KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Trần Minh Phước – HT67

MỘT NGÀY…

Một hồi chuông dài xé tan sự tỉnh mịch của buổi sớm hừng đông, đánh thức “chú” Thiện dậy sau một giấc ngủ dài êm ái. Bây giờ là 5 giờ 30 sáng. Đây đó một vài anh em còn ngủ nướng, như nuối tiếc vì vừa bị gọi ra khỏi thế giới của những giấc mơ thần tiên tuyệt vời. Sau ít phút vệ sinh cá nhân, Thiện đã nghiêm chỉnh trong bộ áo quần thẳng nếp. Sáng nào cũng vậy, chú nhanh chóng nhảy bước chân chim xuống các bậc cầu thang và tiến đến trước tượng đài Đức Mẹ ngay giữa sân của khu nhà. Bầu khí ban mai thật trong lành mát mẻ khiến tâm hồn Thiện cũng nhẹ nhàng tươi vui. Chú chấp tay thành khẩn thì thầm dâng lên một ngày mới, và xin Mẹ Chúa Trời gìn giữ chở che.

Các chú lần lượt tập trung vào nhà nguyện, vì chú chấp lệnh đã kéo chuông báo hiệu đúng 6 giờ. Thời gian đầu ngày là lúc dành cho việc thiêng liêng. Thiện hòa vào lời kinh ban sáng cùng với anh em để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa, “Đấng tạo thành muôn vật hữu hình và vô hình”. Tiếp đến là thánh lễ, các cha giáo dạy rằng: Thánh lễ là chóp đỉnh của phụng vụ và cũng là đỉnh cao của đời sống. Vì thế các chú luôn được nhắc nhở cần phải sốt sắng cầm trí lúc hiệp dâng thánh lễ. Ngôi nhà nguyện của Tiểu chủng viện được thiết kế không chỉ để đáp ứng cái nhìn thẩm mỹ, mà còn trợ giúp cho việc cử hành các nghi thức phụng vụ, nhất là thánh lễ được dễ dàng có được sự tham dự tích cực và hiệp thông. Bàn thờ ở đây được đặt ngay chính giữa tâm điểm trong một không gian hình tròn, các dãy ghế thì quây quần chung quanh. Với sự sắp đặt nầy, dù đứng ở bất cứ vị trí nào người tham dự cũng nhìn thấy rõ ràng bàn thờ và vị chủ tế, khoảng cách với điểm trung tâm cũng có phần gần gũi hơn. Lời ca tiếng hát du dương dần dần đưa tâm hồn Thiện lên cao và hòa nhập vào thế giới linh thánh…

Rời nhà nguyện, Thiện và các bạn vào phòng “étude” để ôn lại bài vở cho các tiết học sắp tới.

7 giờ 15 là giờ điểm tâm. Những bước chân lanh lẹ bước về phòng ăn vì dạ dày các chú cũng đang biểu tình sau 1 đêm dài không có gì dể xay xát. Tiếng trò chuyện vang lên rộn rã cả một khoảng không gian. Thiện còn nhớ một kỷ niệm vui về chuyện ăn sáng nầy. Số là các chú thường dùng bánh mì cho bữa điểm tâm. Vậy là các bạn trong lớp Thiện có mấy người nghịch ngợm xé từng mẫu bánh mì nhỏ rồi ném vào nhau trong nhà cơm. Thấy vậy, Cha Bề trên đã khiển trách và phạt cả lớp phải ăn cơm với nước mắm thay vì ăn bánh mì và bơ sữa.

Sau khi ăn sáng các chú thường tản bộ quanh sân trường hoặc dành thì giờ để “giải quyết bầu tâm sự” riêng tư.

Đúng 8 giờ tiếng chuông điện báo hiệu đã đến giờ cho tiết học thứ nhất. Ban sáng các chú có 3 tiết học, giữa 2 tiết có 15 phút giải lao. Thiện và các bạn đều học khá các môn, duy có môn sinh ngữ là đáng sợ hơn cả vì giáo sư là các cố người Pháp. Nhiều anh em hồn phiêu phách lạc khi bị gọi tên trong giờ học nầy. Thiện nhớ có lần bất thần bị cố Oxarango gọi tên, một an bạn hoảng hồn phát biểu “mon père est à long poils” làm cả lớp ôm bụng lăn ra cười.

