KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Người cùng quê thường gọi Ba tôi là “Thầy Nghiêm”. Không biết vì trước đây Ba tôi là cựu chủng sinh An Ninh, hoặc là có dạy học đâu đó rồi chết tên. Nhưng 11 anh em tôi, bây giờ cũng đã già hơn tuổi thọ của Ba tôi, cũng đã thành danh, thành thân, mà mỗi khi về quê, đều bị gọi là con thầy Nghiêm, chẳng ai để ý đến tên tuổi, chức tước của mình. Xem ra, chúng tôi vẫn chưa thoát được khỏi cái bóng của Ba mình. Mà Ba tôi, từ thuở nhỏ cho đến khi qua đời, dù ở xa hay gần bao giờ cũng ẩn náu dưới bóng Mẹ La Vang.

Vì có hai người cậu ruột làm linh mục thuộc địa phận Huế: Linh mục Nguyễn Linh Giáo và linh mục Nguyễn Linh Kinh, nên hồi nhỏ, Ba tôi thường đi “ở chú” với cha Kinh. Cha Kinh lại có một thời gian dài làm cha sở nhà thờ La Vang, sau đó qua đời, được chôn cất sau lưng nhà thờ Đức Mẹ. Nên có thể nói rằng Ba tôi lớn lên dưới bóng Mẹ. Vì vậy mà ông có một niềm gắn bó sâu sắc với Mẹ. Suốt đời, khi làm việc nầy, lúc làm việc khác, nhưng bao giờ cũng có mặt tại La Vang. Có thể nói rằng mỗi công trình xây cất, tổ chức lễ lạc, kiệu ngò, ít ra là trong các thập niên 50, 60 và 70, đều có ông góp sức. Ngay cả khi ở tù cải tạo, vẫn cứ thấp thỏm không biết khi nào Đức Cha cho tái thiết lại La Vang, để khi về tiếp tục phục vụ.

Và cũng nhờ đó, khi còn nhỏ, tôi cũng thường được theo Ba vào La Vang. Khi ngồi một Ba trên chiếc xe ủi đất làm nền nhà Tĩnh Tâm. Lúc chạy theo xe hủ lô cán phẳng công trường. Khi leo lên xe O Sắc (chắc là nữ tu đầu tiên của địa phận Huế biết lái xe hơi) đi chợ Quảng Trị. Lúc chạy theo chú Hoa đi hái sim sau đồi Thánh Giá. Và cũng được nghe Ba tôi kể một vài điều, nhất là về việc xây cất Ba Cây Đa và các tượng Mười Lăm S Mầu Nhiệm.

Ba Cây Đa được dựng lên bằng bê-tông cốt sắt, bề thế, vững chải, để đời đời mang dấu tích Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu trong lúc khốn khó. Những tán lá như hình cánh gà mẹ ấp ủ đàn con. Bàn thờ là một tảng đá nguyên lấy từ Non Nước như là “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Khi hoàn tất, Ba Cây Đa sẽ được đắp đá mài trắng, để khỏi bị rong rêu. Ban đêm khi được chiếu đèn, nhìn từ xa, sẽ sáng lên như ngọn đuốc trên rừng núi xanh thẳm.

Khi vị điêu khắc gia trình Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục mô hình các bức tượng Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm thì ngài bác ngay. Ngài lấy lý do dân Quáng Trị là những người mộc mạc, quê mùa. Mỗi khi đi viếng Mẹ, làm thế nào để họ có thể cầu nguyện trước những bức tượng “một hòn, một cục” được. Người dân quê cần những bức tượng theo lối tả chân để họ có thể hiểu mà để tâm cầu nguyện. Vị điêu khắc gia đã mất một thời gian khá dài để thuyết phục Đức Tổng. Vì đây là một công trình nghệ thuật tôn giáo quan trọng và lớn lao. Những bức tượng lập khối có những ý nghĩa nhất định. Tượng Mẹ Lên Trời, tà áo Mẹ phồng lên như có gió thổi để chỉ Mẹ được nâng lên trời, cả hồn lẫn xác. Trong khi tượng Chúa Lên Trời thì tự nhiên. Những bắp thịt trên vai của tượng Chúa Ngã Xuống Đất căng lên sức nặng của tội lỗi con người, nhưng khuôn mặt Chúa thì vẫn bình thản, thương yêu… Nghe lời giải thích hợp lý, Đức Tổng đồng ý với điều kiện là trước mỗi bức tượng, ghi những chú giải cần thiết để người dân dễ hiểu. Vị điêu khắc gia từ chối quyết liệt, vì như vậy còn gì là nghệ thuật nữa. Đức Tổng cuối cùng chịu thua, chấp thuận. Tôi cũng nghe kể vị điêu khắc gia nầy là một giáo sư trường Mỹ Thuật Huế, đã đem theo các môn sinh của mình để thực hiện công trình lớn lao nầy.

