KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Hilario Maria Lê Vũ HT67

Bước vào tuổi cắp sách đến trường, trong các bài tập víết, tập đọc đầu tiên, các dì phước ở trường tiểu học Hồ-đình-Hy, tọa lạc tại Tây linh trong Thành nội Huế đã cầm tay giúp víêt thành từng chữ, từng câu và rồi đọc to lên, tôi vẫn còn nhớ mãi, và nhắc lại mỗi lần cảm thấy thích hợp khi giao tiếp với những người chung quanh:

Cá không ăn muối cá ươn,
Con cưỡng cha mẹ  trăm  đường con hư.  

Hay là:

Công  cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như  nước trong nguồn chảy ra.

Hoặc :

Uống nước nhớ nguồn.
Ăn qủa nhớ kẻ trồng cây.

Như:

Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài.
Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi.

Và nhiều câu ca dao, tục ngữ Việt nam lưu truyền bàng bạc trong dân gian khác…Với câu này áp dụng cho bây giờ tôi vẫn thấy hay hay:

Ăn cơm mới nói chuyện cũ. 

Những lời này đã trở thành thật ý nghĩa, khi tôi lớn dần theo thời gian tuổi đời. Ngày ấy tôi thích làm linh mục, chỉ vì kính yêu các cha mình được gần gũi nơi xứ đạo đang sống. Nói ý này với Ba tôi, Ba tôi nói: Ở đời khổ lắm con, đất nước mình loạn ly lâm cảnh nồi da xáo thịt. Đi tu là sướng nhất. Còn Mạ tôi bảo rằng: Ở nhà sướng quen rồi, tướng nó vô nhà trường chắc chưa đi tới chuồng heo thì đã về. Có người nói rằng: Trong chủng viện chương trình học cao lắm, học Đệ Thất ở ngòai rồi vô đó học lại lớp mới mong theo kịp. Bàn ra bàn vô nên bước vào ngưỡng cửa trung học tôi học Đệ Thất tại trường Trung học Tín Đức, do các cha Dòng Tên Trung tâm Xaviê sáng lập. Mùa hè năm 68, Mạ tôi gởi gắm cha Paul Nguyễn Kim Bính, Người biết mạ tôi từ thuở chưa đi lấy chồng, là ca viên của ca đoàn giáo xứ, khi còn là thầy đi giúp xứ ở An ninh, Vĩnh linh, Quảng trị. Tôi được cha ưu ái bảo trợ tôi (Cha đã qua đời ngày 18/11/1996 lúc đang làm Tổng đại diện giáo phận Huế).Tôi lên đường đi thử, giấy rửa tội tên Dũng, nên thứ tự của tôi nằm sau các bạn có tên vần C đầu và gần các bạn có cùng vần hoặc vần Đ, những ngày thử này thật cam go đối với tôi, vì phải bó buộc theo giờ giấc sinh họat cá nhân, tập thể. Cuối kỳ tu thử, tôi xin được góp vui vở hài kịch “Anh chàng ngốc sợ vợ”. Chúng tôi, cha bề trên, các cha giáo, các anh lớp lớn và gần 70 thí sinh tuyển thử, ngồi quây quần trên sân thượng nhà cũ, nơi có nhà ăn, khuôn viên Đức Mẹ và nhà nguyện của chủng viện. Tôi đã thấy và nghe tiếng cười rộn rã của mọi người dành cảm tình cho tôi trong vai diễn “thằng ngốc” hôm ấy. Bế mạc khóa thử tôi trúng tuyển đi “tu thiệt”. Vào thời gian ấy, nhà trường thiếu chỗ, nên tôi phải tiếp tục học Đệ lục ở ngoài. Cuối hè năm 1969 tôi tựu trường lần đầu tiên, lại thêm một lần thi nữa, chừng khoảng 20 chú đã học lớp 7 ở ngoài. Tôi trúng tuyển được tiếp tục lên lớp 8, cùng với 3 chú khác (là cha Trần Ngọc Anh, bạn Nguyễn Hòang (đã qua đời), bạn Trần Ngọc Chung, tôi chỉ nhớ bấy nhiêu). Sau này chương trình giáo dục của mìền Nam nước Việt thay đổi cách gọi các lớp trung học là 6,7,8….12. Lúc này, cha bề trên Hiệu trưởng căn cứ giấy khai sinh của tôi tên Sáu (do Ba tôi lúc bây giờ là lính của miền Nam, khai lại để ăn luơng, và tuổi nhỏ để khỏi bị bắt lính.), từ đó các bạn đồng liêu gọi tôi là Sáu.