Các tiết học ban sáng chấm dứt lúc 11 giờ. Sau ít phút nghỉ ngơi các chú từng nhóm chia nhau làm vệ sinh phòng lớp, hành lang và các nơi sinh hoạt. Hôm nay nhóm Thiện quét các hành lang phía trước phòng Cha Bề trên và lối vào nhà nguyện. Cuối hành làng gần phòng học “étude” chung có đặt tượng thánh Gioan Bosco thật lớn. Ngài được mệnh danh là Quan thầy của ngành giáo dục và giới trẻ. Vì thế mỗi lần các chú đi ngang qua đây để vào phòng học là như được nhắc nhở rằng cần nỗ lực học tập để mai ngày phục vụ Giáo hội và giúp ích cho đời.

Trước giờ cơm trưa, Thiện và các bạn lại vào nhà nguyện viếng Thánh Thể trong giây lát. Luôn luôn như vậy, nhà nguyện phải là nơi lui tới thường xuyên của các chú. Đến đây để kín múc sinh lực cho đời sống và đến đây để xác tín rằng Thiên Chúa là cùng đích của con người. Tiếng chuông “nhựt một”vang lên, mọi người đứng lên đọc Kinh Truyền tin, và ra nhà cơm ngay sau đó.

Khi mọi người đã tề tựu đông đủ, Cha BT lắc chiếc chuông nhỏ và làm dấu, xướng kinh rồi chúc lành cho bữa ăn. Giờ cơm cũng là dịp để chuyện trò gặp gỡ, tiếng muống nĩa và vào chén đĩa hòa lẫn với tiếng chuyện trò rôm rả làm nên một thứ âm thanh nghe thật vui tai. Phòng ăn được sắp đặt 4 dãy bàn dài, gồm các bàn nhỏ kê sát vào nhau. Các chú được chia cứ 4 người làm thành một mâm. Gọi là mâm vì thức ăn được đặt trên một chiếc mâm bằng đồng. Thức ăn thường có 4 món: canh, thịt hoặc cá, rau xanh, và 1 chén nước mắm nhỏ. Chiếc mâm nào lâu ngày cũng bị núng lõm ở chính giữa, và thế là các chú nhỏ lại “phát minh” ra trò chơi mới: đó là trò quay số. 4 món ăn được đặt vào 4 phía trên mâm và chiếc mâm được quay tròn, khi mâm dừng lại, chú nào được món gì thì chỉ dùng một món ấy mà thôi. Tội nghiệp anh nào trúng số nước mắm thì hôm đó đành phải ăn chay.

Sau giờ cơm, các chú đi dạo ít vòng quanh sân chủng viện. 12 giờ 45 là giờ nghỉ trưa. Lúc nầy có người nằm nghỉ, có người đọc sách hay làm một việc riêng nào đó tùy ý, nhưng tuyệt đối phải giữ thinh lặng và không gây tiếng động ồn ào.

Tiếng chuông báo thức lúc 13 giờ 30. Sau đó nửa tiếng mọi người xuống phòng học chung để chuẩn bị cho 2 tiết học ban chiều từ 14 giờ 30 đến 16 giờ 15.

Ban giáo sư ngoài các Cha trong trường còn có các thầy ở ngoài vào dạy. Thầy Phi Hùng day Vẽ, thầy Đương dạy Toán, thầy Anh dạy Địa lý (mà không cần nhìn sách vở tài liệu), thầy Trọng dạy Triết… Các thầy ai cũng thích dạy trong chủng viện vì các chú thường chăm và ngoan hơn học sinh bên ngoài.

