KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

 

            

Tôi không biết trước biến cố 75 có hình thành các sinh hoạt của Cựu chủng sinh giáo phận, hay các nhóm lớp cựu chủng sinh không, vì một lẽ dễ hiểu hồi đó tôi còn nhỏ, với lại tôi vẫn còn là một chủng sinh nội trú, quanh đi quẩn lại bên nhau toàn là “cha - thầy - chú”. À, có một năm, bấy giờ tôi học lớp 12, chủng viện tổ chức đại hội phụ huynh chủng sinh, nghĩa là có “giáo dân” vào chủng viện sinh hoạt một ngày… Hoặc giả thiết là không có sinh hoạt cựu chủng sinh đi nữa, là vì hoàn cảnh bấy giờ không quá khó khăn (và nhiều lý do khác)…, nên chưa cần thiết chăng ?

Sau 75, cựu chủng sinh giáo phận Huế chính thức hình thành và có cơ cấu là vào tháng 8 năm 1998, nhân kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La Vang. Đây là thời điểm quy tụ lại các nhóm lớp cựu chủng sinh từ ba nhà: An Ninh, Phú Xuân và Hoan Thiện, thành một thực thể thống nhất, với danh xưng GIA ĐÌNH CỰU CHỦNG SINH HUẾ, có bổn mạng ngày 21.9, kính thánh tử đạo Tôma Trần Văn Thiện, chủng sinh giáo phận Huế.

Để có thực thể Gia Đình Cựu Chủng Sinh Giáo Phận năm 1998, thì trước đó đã có những nhóm lớp cựu chủng sinh sinh hoạt. Đây là các hạt nhân cho việc hình thành, chẳng hạn lớp Mẹ Thiên Chúa, HT68; lớp Giuse, HT66; lớp Mẹ Vô Nhiễm, HT67…

Riêng lớp mình, vào chủng viện Hoan Thiện năm 1967, đã hình thành nhóm cựu chủng sinh với danh xưng “Lớp Mẹ Vô Nhiễm 67” thì khá sớm: vào cuối năm 1978. Về những kỷ niệm của ngày tựu trường năm 1967, nhiều anh em đã viết; cũng như những lần hội ngộ “hoành tráng” sau này, nhiều anh em cũng đã chia sẻ. Riêng mình, chỉ giới hạn trong thời điểm 75-80 của thập niên 70.

Xét như là tác nhân cho sự hình thành và điểm tựa tinh thần của lớp Mẹ Vô Nhiễm tại Huế trong thời gian qua; nên cách đây chừng một tháng, anh Lê Xuân Hảo, đặc trách tờ đặc san Hoan Thiện 67, gởi mail nhắc mình viết “đề tài” này. Thú thật mình quá lu bu…, nhưng tự hứa lòng mình, phải viết! Hôm nay, thứ Sáu 16.10 rồi, chỉ còn 14 ngày nữa là hết hạn nộp bài, mình phải mở máy để gõ bài thôi.

Nguyên do và động lực cho sự hình thành lớp Mẹ Vô Nhiễm bước đầu thật đơn sơ, nhỏ bé. Vào trung tuần tháng 8 hay tháng 9 năm 1978, với NQ 297, một số linh mục và chủng sinh của ĐCV Huế phải rời chủng viện. Cả thảy 18/42 thầy ra đi trong nước mắt, trong số đó lớp mình có 2 mạng, là Cao Minh Dung và Nguyễn Đức Hinh. Vào thời điểm này lớp mình còn 7 anh em trong chủng viện là : Dung, Hinh, Mai Hùng, Viết Hùng, Luận, Ngọc Thanh và Thắng. Bấy giờ Hảo & Gioang vẫn còn làm thầy, nhưng tu tại gia, thỉnh thoảng ghé lại chủng viện để thăm, nộp bài hay linh hướng. Lúc này, 7 anh em được gọi thứ tự theo ngày tháng năm sinh. Thắng làm anh Cả; Mai Hùng: anh Hai; Luận: chú Ba; Hinh: chú Tư; Viết Hùng: chú Năm; Minh Dung: chú Sáu & Ngọc Thanh: chú Bảy; sau có  Hảo là anh Nhất nữa. Thực ra, sau 75, lớp HT 67 mình tề tựu lại tại ĐCV Huế còn “khấm khá”: ngoài số anh em đã kể trên còn có Bích, Thủy, Cương. Nhiều đấy chứ ! Nhưng dần dần rơi rụng, đặc biệt sau thời điểm 78.

Đứng trước “nguy cơ” còn lại một thân một mình trong chủng viện, rồi số bạn bè ra đi không biết bao giờ gặp lại, nên mình đã đề xuất ý kiến với số anh em còn lại, đang chuẩn bị rời chủng viện là Mai Hùng, Ngọc Thanh, Phan Thắng : “cần chọn một ngày nào đó trong năm để nhớ và cầu nguyện cho nhau. Và ngày 8.12, Lễ Mẹ Vô Nhiễm được chọn, vì là một lễ trọng nằm trong Mùa Vọng, kề cận Lễ Giáng sinh, dễ nhớ.” Anh em nhất trí!

