KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Phạm Thanh Cương, HT67

Cũng vào ngày nầy tháng trước:

Đúng 4giờ ngày 11-12-2009 đoàn HT67 Huế xuất phát đi Hội Ngộ Bình Châu, gồm 11 thành viên, đặc biệt lần nầy có mang theo vợ chồng Lê Văn Lượng mới được truy tìm từ Cồn Tiên Quảng trị trở về cùng đi.

Thật không ngờ đã cuối năm rồi mà vẫn thêm một lần hội ngộ.

Cái ngày anh em Sài gòn về thăm Dương Thế Phong ở Bình Châu, không biết ở đó ăn phải cái gì mà mê Bình Châu đến thế.

Từ Sài Gòn Viết Hùng alô: Cương ơi, thằng Hà có ý định bổn mạng tới mời anh em về Bình Châu, Bà Rịa. Và đúng như vậy.

Lần nầy đi không có các MC Uý, Phương , Long, cặp loa của lớp, nên đoàn Huế lo buồn, không sôi nổi, đường thì dài biết ai làm ngắn lại đây. Trên xe chễm chệ nhà đạo đức học Xuân Hảo, Ông Thần, Sử ừ - cười, Thắng lúc nầy về lo phụng vụ nên chỉ quanh quẩn bên bàn Thánh, tu thân tích đức để chuẩn bị làm phó tế, Đặng Hoà có gu tâm sự đêm khuya, ban ngày hay cười mỉm, Lê Lượng lần đầu gặp nhau, chưa quen anh em nhiều, đã một thời cán bộ ấp, thuộc lòng “im lặng ăn tiên” , Cương thì mắc ngủ, lên xe là đánh một giấc tới bến.

Đường bộ vào Sàigòn không lạ gì cả, cứ hết Đà Nẳng là Quảng Nam…., không khí vẫn trầm lắng sau một hồi phỏng vấn vợ chồng Lượng.

Đến Quảng Ngãi thì Thần xuất hiện, hồi tưởng bằng cái giọng tiếc nuối một thời chinh chiến, làm thân lính kiểng đóng quân ngay trung tâm phố Quảng Ngãi, kể lại cái thời em Chi vợ Ngọc Thanh còn ở trần mút cà rem, chính cô ả là fan trung thành hâm mộ Thần. Mỗi con hẻm, mỗi góc cầu đều có hình bóng hào hùng năm xưa của chàng trai 113…và hết đất Quảng thì đài tắt.

 Ai đó lâm râm cầu nguyện, chợt nhớ Cha Luận, cái giọng yếu ớt, muốn xưng tội cho chắc ăn. Riêng mình chỉ tiếc là có cha đi nữa thì đỡ hao… ghé vào nhà Cha ở Cam ranh nghỉ đêm là thượng sách, vì đến Quảng Thuận Cha Cao sợ quá khuya…Đang miên man tiếc nuối…

Giọng bà Vi hỏi: “nghe cha đau đã bớt chưa?” Thay mặt lớp, mình thông báo luôn tình hình của Ngài, tuần trước Ngài gọi báo chuyện đau, đau cái lưng quá trời, đến bệnh viện Huế, Ngài chỉ đứng thôi, không ngồi nỗi…

Mấy bà thừa cơ hội bùng lên tiếc thương cha, bà Tuyết coi bộ rành rõi nói như đinh đóng cột: “Ừ, phải rồi, ông mới đi Hà nội vô, tuần trước đi Nha Trang ra, đi lên đi xuống Hà Úc- Huế ngày một như tài xế xe khách Vinh Hiền…cả đời ngồi côi xe tội nghiệp, chừ không ngồi được là phải rồi.”

Bà Lành nhà tui cũng tham gia: “Đúng đó, tui chộ làm Cha đứng nhiều quá. Khi Lễ thiên hạ đứng có ngồi có, chứ cha thì đứng gần như suốt buổi lễ, ngày qua năm lại cái cột lưng nó thẳng, nên khó ngồi là phải. Bà dẫn chứng thêm: “Tui vô Thăng Tiến mấy bữa mà đứng oằn cả lưng, huống chi cha Luận làm Cha Linh Nguyền…” Vì bệnh nghề nghiệp, nên giải thích đại rằng đứng nhiều cho nên tuỷ sống nó tụ đóng cứng lại, chừ tra rồi nên cô-lét-tờ-rôn tăng, trộn thêm mở cầy nữa thì tuỷ nó phì đại tràn ra ngoài ống tuỷ đụng bó thần kinh tháp, đau là chắc rồi.”

Nghe coi bộ có lý….

Tường Vi bồi thêm, hai chị nói phải, tui thấy cha quá cực, chân đi mà bụng ở nhà thờ, ai lo cho. Cứ như anh Thắng sướng thiệt, đi ra là quên đường về….có Vi–ôsin lo tất. Mà cũng thôi, chuyện cũ xí xoá, chừ thì anh ở nhà luôn …tui lại vất vả hơn.

