KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Phạm Thanh Cương, 21-01-2010.

Quảng Trị đã gần cuối tháng 8 rồi, mới 8 giờ thôi mà trời đã nắng nóng. Về An Đôn, giáo xứ bên bờ sông Thạch Hản, cách Thành Cổ hơn 3km đường đất đỏ. Lần đầu tôi đến nơi đây. Ngôi nhà thờ nho nhỏ, xây theo truyền thống, vươn  lên giữa ngôi làng hình như chưa lây mùi thị thành như bao bao làng quê khác. Một bên sân nhà thờ đang phơi đầy sắn.Vẫn còn nghèo, dân dã. Tôi hỏi thăm cha xứ Hồ Văn Quí, người thầy một thời Hoan Thiện và Xuân Bích của anh em HT67 chúng tôi. Ngài vắng nhà, nghe các chị nói Cha đi Huế lẽ ra về hồi hôm. Có thể trưa về. Ngồi dưới tháp chuông đợi Ngài. Gió Lào bắt đầu thổi, mang thêm hơi nóng từ Khe Sanh-Lao Bảo. Nắng nóng, khô càng khô. Về trưa gió mạnh hơn nên cũng thấy mát. Miên man nghĩ về Thầy, nhớ đến hồi Hoan Thiện, còn trẻ, cao to, giọng Quảng Trị sang sảng, mỗi lần dù có bị quát vì không thụộc bài, tôi cũng không run sợ bởi trong cái  âm sắc đó có tình cha.

Ngài dạy tiếng Pháp, cả lớp đều sợ cái trí nhớ “vĩ đại”, môn học khó và khô, nhưng đứa nào cũng mong đến giờ để được nghe mười phút Châu Đảo, câu chuyện hồi hộp li kì…Tiếng Pháp vào óc chúng tôi bằng con đường đó… nhẹ nhàng và phấn khởi. So lại, bây giờ cũng đi dạy làm thầy, nhưng không biết học trò có háo hức đợi thầy, kiến thức có nhẹ nhàng đến với các em như xưa hay không? Mỗi giờ lên lớp, người kỹ sư tâm hồn ngày nay được cái đồng hồ chỉ đạo, còn đâu mà kể Châu đảo như cha Quí, học trò chỏng tai nghe “Bồn Lừa” tỉ tê của cha Lê Công Mỹ…(có mà cháy “áo gián” phải không quí thầy Bích, Hộ, Hồng...?)

 Buổi trưa nơi đây buồn lạ, im ắng, vắng vẻ, lâu rồi mới cảm lại cái bình yên nơi thôn dã, nên cũng khoái. Đến trưa vẫn chưa về, có lẽ Ngài cũng sợ đánh thức làng quê.

Chiều thị xã uể oải, phố phường hé mở vì không muốn đón cái bụi mù hanh khô. Đợi mát trời, tôi trở lại An Đôn, ngôi nhà xứ ba gian rộng cửa, chiếc xe DD đỏ trước hiên. Cha có khách, mà khách tây, vì từ xa đã nghe Ngài cười nói tiếng tây với ai đó. Đợi hơn 5 phút, tôi mới biết Ngài đang có điện thoại. Cuộc goi gần cả tiếng. Trời sắp tối.

Gặp Ngài, căn phòng đơn sơ, giống bản chất nông thôn của nó. Ngồi trước Ngài như thời còn thơ, Ngài hỏi nhiều về anh em trong lớp: Mai Nam Hùng, Hà con ông Vọng, Viết Hùng, Bích cọt,...có gặp cha Dung, Minh Phước bên Pháp, ….học trò hiện lên trong Ngài từng đứa từng đứa một, nhìn cái đầu “đại” của Ngài, anh em thường đùa là sân bay trực thăng thời chiến bây giờ đã trở thành phi trường quốc tế bình yên cho hàng ngàn chuyến bay đến rồi đi trong cuộc đời Ngài. Một thời là giám đốc Xuân Bích, rồi mấy chục năm liền bám trụ Quảng Trị, xây dựng những cộng đoàn tả tơi hồi hương... Cao to, vẫn khoẻ, câu chuyện rôm rả, Ngài cứ khen lấy khen để anh em mình kết chặt tinh thần Hoan Thiện, rất tiếc không về Hội Ngộ Thầy Trò được. Liếc thấy đã gần 8 giờ tối, tôi vội vàng xin kiếu từ, hẹn lúc khác vì đã đến giờ kinh.

Ra về lòng mãi băn khoăn, hình như Ngài muốn tôi ở thêm, nhưng chẳng nghe nhắc đến chuyện cơm nước. Giờ mới biết, mỗi ngày một bữa trưa….thế là đủ. Xứng danh là cha “Quí đại”.