Những năm tu học ở chủng viện Hoan Thiện cho đến hết năm lớp 12 của niên khóa 1973-1974 đã để lại trong tôi một dấu ấn ký ức khó phai mờ. Chúa đã không chọn tôi làm Linh mục đời đời. Nhưng người đã chọn cho tôi những người đồng lớp dễ mến, những người anh lớp trên thân tình hay giúp đỡ, những người em lớp sau ngoan hiền tài ba. Dù phiêu bạt đi tới nơi đâu, thời gian cách biệt dài hay ngắn, có duyên gặp lại vẫn một tình cảm con một cha trên trời, một nìềm hãnh diện đã từng sống dưới mái nhà gia đình mang tên hai thánh HOAN-THIỆN, những ý nghĩ đầu tiên về mái trường thân yêu này, là nơi này đã dưỡng dục tôi trưởng thành, hướng tâm hồn, ước muốn, tài năng của tôi đí đến Chân, Thiện, Mỹ.

Suốt thời gian tu học, tôi đã kiên trì theo ơn gọi của mình, mặc dù các bạn đồng liêu dần dần bỏ cuộc, có  người không thấy thích tu nữa, có người các đấng bề trên gạn lọc thử thách và cho ra. Vì  nhập học trễ, nên sĩ số của lớp không biết chắc chắn, nghe đâu lớp HT67 là 120 chú. Cuối năm lớp 12, thi Tú tài toàn phần chỉ còn lại 18 chú bước vào trường lớn: Đại chủng viện, 4 chú bề trên cho vào đời đi thử 4 năm. Đó là An, Bích, Sáu (Dũng) và Khánh. Tôi và Bích đi giúp xứ Truồi, nơi ấy cha Andre Ngô Văn Nhơn làm chánh xứ. An, Khánh giúp các em bụi đời ở Tổ ấm huynh đệ của cha Thanh sáng lập. Bốn chúng tôi thường gặp nhau vào mỗi kỳ tĩnh tâm hằng tháng với các anh lớp trên ở Đại chủng viện Xuân Bích, do Anh Nguyễn Duy Sinh giúp xứ Hà Trung đảm trách tổ chức. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi tan hàng rã gánh. Từ độ ấy tôi dần dần mất liên lạc với các cha giáo, các thầy giáo, các bạn đồng lớp.

Cùng tu học tại chủng viện H.T còn có người em trai của tôi là Chú Duyệt, học sau tôi 3 lớp, lúc ấy chú đang tu học lớp 8 bỗng dưng khác thường ăn nói suốt ngày đêm, khi thì nói toàn những điều cao siêu về toán, triết và Thiên Chúa dù hắn chưa bao giờ học điều này khi trình độ chỉ mới đến lớp 8, khi thì nói tiên tri, phỉ báng bạn bè...Chú  ấy được cha bề trên (bây giờ là Đ.C Stêphanô Thể Tổng G.M địa phận Huế) gởi đi nhiều bác sĩ, bệnh viện để chăm sóc chữa trị, các anh lớp lớn phụ trách y tế tận tình chăm sóc, chẩn  đóan của bác sĩ là bệnh tâm thần. Ba mạ, các bà con anh em họ hàng bảo là vì lo học nhiều quá nên sinh ra bệnh họan, chú ấy thôi tu từ dạo ấy, về lại với gia đình để chữa trị và theo học các trường ở ngoài đời. Thời gian sau này khi bị kích xúc mạnh bệnh chú ấy lại tái phát. Vào năm 1972, khi gia đình phải sơ tán từ Huế vào trại 4 ở Non nước, Đà nẳng, cơn bệnh trở lại, chú ấy được đưa đi điều trị tại nhiều bệnh viện, bác sĩ của Việt, Mỹ, và  Đức. Bệnh viện của Đức ở gần T.C.V thánh Gioan nên hắn có nhiều dịp được Cố Đức cha Chi đến thăm và ban phép lành. Ôi thôi cái bệnh của hắn nó hành hạ ba mạ, anh em bà con xóm làng đủ điều, thậm chí có lúc lên cơn nó đánh mạ tôi bầm tím cả mặt mày… Sau năm 1975, bệnh cũ tái phát, lúc này hắn ta bỏ nhà đi lang thang, ba mạ chúng tôi lại một lần nữa không bệnh mà cũng điên đảo theo nó, lần này nhờ ơn trên thương đến gia đình tôi lại đang sinh sống gần bệnh viện nổi tiếng nhất của Việt nam là Nhà thương Điên Biên Hòa. Do đó việc chạy chữa có phần thuận lợi, vì là con cháu Cách mạng nên được các Y, Bác sĩ từ chiến khu về tận tình chữa trị, nhất là có vị lương y Đông Y cao tuổi là đồng chí của chú tôi mà tôi thuờng gọi là chú 3 Lệnh, đã châm cứu và dùng các phương pháp phương đông để điều trị, nên bệnh tình của hắn thuyên giảm và lành mãi cho đến bây giờ. Chú Duyệt bây giờ đã lập gia đình, vợ là y sĩ của bệnh viện, có được 2 con trai rất khôi ngô. Con trai đầu đang học Đại học Công nghệ TP/HCM, con trai sau đang học lớp 10 tại Xuân lộc, Đồng nai. Hắn là người cày….có ruộng đất, kiêm nội trợ phụ tá cho vợ trong việc nhận các tiệc cưới hỏi…..nên cuộc sống gia đỉnh trên mức nghèo khó.