Bà Lành Lượng, cái giọng đặc Hạ Lào át cả tiếng còi xe ….nổ: “ăn thua chi mấy chị ơi, mấy tay cán bộ, như ông xã tui làm trên xã đi xã láng…chỗ rừng rú, tối đóng kín, sợ cọp beo vồ, rứa mà ông đi cả đêm, sáng mờ mờ dắt xe về đổ tội xe hư dắt bộ suốt đêm. Nghĩ cũng thương cảnh cô quạnh trong rừng, về nhà là mừng rồi, sai con ra đẩy xe giúp ba, ai ngờ con bị phỏng vì đụng ống pô….!”

Thấy mấy bà bênh cha mà rủa chồng…Thật ra không sai tí nào, mấy ông quàng tay ra sau lưng nắn xương sống, chẳng có ai đau lưng cả. Cũng may, nếu đau e mấy bà kể thêm tội…

Sau khi làm mấy li riệu “đào tiên” cho giãn xương cốt, Thắng vươn vai tuyên chiến: “Nè nè, mấy bà vừa phải thôi nghe, nếu không có mấy thằng ni thì mấy bà hoá “xơ” cả rồi. Đi nhiều đứng nhiều thì đau nhiều à? Chưa chắc, cứ hỏi thằng Phương thì biết, hắn cỡi honđa 67 lên Ban Mê Thuộc chở cà phê về Huế mỗi tháng bốn lần, chưa kể rang xong chạy đi bỏ cả tỉnh Thừa Thiên mà có khi mô đau lưng? Còn thằng Long Rô, ra trường dạy ở Qui Nhơn sáng vô chiều ra cả chục năm, chưa kể ra vô An Lỗ thăm vợ con ở tập thể trường Quảng Vinh ngày bốn bận. Rồi thêm cả mấy năm ni dẫn Tây đi khắp Việt Nam, sáng vợ đưa ra một trăm ngàn tối tối mang về một trăm rô…đi nhiều, đứng nhiều thêm nhiều rô. Ngày nào chưa đi là bà Cúc nhắc khéo “Thôi ba mệt ở nhà đi …đi….” Cho nên anh em cũng thông cảm chờ Long ngồi là họp lớp ngay….hơi bị khó.  Cứ gọi thử hỏi xem Long nó đi hay ngồi, đang ở Hội An là cái chắc, sai, xin độ một thùng ken. Càng đi càng khoẻ, vợ êm. Nghe xong mấy chị em coi mặt mày cũng hơi chùng…

Có tiền đề thì phải có phản đề. Chừ ai làm cái xen te đây?

Bóp trán suy nghĩ, ai cũng muốn có một cái gì đó để chứng minh: do chi mà đau lưng?

Trên cao kia, bác tài Sơn (em ĐÔ Dung) hắng giọng hát kiểu ngâm thơ: “Thôi em đi về đi, đi thì đi, người xe đều đi, đau thì khỏi đi….đỡ hao  …..xăng xề!!!”, ngẫm ra cũng đúng.

Mình nhìn xuống thấy Hảo hình như chuẩn bị phán, chậm rãi giọng tỉ tê: “Nói thiệt cách đây hơn chục năm mình có đau lưng, ít thôi, uống thuốc chả hết đau, sau khi mấy nhóc vào đại học thấy tự dưng hết đau chẳng thuốc thang gì cả, chả biết thế nào, hay là mừng quá hóa bớt đau??? Coi bộ lập luận ni cũng khó mà thuyết phục, chán kẻ mừng mà đau vẫn hoàn đau. Im lặng nặng nề, xe đến Bình Định, bụng cồn cào,  nhưng ai ai cũng ra vẻ suy tư…

Cứ im thế nầy thì kẹt quá…Mình nghĩ phải nói cái gì….

Tổng hợp người đau trong lớp, Hảo hết đau khi các con vào đại học, hắn có 3 con, còn Cương, Long, Thắng mỗi đứa 4-5 con đi nhiều, đứng nhiều mà chưa thấy đau lưng. Riêng Cha chẳng vợ con nào cả mà đau trệt, suy ra con càng đông càng khó đau lưng. Vì sao? Làm sao chứng minh luận điểm nầy đây một cách khoa học?