Đến Xuân Bích vào thăm cha Nguyễn Văn Bính, Ngài lại vừa mới rời cổng ít phút, cho đến mãi bây giờ vẫn chưa gặp lại, nhưng Ngài luôn vẫn ở trong tôi. Làm sao quên được giờ địa lý, cùng khổ người với cha Quí, Thầy cũng cao to, đứng choán hết cái bảng, tay trái vẽ bản đồ, tay phải viết tên nước. Giờ nào cũng vậy, phục lăn Ngài. Nhờ vậy, chúng tôi thuộc cả thế giới từ cờ cho đến thủ đô….Không quên cái dáng đi vội vã, chúi về phía trước, Ngài là vậy, nhanh nhẹn luôn cầu tiến …làm những cái mới.

Một kỉ niệm khó phai, hồi lớp 9, có triển lãm tranh, cả trường tham dự, may mắn tranh tôi được treo. Trong đám khách tham quan có đoàn nước ngoài. Xong cuộc, cha Bính gọi tôi lên phòng và cho tôi tiền, cha nói là có ông Tây xin bức tranh của con và tặng con 20 đô la. Rất rõ, tôi vẽ một bà mẹ dân tộc Ka-tu địu con trên rẫy, miệng bập điếu cày thơm phức mùi xì gà của Phước tặng…mới tập tu mà đời tôi đã lên đô. Cảm ơn Thầy Phi Hùng đã tập cho tôi vẽ truyền chân một bàn tay đủ ngón, không như thằng Chiếu bị bạt tai vì cả gan dám sáng tạo bốn …?

Năm nay, sau cái hội ngộ hè 09, mới thấy trăm hoa đua nở. Không ngờ cái Dương Phong nó làm “dạc sĩ” bên Canađa, thêm Hoàng Hiệp, Trần Hoà ở đất Việt, sáng tác tùm lum, cái nào cũng đạt cả, chừ thì chủ biên Hảo búi, thương ai bỏ ai đây…cho vào tất?

Còn nữa cái tên Đức Thuỷ hào hoa, ngày trước cũng làm thơ dữ lắm, vừa rồi về Bà Rịa dự giải đêm liên hoan tếng  hát “Sao lạ điểm hẹn Bình Châu”, (đồng giải Sao mai điểm hẹn Tuần Châu) hắn ca bài hắn viết, với phần phụ hoạ bè be đột xuất của Viết Hùng làm nức lòng người. Tiếc chỉ trao giải nhất, mà bài nầy lại đạt giải đặc biệt. Ban tổ chức đề nghị thu âm bài nầy để anh em cùng nghe. Tiếp cái Bạch Thu Hà với giọng ca Nam bộ nhiễm phèn của thí sinh Hồng bụng đến từ Đồng Tháp làm tim thằng Phúc rã ra tiếc nuối (nếu có mặt Thúc An chắc phải chở hắn đi cấp cứu qúa), đến lượt Vũ Hà lên đài, ấm ức đã lâu, nay có dịp bùng nổ, cất giọng tình ca làm đám phụ nữ chết cứng.

Thật lâu mới tỉnh lại, vỗ tay rào rào, mấy bà khen nức nở hỏi dồn dập tại sao hồi trước mấy ông đi tu mà yêu đời quá vậy? Như mở cờ trong bụng, nửa say nửa tỉnh tôi lên giọng hỏi lại: “Nè, mấy bà có biết nhạc sĩ nổi tiếng Trần Tiến là cháu của nhạc sĩ Giuse Trần Lộc, người thầy dạy nhạc cho tụi nầy  không? Đã vào đó tu rồi thì cái chi cũng phải biết, yêu đời thì dễ ợt, tụi này còn biết yêu luôn các bà khi còn bú ngoại cơ…hì hì! “Hăng máu nên quên mất ở đây không phải là quán Kara, xổ thêm một tràng tây: “Đời, c’est la vie, phải không bà ba? (chết mẹ hỏi lộn). Nhờ say không ai bắt bẻ.

Ơn của cha Trần Văn Lộc dạy nhạc, nào ai dám quên, phải không các bạn nhạc sĩ trái tay?

Ngày mai hết hạn nộp bài rồi, nếu còn, dự định lần nầy đi thăm lại những người Thầy, những tác giả đã góp phần tạo nên một phần đời chúng ta, ghi thêm những dấu ấn kỉ niệm khắc đậm vào tuổi thơ, những tờ giấy trắng bắt đầu bằng nét chữ YÊU THƯƠNG.