Thâm tâm của tôi luôn cảm tạ Thiên Chúa nhờ lời bầu cử của mẹ Maria và thánh Giuse đã chở che quan phòng tôi và những người thân qua từng năm tháng, dù có lúc tôi đã lạnh nhạt đi theo tiếng gọi của dục vọng thấp hèn. Có một điều tôi cảm nhận đuợc đó là mẹ Maria vẫn luôn ở bên tôi cho dù tôi bất xứng lơ là các việc đạo đức. Mẹ vẫn ở bên tôi qua những người chung quanh, qua những danh lam thắng cảnh tôi được đặt chân tới. Nhất là các bạn đồng liêu HT 67.

Tôi không đuợc may mắn tham dự ngày chịu chức linh mục của 5 chàng rễ qúy là Cha Anh, Cha Cao, Đ.Ô Dung, Cha Luận và Đ.Ô Tâm. Thi thoảng mới có duyên gặp lại vài “trự” HT67 ngày nào. Mỗi bạn không nhiều thì ít luôn để lại trong tôi một vài kỷ niệm, mức độ thâm tình với thời gian tu học dài hay ngắn, hoặc sống gần kề bên nhau. Có ai như tôi cũng có lúc đánh lộn khi còn tu học. Chuyện thế này, có lúc tôi cũng mê võ học như Thế Phong, Hùng Sơn, An phong, nhất là Hùng Sơn tối nào trước khi đi ngủ hắn cũng biểu diễn vài thế đá, đi bài “bát quái” rồi mới chịu đi ngủ. Một hôm sau giờ cơm tối chúng tôi ra sân banh sau nhà nguyện đi dạo, cái tật của chàng là đi đâu cũng múa võ, vì nghe đâu 3 tháng hè về Hạnh Hoa Thôn chỉ đi học võ. Cái anh này đi đâu cũng múa múa đâm ra tôi ngứa mắt gây lộn, hắn xuất chiêu đá “giò lái”, tôi liền tọa tấn trung bình dùng “tei kung ku” hai tay chém bắt chân đối thủ, đồng thời dùng thế’’song long trảo thủ” tấn công vào mặt đối phương…Hùynh văn Liên nhảy vào can liền, còn Ngọc Thanh nghe chuyện bênh tôi quá cỡ, hắn bảo Hùng Sơn làm tàng. Sau trận đó 2 thằng tôi có vẻ thân nhau hơn. Sau năm 1975 gặp lại Hùng Sơn trong nhà bà O ruột của tôi ở Quảng biên, vẫn đẹp trai vui tính chắc nhiều cô mê, nên quên tu luôn, vài tháng sau có người nói nó đã đi nước ngoài, chỉ mang theo mấy gói mì ăn liền và rất nổi danh với giọng ca truyền cảm trong bài “Bên bờ lưu lạc” hát trên đài VOA. Tôi rất mừng khi nghe tin này: Đi một ngày đàng học một sàng khôn_ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