Khởi đầu, tụi mình không hề nghĩ là có những cuộc gặp mặt lớp được đâu. Có ngày Bổn mạng, như là một cái mốc, để nhớ mà cầu nguyện cho nhau được an lành thôi. Bởi vì, lúc bấy giờ có ai dám nghĩ “tu mà không phải đi tù”! “Giữ đạo mà không phải gặp khó khăn”! Như được mô tả trong những tác phẩm của Gorghiu, của Soljenitsyne… và như trong thực tế bấy giờ! “Không hề nghĩ tới…”, vậy mà vẫn có cơ duyên để có những dịp hội ngộ nho nhỏ, gọn nhẹ… là nhờ Mai Hùng và Ngọc Thanh, tuy đã “xuất tu” rồi, nhưng vẫn còn lui lui – tới tới với chủng viện, thậm chí còn nương náu ở nhà khách của chủng viện một thời gian để đi học nghề cắt may. Mai Hùng có bà ngoại và dì ở Phủ Cam, quen biết anh em cựu HT 67 ở Phủ Cam, như Đặng Hòa, Trần Văn Dũng, Nguyễn Thanh Tuấn… nên ngay 8.12.78 đã có một cuộc gặp gỡ mừng lễ BM đầu tiên đơn sơ không thánh lễ riêng tại Phủ Cam, qui tụ được 5, 6 anh em, sau đó đến thăm cha giáo cựu Nguyễn Đức Vệ tại  Gia Hội và “tiệc mừng” là mỗi người một ổ “mỳ xíu” nhấm nháp trên đường về !

“Vạn sự khởi đầu nan”! Rồi cứ thế, “đến hẹn lại lên”. Các thành viên cựu HT 67 dần dần tìm đến. Gia đình 67 tăng dần. Không còn chỉ giới hạn tại Huế; Sài gòn – Xuân Lộc đã hưởng ứng; rồi Phan Rang – Cam Ranh; nay cả Hoa Kỳ - Canada - Pháp quốc và Úc châu không còn thấy lẻ loi, xa cách… nhờ trang mạng hoanthien67@yahoogroups.com

HT67 khởi đầu là những “chàng độc thân”, rồi thêm các “mẹ bề trên” tham gia để… canh chừng!!! và hôm nay cả con cái nữa rồi! Ôi, tuyệt vời!

Điểm hẹn mừng lễ Bổn mạng Mẹ Vô Nhiễm hằng năm thường thay đổi, khi thì nhà thờ Gia Hội có cha giáo Nguyễn Đức Vệ, khi thì nhà thờ Kim Long với cha Lê Văn Đẩu, bề trên; khi thì lên tận Thiên An; nhưng thường xuyên hơn cả là ở tu viện MTG Khâm Mạng, có nhà nguyện nhỏ nhắn, ấm cúng… thuận lợi cho thánh lễ và sinh hoạt của một nhóm nhỏ. Thánh lễ mừng Bổn mạng lớp, trước năm 1994, thường đựơc các cha giáo cử hành. Phần trình bày chủ đề và chia sẻ do lớp trưởng phụ trách. Các vị gắn bó thường xuyên nhất là cha Bề trên Đẩu, cha Vệ và cha Giải. Các cha giáo khác tại Huế, còn có cha Lê Văn Cao, cha Louis Nguyễn Văn Bính, cha Hồ Văn Quý… nhưng các ngài ít tham gia vì lẽ các ngài coi xứ tận Quảng Trị, hay bận rộn với việc mục vụ giáo xứ.

Lời kết : Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu ví “Nước Trời giống như chuyện hạt cải người nọ lấy gieo trong ruộng mình. Tuy nó là loại nhỏ nhất trong tất cả các hạt giống, nhưng khi lớn lên, thì lại là thứ lớn nhất; nó trở thành cây, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được.” (Mt 13,31-32). Lớp Mẹ Vô Nhiễm – HT67 chúng ta, cũng đã khởi sự một cách âm thầm, khiêm tốn… mà có được như hôm nay, là nhờ phúc lành của Chúa, dưới sự che chở của Mẹ Thánh và tình nghĩa đệ huynh xuất phát từ những năm tháng sống chung dưới một mái trường, được thọ giáo bởi các cha giáo mẫu mực… Nhưng trên hết, chúng ta có chung một niềm tin – yêu vào Thiên Chúa và Hội Thánh của Người.

Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con cám ơn Mẹ vô ngần. Nhờ Mẹ mà chúng con thành anh em với nhau. Xin Mẹ tiếp tục gìn giữ, che chở chúng con trong tình yêu thương và hiệp nhất. Amen.

Lm Phaolô Nguyễn Luận, HT67


Tiểu Chủng viện Hoan Thiện, Huế