KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Phạm Thanh Cương HT67

Màn I :

Cầm tinh con Mùi, đón cái Tết Mậu Thân nhớ đời! Hắn cùng lứa với  Ái, An, Bích, Cao… da ngăm đen, rắn chắc, khá  hiếu động. Hắn sinh ra ở nơi nhiều đường lắm ngõ, nhưng chẳng bao giờ có tai nạn giao thông. Vùng ấy không phân chia ranh giới. Ai đo biển được? Ai đếm cát làm gì? Tự do thoải mái… Tội nghiệp cho hắn phải lên chốn thị thành, lúc nào cũng cảm thấy bứt rứt, khó chịu sau cái ngày trúng tuyển vào “lò” năm đó! Nhưng rồi luyện thành quen. Có thầy, có bạn, hắn tiến hóa từ nòng nọc… đến khỉ! Bản tính hay bắt chước, hắn theo chân Chú Ước (thợ đụng, giúp TCV thời bấy giờ, bị ngọng), mài mò sửa điện… Hắn say sưa quay đèn màu cho thằng Hà “run lê”. Như người ngoài hành tinh, thấy gì cũng lạ, nên hắn muốn biết, muốn làm. Trụ được 7 năm, lọt qua 14 kỳ họp “hội đồng kỷ luật” của Ban Giám Đốc, làm tim hắn muốn nhảy ra khỏi lồng ngực… Hắn lại có mặt trong số hơn chục “đứa” vượt đèo Hải Vân đến Hòa Bình. Chưa hưởng được hòa bình bao lâu, lại trở về Kim Long. Thời gian khổ! Vừa tư duy vừa cuốc cày: hết lập trang trại Ngọc Hồ chuyển sang VAC tận Bến Củi. Đi đâu hắn cũng xông xáo, tò…mò! Cái tính ngông ngông, ngang hầu cứng cổ, thích tìm cái “xen te”; vì vậy có người trùm cho hắn cái “ăng ti”. Cuối cùng hắn phải giã từ “Cõi Phúc” mà đeo kiếp “Dây Oan” vào. Thế là đúng một thập niên “ăn cơm chúa, múa quay cuồng!” (1967-1977). Lên đường… ta đi, ta đi… rộn ràng say sưa… Cùng nhau tiến bước…

Màn II :

Trở về sống với con cháu Lạc Long Quân, chém sóng bửa gió, hắn cảm thấy lạc lõng, ngộp ngộp. Hắn nhớ Kăng, Đề-Các, nhưng Sô-cờ-rát bảo hắn “tự biết mình”. Tự dưng muốn thử sức, so tài… Hắn học 12 năm trong 1 tháng ! Chỉ kịp biết Tố Hữu là nhà thơ. Văn hắn bình đại. Khen tất! Về lịch sử, hắn bảo quân ta diệt hơn 5 triệu “mũi lõ”, và kết quả hắn đậu là nhờ điểm “phét”!

Hết 4 năm “học đại” lại về làng, hắn dạy “tiếng Mỹ như tiếng Tây”! Một mình một cõi nên hắn là Number One! Nghề thầy giáo – tháo giày, hắn phải theo để khỏi phí công dùi mài, nuôi mình chưa nỗi nói chi đến cả gia đình! Túng phải biến! Vợ hắn nghề y. Hắn nổi máu khỉ, bắt chước vợ! Hắn nhớ lại những buổi chiều thứ Năm, bác sĩ Hoa, em của cha giáo Lộc quản lý, vào bày cấp cứu thời chiến. Hắn vốn đã biết tiêm chích cho bầy gà phòng chống dịch cúm, nên chuyển qua tiêm chích, mổ xẻ người không mấy khó khăn lắm!!! Vì trong ngành y “may thầy-phước chủ” mới quan trọng mà! Mà mình lại được coi là thầy mò “mát tay”, nên từ “lang băm a-ba-toa” thành “bác sĩ đa…tạ” do quà biếu ăn không hết… Thời đó, nhà của hắn thành “phòng khám chợ… trời” chuyên giúp đỡ cho những con người khốn khổ vùng biển Hải Nhuận.

Lạy Ngài, con đội ơn Ngài, vì ngoái nhìn lại, hơn một thập niên hành nghề “y-hoa”, mà chưa thấy ai về chầu… ông bà! Xin đội ơn Ngài lần nữa!

Màn III :

Cuộc sống vùng biển quê hắn cùng cảnh với vợ chồng Chị Dậu. Liều hơn Chị Dậu! Liều hơn Chí Phèo! Liều là liều chết… vượt… nghìn trùng xa cách, người đã… Đương chức hai “thầy”… coi cũng hiếm! Thế mà hắn đánh hơi nghe mùi “mở cửa” cần có “thợ nháy”. A lê hấp, hắn bạo gan bán nhà, mua máy quay về hành nghề. Mất nhà, về ở với mạ! Mạ dành cho một “xó bếp” cũng ấm êm!

Lên xe vào Sài Gòn. Cầm đèn pha cho Đơn Dương (em rể của Hà), cướp ngay nghề. Hắn thành thợ “nháy đàng hoàng” với áo ghi-lê 8 túi, ra phét một nghệ sĩ “cuối mùa”! Hắn xăm xăm – xỉa xỉa. Cô nào xinh đẹp, hắn ưu tiên! Nghệ thuật mà! Gặp thời, kẻ đi người ở lại. Con nhớ mạ…Vợ trông chồng xa xứ… Vậy là hắn đã thấy “thần tài” mỉm cười từ cuối chân trời Biển Đông… Vi-déo cứ thế mà ra lò, đáp ứng nhu cầu thương thương-nhớ nhớ của bà con miệt biển quê tôi. Không dừng lại ở miệt vườn… khi danh “thầy” đã nổi như “bèo” Sông Hương. “Thầy” được “rước” lên kinh và trở thành “phóng viên tầm… cỡ… hai lúa..” cho ngành giáo dục tỉnh nhà! Oách chưa? Trước đây người ta sai hắn đến quay cuồng, chừ thì hắn bảo họ làm theo kịch bản của hắn! Ai lại không thích có mặt trên truyền hình? Thế là hắn cho họ sướng đến mê tơi! Và đời hắn lên hương … Hắn dọn nhà lên kinh đô. Đời hắn quẹo qua một “khúc quanh” mới…

Ngồi nhẩm tính lại cuộc đời “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”, hắn ngớ ra: đã 35 năm! Giờ soi gương đã thấy tóc hóa “tiêu muối”! Gần nửa đời người trôi đi, nhớ lại mỗi chặng đường hắn thấy dấu tích của mười năm Màn I  cội nguồn của mọi điều tốt lành. Thầm cám ơn các bậc ân sư đã thắp sáng, mở một con đường, khoác cho hắn một niềm tin để sống. Lòng hắn chùng xuống, bồi hồi nhớ lại Tháp Nhà Tròn, và mấy thằng bạn Chiếu, Dung, Dũng… Phạm Xuân… Mỗi đứa mỗi phương. Hắn ước ngày hội ngộ để kể cho nhau những kỷ niệm… Thế là thỏa nguyện…

Phạm Thanh Cương “thầy bói”,  viết năm 2002.