Còn Phạm Thạnh (xin lỗi nghe Thiếu úy TQLC) từ nông trường gởi ra cho tôi miếng giấy nhỏ ghi mấy hàng: Nghe mầy làm Trưởng kho Vật tư thiết bị, có bình điện accu nào cũ còn xài được cho tao 1 cái để dùng, nông trường tối om thiếu thốn quá. Tôi im luôn chẳng trả lời trả vốn, vì hắn đâu biết ngay trưởng kho cũng không có 1 cái mà dùng. Tôi có gặp lại Xuân Hảo chắc chàng muốn ghé xem cán bộ sống làm sao? Cho nó ăn toàn lương khô…với bo bo thay cơm. Ngọc Chung, Duy Khánh (còn gọi là Vinh) gặp hoài nhưng viêc ai nấy làm. Ngày đám cưới của tôi có hiện diện của Víết Xuân, thật hân hạnh cho tôi. Lúc này thấy hắn hay tham gia các sinh họat của lớp làm tôi nhớ đến bài ca thường nghe khi ở Việt nam “Nguyễn viết Xuân lời anh nói thiết tha...”

Sẽ một ngày gặp lại Viết Bích. Nhớ ngày đầu tiên cùng hẹn nhau về Truồi nhận nhiệm sở. Hai thằng phải chui dưới lằn đạn của hai bên: bên lính Cộng hòa bên lính Cộng sản. May ơn trên che chở nên mạng 2 thằng vẫn còn. Đúng là trâu bò húc nhau mà ruồi nhặng không chết. Nhờ có Bích mà tôi có giấy chứng nhận tu sĩ do cố Đ.C Nguyễn kim Điền ký. Cũng như hắn từng giữ giùm chiếc áo dòng của tôi. Cha Nhơn như người anh lớn trong gia đình mọi thứ từ cơm ăn, việc học hành phương tiện cho hai thằng đều một tay ngài lo lắng, ngài bảo “mấy cậu ở đây mang  áo dòng cho tiện công việc mục vụ, sau này vô Đại chủng viện khỏi may”. Thiệt là “chiếc áo dòng không làm nên một thầy tu”. Hai thằng chẳng thằng nào vâng ơn Chúa đến cùng. Giờ này ngồi rút kinh nghiệm vì sao mình không tu được. Câu trả lời là: nếu liệt kê các ước muốn mình càng nhiều càng xa Chúa, càng khó tu. Không có ước muốn dễ thành chánh quả hơn. Víết Bích không biêt vì sao tôi lại mang tên Lê Sáu Vũ. Do hồi đó làm giấy thêm tuổi để đi thi Tú Tài toàn phần nên mới có tên ấy, qua tới Mỹ bằng ấy chẳng xài được, nên bằng mới có tên Vũ Lê. Minh Phước, Thế Phong đã làm hậu trạm chc tôi phải làm “trung trạm” thăm cha Anh, cha Cao, Bích, Huy….một ngày gần đây.

Các anh lớp trên đôi khi có việc thường hay ghé thăm tôi như: anh Liệu, anh Nguyễn Sáng, anh Đỗ Tiến Sĩ (con đỡ đầu của ba tôi), Cậu Lê Tám, Anh Hùng (noir)….Nhất là có một lần, khi trời chiều tối, bất ngờ anh Phan Ngọc Thanh đưa cụ ông là bố của anh ấy và người em trai đến nhà tôi xin ngủ nhờ, lúc ấy tôi vẫn còn một mình nên nhà cửa bừa bộn thiếu thốn, nên có khi thất lễ mà không biết. Anh Thanh hồi đó đá banh rất hay nên tôi rất hâm mộ, vẫn giọng nói nhỏ nhẹ dễ mến. Trong bụng tôi cười thầm không nói ra , tôi liên tưởng cái ngày mà Đ.Ô Dung gởi trên vai anh ấy một cái nĩa, làm cả lớp HT67 đứng dậy trong nhà ăn để hộ tống Đ.Ô Dung, bây giờ cái vai ấy có còn cái nĩa để khi buồn đem ra dùng, hay chỉ dùng đũa khi ăn cơm…Các em lớp sau tôi cũng có gặp, nhưng toàn vai lớn không hà, như: Cha Bữu (đầu bạc), chú Lương Hoàng, Lê Văn Viện (còn gọi là tướng Mã Viện, cũng là anh rễ họ của tôi), Bác sĩ Ngọc Hiền, cũng nhờ bác sĩ mà tôi được biết Website của CCS Huế, và tôi bắt được lại liên hệ với gia đình CCSHuế….