Các bà nói cũng đúng, ý quan Thắng càng chí lý hơn, cũng may nhờ ông chủ tich Kim Long thắc mắc mà mình nghĩ ra thế nầy. Trịnh trọng cắt nghĩa:

Thưa quí bà, các cụ lớp ta thân mến, theo thiển ý tại hạ thì nguyên nhân cha đau lưng là do cha còn tuỷ nhiều, nó ứ tràn ra ngoài các đốt xương sống, chèn mấy bó thần kinh theo y học mà bà xã tui chứng minh khi hồi. …Các bà nhốn nháo: “đúng rồi đúng rồi” không khí nóng lên, ồn ào tranh cãi, các ông cũng nhất trí vậy. Thầy Thần ngồi sau phản đối, rứa thì Chúa tạo ra tụi mình không có tuỷ à? Tao không đồng ý. Nan giải thiêt. Mình đấu dịu:

Dạ xin thưa, Chúa cũng cho mình tuỷ như cha, nhưng tại sao anh em mình không đau, đó vấn đề, xin tất cả cùng tư duy…..Ai ai cũng nhăn nhó, bóp trán…một hồi vẫn chưa ai lên tiếng. Mình tiếp:

Theo tôi, tụi mình bị vợ và bầy con nó hút mất tuỷ rồi, chỉ còn xương thôi, có mô mà chèn thần kinh ???

Lại im lặng bao trùm.

Dưới kia bà Tuyết rỉ tai Hảo chi đó, bà Vi choàng tay qua cụ sói nhà mình, bà Lành đè đầu Lượng xuống hình như nhổ tóc bạc….

Có tiếng đàn bà thì thầm: “thằng cha Cương nầy nói phải đó, té ra hết cả tuỷ rồi à, thôi hưu sớm cho khoẻ ông hí !!!”

Cám ơn Chúa, nhờ cha Luận đau, anh em cãi nhau mà quên mất đã qua hơn hai trăm cây số nhẹ tâng. Đến Sông Cầu, Phú Yên xe ghé quán Ngọc Anh.

Huế, đêm trở gió
11-1-2010

 

Thà lầm hơn.... phải không Cha?

Như đã nói hồi nãy, 4 giờ sáng xuất hành anh em điểm tâm đặc sản món không khí vừa ăn vừa chạy tại nhà mình. Đến Chu Lai 10 giờ, chêm bữa lỡ một tô phở “loại phở hàng cháu Hà Nội”, thế mà ai cũng khen tuyệt, vừa húp vừa thèm thêm. Hơn 3g chiều đến Bồng Sơn, ghé quán  Ngọc Anh. Cũng may nhờ bị kích động bởi chuyện đau lưng, nên cái đói cũng thủ phận ngồi im. Xuống xe, tấp vào. Loáng một cái hai hàng cơm nước bày ra. Không ai bảo ai, nhưng tự biết bữa nầy ngon nhất, bởi ai cũng biêt mình đang  làm vua và bị Trạng mời xơi món “mầm đá”, hầm từ tối qua đến giờ….mới chín.

Chừ trở lại chuyện vì sao lại chọn ghé quán cơm nầy? Một dãy hàng quán dọc biển Bồng Sơn. Xe lướt qua cả dãy quán rồi, vậy mà phải quay đầu trở lại Ngọc Anh. Nghe tên quen quen, biết đâu Cha Anh đầu tư, thôi thà vào lầm hơn đi bỏ sót. No nê rồi, cô chủ ra tiễn đoàn, vì đoàn ta đặc biệt, lần đầu câu mời quí khách ngon miệng của bà thực thi triệt để ở đây. Nghĩ sao cũng được, chứ cô chủ tốt bụng lại hao hao bà xã bác Thần. Đặng Hoà xon xen lôi cái máy xin một pô kỉ vật. Lanh chanh nghĩ mình quen làm phó nhòm, mở máy chụp giúp. Lay hoay mãi, thay mấy lần pin, ống kính vẫn không động đậy, bối rối, mình xin lỗi, chắc máy mới chưa quen. Định bỏ máy vào bao thì ống kính lòi ra, vội vàng bấm máy nhưng nó chẳng nghe, bất động, đúng là trên bảo... chẳng nghe rồi... Tiếc không ghi lại hình để minh chứng với cha Anh. Lỡ đó là quán của Ngài thì tiếc quá.

Qua Nha Trang, định đón Cha, nhưng Ngài bận thi học kỳ không dự được. Hay là ý Ngài muốn tích lại chờ hè năm tới mới xuất cho đã. Đến Cam Ranh trời nhá nhem, không biết đợt nầy thương nhớ Huế lắm hay sao mà anh em cứ gọi suốt, từ trước khởi hành cho đến tận vào ngõ Cam…..Tính sơ sơ tiền gọi điện bằng tiền thuê xe lên cha Cao.

Đã hẹn nhau là cả ba chàng Dũng, Công và Nguyện đứng đợi bên lề phải đường. Thế mà khi xe đến chỉ có một người vẫy, tưởng là khách đón, xe chạy tuốt. Đi một đoạn, quay lui thấy ba ông vác xắc chạy trối chết theo xe. Đích thị là họ nhà Cam rồi. Xe dừng, đón anh em lên. Dũng vừa thở hổn hển vừa phân bua: tại cái pít tong của hai thằng nớ bị lỏng (khi xe gần đến thì hai đứa băng qua bên trái núp vào bong tối ..tè). Thêm vui.

