi thì “fini lô đia”. Thành công lượt đi, do vui mừng vì thành công Khỉ không định hướng được đã trở về lạc chỗ. Sự phá rào mất trật tự gây xôn xao trong  chuồng trại khiến Ban huấn luyện để ý đến.

Tưởng rằng được tuyển vào trang trại rồi là xong xuôi, nào ngờ các vụ ồn ào, phá rào, gây rối trật tự … bắt buộc Ông Chủ phải lựa lọc. Diễn biến này được lặp lại nhiều lần, mỗi lần như thế bầu khí trang trại thật khủng khiếp, cảnh vật im lắng, Ngựa Dê và Khỉ hồi hộp chờ đợi sự gì sẽ xảy ra cho bản thân mình. Lính nào được Chủ mời uống nước, đồng nghĩa với sự từ giã trang trại về lại với bầy đàn. Cuộc chia ly đầy nước mắt sau một thời kỳ cùng tung tăng trên đồng cỏ, lặn lội đáy hồ cá, vui hưởng buồn chia. Đến bây giờ người ta không hiểu thanh lọc theo tiêu chuẩn nào, chỉ biết điều đó phải xảy ra. Sợ uống nước, nhưng qua một đêm sự sợ hãi cũng qua luôn và ngày mới lại bắt đầu.

Số Ngựa, Dê và Khỉ ít dần đi chỉ còn một nửa, hai chuồng Bắc Nam gom về thành một chuồng ở phía Tây, không khí ở đây thông thoáng hơn, sân bãi rộng rãi hơn, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng thể chất các chú lính. Ngựa bắt đầu mọc các lông bờm, Dê khởi động nhú sừng, tay chân Khỉ dài dần ra. Các chú dường như có thay đổi gì đó, đi đứng chững chạc hơn, lông lá mượt mà hơn, cư xử lịch lãm hơn nhưng có vẻ đăm chiêu suy tư nhiều hơn, có nhiều lúc muốn phóng tầm nhìn ra khỏi trang trại bên kia tường rào theo bản năng để tìm sự khoan khoái nào đó…

Ngoài đào tạo kiến thức các chú lính còn được đờn ca xướng hát, một dàn đồng ca không thể chê vào đâu được: Ngựa hi hí, Dê be be, Khỉ khẹc khẹc hòa lên một âm thanh hay tuyệt vời đến rợn gáy, đôi lúc còn được đến hòa âm ở các trại khác và được tán dương đến bất ngờ! Trống đánh một đùi, đàn đánh một tay đó là bản năng nhưng khi được đào tạo, đánh trống nổi tiếng là một chú Dê, nổi danh đánh đàn là một chú Khỉ, ghi-ta nghe hay lại là chú Ngựa. Tài năng có thừa đàn Ngựa Dê Khỉ cảm thấy oai ra phết và rất đỗi là tự hào!

Sau những đợt thanh lọc, số đông Ngựa, Dê, Khỉ quay về sống thích nghi với bầy đàn, số ít còn lại phải chuyển trại đến một nơi rất xa. Bất thình lình, siêu bão số 75 tràn đến, tàn phá biết bao trang trại, cuốn đi hết nguồn lương thực, đoàn Khỉ Dê Ngựa cũng tan tác theo, cuộc sống càng ngày càng trở nên kham khổ. Ngựa kéo cày thồ gỗ, Dê phát rẫy tìm trầm, Khỉ xoay sở bán buôn… Những bài học ngày xưa nay được mở ra cứ thế mà thực hành, cay đắng lắm, kiên trì lắm, nhưng thành công thật bất ngờ. 

Nghe đâu các chú Dê ở miền Nam gần Sông Nước, da dẻ rất hồng hào luôn quan tâm đến  mấy con Ngựa, Dê, Khỉ ở miền Trung nơi chó ăn đá gà ăn muối, có khi còn dược ăn bánh ngọt uống sữa dê nữa. Đồn rằng, các Chú Ngựa, Dê, Khỉ nơi phương trời rất xa cũng hào hoa không kém luôn động viên tinh thần lẫn vật chất. Quả thật “nemo dat quod non habet” (không ai cho cái mình không có) đọc thì dễ, học rất khó, làm lại khó hơn. Nhưng các chú Ngựa Dê Khỉ ngày xưa, nay đã làm được. Phấn khởi chứ! Hãnh diện chứ! Hoan hô chứ! Nào cùng hòa lên bài ca Te Deum các chú ơi!

Đà Nẵng, 22g. 31/10/2009