Nơi ở của gia đình tôi là thành phố Carthage, Hợp chủng quốc Hoa kỳ. Tôi có thêm nhiều người thân quen mới. Dân “tu ra” (cho có vẻ Nga một tí) có anh Trần Bình, nhân cha Luận ghé thăm tôi đã có dịp giới thiệu cho cha biết, học cùng lớp với Đức Tổng Kiệt GM Hà nội, lớp của anh ấy mang tên KHAI PHÁ ở  T.C.V Long Xuyên (Như lớp ta là lớp MẸ VÔ NHIỄM) Anh ấy cho tôi xem Kỷ yếu của lớp anh nhân dịp thụ phong GM của Đ.C Ngô Quang Kiệt, lớp chừng đâu non 100 khi mới bắt đầu và kết quả chừng 7 hay 8 linh mục. Trong đó có bài chia sẻ của một linh mục Anh giáo làm tôi nhớ hoài, đó là vị này kể lại chỉ tu học ở Tiểu chủng viện Long Xuyên chừng 6 tháng, bề trên cho về và bảo rằng: Con không thích hợp cho ơn gọi làm linh mục. Nhưng vị này vẫn mang quyết tâm làm linh mục, nên tiếp tục xin tu nhiều nơi khác và sau cùng là Dòng Tận Hiến ở Đà lạt, nhưng nơi nào cũng nói “con không thích hợp làm linh mục”. Thế rồi vị này ra đời lập gia đình, đi lính Sàigòn. Sau 1975 đi cải tạo về rồi vượt biên, và vẫn tíếp tục thiên ý của mình, với sự cổ võ động viên của vợ con để làm linh mục. Nhưng lần này vị này theo học Đại học Anh Giáo, tốt nghiệp và được tiến chức linh mục trông coi 1 cộng đoàn lớn Anh giáo tại San Thành (San Diego, Mỹ). Hằng năm rửa tội, ban các bí tích cho trên 3000 người (một con số không nhỏ).

Dù ở xứ  lạ quê người, nhưng nhờ kỹ thuật đuơng đại Internet tôi bắt kịp những hình ảnh thân quen ngày nào của các bạn HT67 từ khắp nơi upload lên Net. Tin Vui rồi lại đến tin buồn, đôi khi đấu láo thăm hỏi nhau thường kỳ. Hai bạn Liên, Hoàng đã về với Chúa trước chúng ta. Tôi cũng biết và thành thật chia buồn với Trương Hùng đã mất đi người bạn đời. Bạn Thuận bị tai nạn, chỉ còn lại một giò….Những cuộc hội ngộ của lớp do công sức của cha Luận và hưởng ứng của cha Anh, cha Cao cùng sự hỗ trợ của ĐÔ Dung, ĐÔ Tâm song hành với quyết tâm của mọi thành viên cũ mới của HT67 đã mang đến cho tôi và thân quyến một sự gắn bó trong cùng một đàn chiên, của Mục tử nhân lành trên trời. Càng tìm ra nhiều con chiên lạc càng hay. Đôi khi bắt gặp những hình ảnh cho tôi được liên đới các cuộc  gặp gỡ của Gia đình Minh Phước, tường trình của Thế Phong sau bao ngày tháng xa cách làm lòng mình cũng cảm xúc nôn nao. Lâu lắm rồi chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông. Hồng Ngọc bà xã Thế Phong thì được gặp 2 lần với một món quà cuốn thánh nhạc được hắn dày công biên sọan bằng 3 thứ tiếng Việt- Pháp- Anh, đã được G.M sở tại duyệt và xuất bản lưu hành ở xứ Lá Phong (Canada), tôi còn lưu giữ như mới. Nhưng chưa có quà cho Ô.Bà Phong. Có chi buồn lòng bỏ qua cho với nghen! Như An Phong nói trong lần gặp mặt: ở đây Nhà Dòng Đồng Công là nhà thứ hai của mình. Lâu lâu tôi xưng tội trên Internet với ĐÔ Dung, ĐÔ Tâm, cha Luận, cha Anh và Cha Cao để được làm hòa với Chúa và các bạn. Nói vậy thôi chừ Giáo hội không cho phép xưng tội trên Phôn, Internet. Xem lễ trên truyền hình. Chung quy 5 Cha là niềm tự hào cho cả lớp. Các vị Thế Phong, An Phong, Minh Phước, Quang Hà, Trần V Dũng, Cương móm, Úy láu táu, Viết Hùng…Hồng bụng bự và nhiều đồng liêu khác, là niềm hãnh diện cho cả lớp. Mỗi lần đám cưới V.N ta hay treo lên câu “Trăm năm hạnh phúc”, đời mình đã đi qua hơn một nửa, cái câu nho gia nói: “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ” có còn ý nghĩa nào đối với tâm hồn Kitô hữu như mình không nhỉ?