Tuy nhiên, theo như trang mạng của Địa Phận Huế bây giờ, cũng như trong sách Đức Mẹ La Vang của linh mục Hồng Phúc hoặc lời giải thích của thi sĩ Đình Bảng trong DVD về La Vang đều nói là công trình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, vị kiến trúc sư lừng danh thế giới với giải Grand Prix de Rome năm 1955. (http://en.wikipedia.org/wiki/Grand_Prix_de_Rome). Như vậy chắc trí nhớ của thằng nhỏ 5, 6 tuổi không ổn lắm. Nhưng ông ta là kiến trúc sư mà, đâu phải là điêu khắc gia?

Cậy nhờ đến internet để tìm kiếm, có khá nhiều trang mạng nói về vị kiến trúc sư tài ba nầy như ở trang bách khoa

http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Viet_Thu 

hoac http://www.geocities.com/namsonngoviet/NgoVietThu.html. Đặc biệt, trang mạng nầy của Tiến Sĩ - Kiến Trúc Sư Ngô-Viết Nam-Sơn la con trai của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, nói về cuộc đời nghệ thuật của Ba mình. Trang nầy liệt kê các công trình tiêu biểu như khách sạn, chùa chiền, nhà thờ, chợ búa, trường Đại Học, dinh Độc Lập… nhưng hoàn toàn không nhắc tới công trình La Vang hoặc một công trình điêu khắc nào:

  

1955-1958

Thiết kế Đô thị  Sài Gòn – Chợ Lớn

1961-1966

Dinh Độc Lập

1961-1963

Đại Học Sư Phạm Huế

1962-1965

Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Đà Lạt

1962-

Làng Đại Học Thủ  Đức

1962

Khách sạn Hương Giang 1, Huế

1962

Chợ Đà Lạt

             Công trình tiêu biểu giai đoạn 1955-1966 

Tuy nhiên, sau lưng bàn thờ Mẹ, nếu để ý, ta có thể thấy khắc mấy hàng chữ nhỏ. Hàng chữ nầy khắc chìm vào đá, nhưng có ai mới sơn màu đỏ lên:

Your browser may not support display of this image.HÂN HẠNH PHỤC VỤ

LINH ĐÀI

SÁNG KIẾN VÀ MÔ HÌNH

            Ô. NGUYỄN VĂN THẾ ĐIÊU KHẮC SƯ

QUẢN LÝ LM TRẦN VĂN TƯỜNG

CỘNG TÁC

GIÁM THỊ: NGUYỄN VĂN NGHIÊM

                 NGUYỄN HỮU MÙI

TẠC  ĐÁ: HUỲNH PHẠM

NGUYỄN (không rõ)

Vậy đúng là ông Nguyễn Văn Thế mà tôi còn nhớ. Ông Nguyễn Văn Nghiêm là Ba tôi. Ông Nguyễn Văn Mùi là thân phụ của linh mục Nguyễn Hữu Hiến (Hoan Thiện 66).

Vậy còn vị điêu khắc gia của Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm? Theo điện thư liên lạc với hoạ sĩ Trịnh Cung, là sinh viên khoa hội hoạ ở Trường Mỹ Thuật Huế vào đầu thập niên 60, vị điêu khắc gia đó là Bernard Ngọc Huệ, giáo sư môn điêu khắc tại trường. Lúc đó, ông còn rất trẻ, khoảng 30, tốt nghiệp tại Pháp, đã dẫn các môn sinh (không có ông Trịnh Cung, vì ông học môn hội họa) ra La Vang để dựng các bức tượng. Một trong các môn sinh còn sống có thể là điêu khắc gia Phạm Văn Hạng.

Như vậy, ông Ngô Viết Thụ đã làm gì ở La Vang? Tôi đoán ông là người phác hoạ tổng thể của cả công trình. Chỉ đoán mò thôi. Nhưng đoan chắc Ba Cây Đa là của điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, vì có khắc rõ ràng trên bảng đá; Và Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm có thể là của điêu khắc gia Bernard Ngọc Huệ và các môn sinh thuộc trường Mỹ Thuật Huế.

Cũng may là nhờ trăm năm bia đá chưa mòn, nên những gì của Xê Da nên trả lại cho Xê Da.

Nguyễn An Phong, HT67