KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Lê Ngọc Chiếu, HT67

Sau những năm nhiều kỷ niệm ở TCV Hoan Thiện – Huế, đời mình lại gắn liền với cao nguyên Trung phần của đất nước. Ban đầu là Lâm Đồng – Đà Lạt, rồi đến Đaklak – Ban Mê Thuột.

Hồi đó, học xong Lớp 12, mình được các Cha giáo cho tu học tiếp ở Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt. Cùng lớp có Nguyễn Minh Tâm. Niên khóa 66 có Nguyễn Hải, Nguyễn Đình Khâm; Nguyễn Hưng 65; các lớp trên có Nguyễn Trung, Thái Văn Thắng, Nguyễn Văn Dụ, Võ Quý, Dương Quỳnh, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Văn Chánh, Phạm Ngọc Hiệp, 2 cụ sáu Đặng Thanh Minh và Nguyễn Văn Tuyến là trưởng nhóm Huế.

Hằng tháng bọn mình họp mặt nhau cùng nướng bắp, nướng mực lai rai với rượu trái cây Đà Lạt, không nồng đậm như rượu đế Jac Lộc nấu, nhưng cũng vui.

Từ miền Trung, theo quốc lộ 1 đến Phan Rang, rẽ phải leo hết đèo là tới Đà Lạt. Hướng Sài Gòn, đi ra tới ngã ba Dầu Giây, rẽ trái rồi leo hết đèo là tới. Đà Lạt luôn xanh tươi, nhiều hoa trái, rau cải… Khí hậu mát mẻ, không quá ồn ào, rất thích hợp cho việc học tập, giáo dục.

Cũng như các lớp đàn anh, lớp mình vừa học trong GHHV vừa ra ngoài học đủ các môn đúng chương trình của Đại học Đà Lạt. Dưới TCV Huế mình có một Oxarango rèn dũa, quát tháo ồn tai. Lên trên Đà Lạt lại gặp 6 vị giáo sư ngoại quốc nữa! Tha hồ căng phồng lổ tai nghe réo rắt! Học xong đến đi chơi, giải trí cũng có nhiều chỗ: thác Prenn, thác Datangla, núi Langbian…

Xảy tới biến cố thống nhất Nam Bắc, rồi xét lý lịch, nhà nước mượn các cơ sở, nhà trường tôn giáo. Cuối nãm 1979 mình và Cha Quỳnh là 2 trong nhóm 25 anh em đợt cuối cùng rời Giáo Hoàng Học Viện để giao toàn bộ nhà trường cho chính quyền. Cha Quỳnh lo chuyển về Huế. Còn mình được cấp giấy về Daklak với gia đình.

Lúc đó ba mình đã chấp hành đem gia đình đi kinh tế mới Daklak sau khóa học tập cải tạo dành cho sĩ quan nguỵ ở Quảng Nam Đà Nẵng. Mình lại gặp cao nguyên, nhưng Daklak rộng lớn hơn. Đường quốc  lộ 1 đi tới Quy Nhơn, rẽ phải, lên đèo là tới Pleiku rồi Buôn Ma thuật. Dân ngoài Bắc gồm người Kinh, người dân tộc Tày, Dao…và dân Quảng Nam vào Daklak khá đông. Mình gặp được mấy bạn trong lớp: Trần Dũng ra trường Sư phạm Huế vào đây dạy học. Gia đình Cha Anh vào đây sống cho gần bà con. Rồi Nguyễn Trường Sơn cũng hoàn cảnh dân nguỵ phải lên đây như mình.

Thuở mới đến có nhiều  khó khăn: trước hết là núi rừng rậm rạp, hoang vu, khí hậu nặng nề khắc nghiệt! Phải vượt qua những cơn sốt rét rừng! Lúc đó tình hình an ninh chưa tốt, lộn xộn, bạo động của ngưòi dân tộc Fulrô. Thiếu điện, thiếu nước, thức ăn từ thịt rừng, rau rừng. Nay đã có mọi thực phẩm đầy đủ như các nơi. Nhà thờ cách xa cả trên chục cây số: đi bộ, đi xe đạp dự lễ, khi đã có đường nhựa thì đi Honda, xe buýt. Cũng sắp có nhà nguyện  ở gần rồi! Ban đầu dân chỉ biết trồng khoai, sắn rồi dần dần trồng lúa, bắp, đậu. Nay đã thành các vườn điểu, vườn sầu riêng, rẩy cà-phê, vườn tiêu, cao su … có giá trị kinh tế hơn nhiều!

Trên nầy người kinh sống gần người dân tộc, đa số là người Êđê, Bana, Sédan, M’nông. Các cha xứ đều gắng học thêm tiếng dân tộc. Người dân tộc đi lễ rất đúng giờ, không đi lễ trễ. Họ siêng ngăng đi xưng tội, nên mỗi lần xưng tội là xếp hàng dài lòng thòng. Cha xứ hay mượn các cha gần quanh vùng đến tập trung giải tội giúp. Cha xứ đi “trả công” sau. Năm sáu cha ngồi giải tội đến chiều mới xong! Cũng có nhiều ơn gọi nữ tu người dân tộc. Trong tháng Mân Côi, các gia đình tập trung đọc kinh chung, theo thứ tự mỗi đêm đọc kinh một nhà. Đời sống đạo cứ tiếp tục đi lên. Hàng năm đều có gần một trăm người trở lại đạo. Có hy vọng mới cho cao nguyên!

Người bạn đời của mình đã về chầu Chúa, để con cái lại cho mình chăm sóc gần 5 năm nay. Như vậy đời mình đi tu cũng lỡ dở, rồi lập gia đình cũng ương ương! Nhưng tạ ơn Chúa đã không để mình đánh mất đi sự bình yên tâm hồn Kitô giáo. Sự bình yên không như một mặt hồ nước phẳng lặng yên tỉnh, mà như hình ảnh một con chim đứng an nhiên bên tổ ấm, trên một cái cây mọc bên vách núi, phía bên ngoài là thác nước đang tuôn đổ ầm ầm dữ dội. Sự bình yên không có nghĩa là không có sự xáo động, không có sự khó khăn, không có sự khó nhọc. Sự bình yên đó không hệ tại ở những điều kiện khách quan bên ngoài mà phát xuất từ chính tâm hồn con người.

Chúng ta hãy làm như mẹ thánh Têrêxa Calcuta đã nói “Hãy lãnh nhận thử thách, hy sinh thật sự, có lòng mến Thánh Giá, rồi cầu nguyện sẽ có đức tin, đức tin sinh ra tình yêu, tình yêu dẫn đến phục vụ, và phục vụ cho hoa trái là sự an bình”.