Gia đình đã lưu niệm với Đ.C Thể (Bề trên ngày xưa) một tấm hình, nhân ngài ghé Chi dòng Đồng Công trong những ngày Thánh mẫu diễn ra tại đây. Lần gặp gỡ ngài tại nhà các cha hưu dưỡng, tôi mang áo thun quần sọoc, đi giầy thể thao làm như ngày nào ôm qủa bóng da đứng lơ láo trước phòng ngài. Ngài cầm tay ân cần hỏi: Ai ri hè? – Thưa, con là Sáu ngày trước Đ.C cho đi giúp xứ Truồi với Bích. Ngài à lên: Nhận ra rồi. Mắt bây giờ kém quá, Cha cũng đã già rồi. Tôi không biết nói gì hơn với thầy đáng kính dạy môn Đạo đức học năm nào. Ngài hỏi tôi: Con làm gì? Tôi trả lời: Dạ con làm công nhân. Do tôi thấy ngài rất bận công việc, nên tìm cách cáo lui. Gặp gỡ đôi phút ngắn ngủi, nhưng hình bóng ngài vẫn mãi bên gia đình chúng tôi. Thời gian sau tôi lại được dịp gặp cha Lê Công Mỹ từ Phan Thiết đến, anh linh tông là cha Lê văn Nghiêm (Sạc-lô), cha Nguyễn Văn Dụ từ Taiwan (Chú trong họ Nhu Lý của tôi).

Các cha hưu trí gốc Huế mà tôi và gia đình hân hạnh được biết như Cố linh mục già Trần Điển, Cố linh mục già Ngô Văn Trọng. Hiện nay còn hai vị là huynh đệ linh mục: cha Đỗ Bá Công, cha Đỗ Bá Ái. Con cái chúng tôi gần gũi các ngài trong tình ông cháu cùng kính Chúa, yêu người. Các ngài là hiện hữu cho gốc gác Việt nam của gia đình tôi tại đây. Vì  bước ra khỏi nhà chỉ gặp toàn người Mỹ, Mễ và các chủng tộc khác. Thành phố này chừng 15 dân cư và 100 linh mục tu sĩ có nguồn gốc từ Việt nam. Gia đình tôi đã được các cha các thầy Đồng công lo lắng giúp đỡ từ tinh thần cho đến vật chất, để dần dần hội nhập xã hội một cách thích nghi hơn. Tôn chỉ, hiến pháp của Dòng là trong tinh thần nhờ Mẹ Maria để đến với Chúa và sống cho mục tiêu: Nên thánh.

Tâm tình của cựu chủng sinh, lớp HT67 được tiếp tục, xin mời các bạn hãy cùng tôi mỗi ngày khi sáng sớm thức dậy đọc kinh dâng mình CHO TRÁI TIM VÔ NHIỄM MẸ MARIA.

Hỡi Mẹ Đồng Trinh Vô Nhiễm tội!

Con là:…………………………….

Trước tôn nhan Mẹ,/ con cảm thấy mình rất khốn nạn tội lỗi, /bất xứng mọi bề./ Con thật lòng thống hối ăn năn, /quyết chí cải thiện đời sống, /để trở nên người con rất nhỏ bé của lòng Đồng Trinh Vô Nhiễm Mẹ.

Vậy hỡi Mẹ  yêu mến, /để Mẹ huấn luyện uốn nắn con nên giống Mẹ, /từ hôm nay, /từ giây phút này, /con xin hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ trót mình con, /hồn xác, /tài năng, /mọi tư tưởng ước muốn, /mọi ngôn ngữ hành động trong ngòai con, /xin Mẹ làm chủ điều khiển theo ý Mẹ. /Đó là ước muốn của con. /Song con không muốn nó qua đi như trăm nghìn ước ao khác, /con muốn thực hiện hằng ngày trong nếp sống.

Xin Mẹ ban ơn đặc biệt giúp con luôn hằng ngày sống theo ước muốn đó, /để con từ nay lệ thuộc vào Mẹ hoàn toàn. Cho danh Chúa và Mẹ được cả sáng muôn  đời. Amen.