Anh em hội ngộ trên xe, kể cho nhau nghe quãng đời xa vắng, đường lên núi cha Cao gần trăm cây không thấy xa.

Đêm Quảng Thuận, đêm ân tình, ngập tiếng cười. Đêm đó mình đánh ro một giấc mặc cho Hội nghị hiệp thương Huế-Quảng Thuân diễn ra trên đầu. Tiếc không tham dự để tường thuật, chợt nghe tiếng chuông nhịp một, mở mắt thấy Nguyện đang cãi với mấy cái li lăn lóc (nghe nói vui lắm!) Lễ ra, các bà tranh thủ thăm nhà văn nữ Dương-Osin gần đó, còn mấy ông chưa kịp tham quan cái “ba toa-lơ siêng” của Lê Huy. Riêng cha Cao hả hê tâm tình với vợ chồng Lượng. Không có Ngài lặn lội truy tìm đồng đội thì ai mà biết cán bộ Lương bây giờ ở nơi mô?

Mừng Hội Ngộ áp chót.

Sáng ra hai xe đi Bình Châu, bàn nhau cho anh em thấy cái Mũi mà Né, địa danh du lịch cực hot. Vòng quanh biển, cát vàng, dừa xanh, các khu nhà nghỉ hiện đại…thoáng qua. Mang tiếng đến Mũi Né mà chẳng  ai chạm đất. Thôi cũng an ủi, thà cỡi ngựa xem hoa còn hơn là sau ni ở nhà ru cháu xem Tivi-Mũi Né…

Trên đường đến Hàm Tân-Hồ Cốc, ghé thăm Hoàng Văn Hiệp, gần 40 năm mới gặp lại. Mấy hôm nay nghe về họp mặt, Hiệp mất ăn mất ngủ, cứ ra ngồi trước nhà ngong ngóng, Gọi anh em nhiều, lần nào Hiệp cũng tha thiết mời cơm trưa. Sợ về quá muộn, thôi thì đành khất lại lần sau, Hiệp hí!

Bệnh tật như vậy, nhưng vẫn yêu đời, yêu bạn bè. Xa nhau nhưng Hiệp vẫn dõi theo anh em qua trang thư điện tử HT67, gởi tâm tình qua các ca khúc cho Kỉ yếu… Hiệp ngồi đó, vẫn như xưa, nhỏ nhẹ, hay cười, chỉ tiếc không đi đâu được... Đến thăm lần nầy, khó nén được xúc động,.. thấy Hiệp di chuyển khó, tay chân bây giờ đã run …

Xót xa hơn là còn có thêm chú em Phúc, nằm liệt giường, hai anh em được người chị chăm sóc…. Tình cảnh là vậy, mà trên bàn làm việc của hai anh em đầy sách vở, triết, đạo, đời và có cả máy tính…được biết cả hai sử dụng khá tốt và đã góp phần không nhỏ cho giáo xứ mình… Thiên chức Linh mục Chúa dành cho Hiệp là vậy đó. Hôm nay cậu ấy là nhân vật số một, làm nền cho mấy cái máy chớp lia lịa, không kém đại hội... Hiệp cảm động khi thấy một chút hạnh phúc nhỏ nhoi chợt đến…

Mấy chục phút, một tâm tình, giờ chia tay, Hiệp quá xúc đông nói như sấm: “mai tau tới Bình Châu với lớp…”

Lên xe, lòng buồn rười rượi...

Đến Bình Châu theo kế hoạch. Anh em Sài Gòn đón ở khu nghỉ dưỡng….Lại vui ngày Hội Ngộ Bình Châu.

Thế là hai đầu nhập lại, kể lếu láo cho vui, và cũng xem đây là một lời tạ lỗi với các anh em không có dịp cùng ngộ Hồ Cốc-Bình Châu đang nóng ruột muốn biết một nửa ngoài kia nó đi vào thế nào. Cảm ơn Nguyễn Viết Hùng, người đã vẽ đường thẳng Sài Gòn-Bà Rịa, có hình sôi động, còn mình hí hoáy vẽ lại đường hơi bị cong, lại thiếu cái minh họa. Để nói có sách, mách có chứng, xin anh em xác nhận thằng Cương lếu láo cỡ nào….?. Nhất là Quảng Thuận: Bích, Dương và cha Cao…  sao chụp nhiều rứa mà tới chừ chưa chộ chi hết, hay là máy hư cả rồi? Mau mau gởi hình cuộc đoàn tụ ở nhà Hiệp, để anh em cùng chia...

Huế, đêm trở rét 12-11-2010