Khi tiếng chuông tan học cuối chiều vang lên, các chú nhanh chóng về phòng ngủ thay quần áo và chay ra sân chơi. Đây là giờ thoải mái nhất của Thiện và các bạn đồng lứa. Thoải mái vì được tự do vui đùa với chúng bạn, thoải mái vì được tha hồ la hét chạy nhảy để giải phóng những năng lượng thừa thải của lứa tuổi thanh thiếu niên. Các chú người ra sân cỏ chơi đá banh, bóng chuyền, bóng rổ; người đến nhà chơi đánh bóng bàn, đá “rơ-tông”. Thiện khéo lừa nên thường được đá banh ở hàng tiền đạo. Đặc biệt, Thiện rất thích  chơi bóng bàn và chơi khá hay. Chú luyện được cú “service” độc chiêu; khi banh được đánh đi nó xoáy vòng vòng và ít có đối thủ nào đỡ được, cứ đụng đến là nó văng ra khỏi bàn. Bạn nào chơi bóng bàn với Thiện cũng ngán ngón đòn nầy.

Các trò chơi đang diễn ra đầy hứng khởi thì lại có tiếng chuông báo hiệu đã đến lúc chấm dứt. Ai cũng tiếc rẽ nhưng đành phải “giã từ sân cỏ” để về phòng tắm rửa. Cảnh tượng trong phòng tắm tập thể rất nhộn nhịp: các chú vừa tắm vừa bình luận về cuộc chơi vừa qua, rồi tiếng nước chảy, có chú còn nghịch ngợm té nước vào nhau… Người ta bảo “nước là nguyên lý của sự sạch sẽ”. Thật vậy, các chú nhỏ cảm thấy mát mẻ và sảng khoái khi đứng dưới vòi sen để tẩy gội mồ hôi bụi bẩn sau một ngày học tập và chơi đùa.

6 giờ chiều, trong bộ áo quần tươm tất, các chú xuống phòng “étude” dọn  bài cho ngày mai.

Chủng viện ăn tối lúc 7 giờ. Các chú vừa ăn trong thinh lặng, vừa nghe một anh lớn đọc sách. Thật ra, không phải lúc nào các chú cũng chú tâm lắng nghe chi tiết nội dung các câu chuyện, nhưng có nhiều điều tốt lành tự nhiên đi vào tiềm thức để có thể giúp ích cho các chú sau nầy trong cuộc sống. Thiện còn nhớ tiêu đề của một cuốn sách được đọc trong nhà cơm hồi ấy “Không ai là một hòn đảo”. Và chỉ với câu nầy thôi cũng đã nhắc nhở Thiện rất nhiều mỗi khi bị cám dỗ tự nhốt mình vào vỏ ốc riêng tư.

Sau giờ cơm trời cũng vừa chập choạng tối. Các chú từng nhóm đi tản bộ ngoài sân cỏ hay trên các hành lang.

19 giờ 50 là giờ kinh tối. Mọi người lại quây quần trong nhà nguyện để ngợi khen, cám tạ và xin Chúa gìn giữ lúc đêm về.

Rời nhà nguyện, các chú về phòng học để làm việc riêng.

Và trước khi về phòng nghỉ ngơi, các chú tập trung trước tượng Mẹ để hát lời ca mừng. Thiện còn nhớ rất rõ bài hát tiếng La-tinh ấy:

“Salve Regina, Mater misericordiae, vita dulcedo et spes nostra salve…”

… TRONG MỘT ĐỜI

Bà xã nằm bên cạnh đã thức dậy từ bao giờ, có lẽ đang làm bữa điểm tâm ban sáng dưới nhà. Mình đã tỉnh ngủ nhưng vẫn còn nằm trên giường, đồng hồ chỉ 6 giờ 30. Mình cảm thấy tâm trí thật thư thản, thân xác cũng nhẹ nhàng dễ chịu. Dành ít phút quay về với Thiên Chúa, rồi một khoảnh khắc nhớ về thân phận làm người, những hồng ân đã nhận được, những chặng đường đã đi qua, những khó khăn sắp tới, những chia sẻ với gia đình,  bạn bè chung quanh trong cuộc sống thường nhật…

Mình vừa rửa mặt thay quần áo xong thỉ cũng vừa nghe tiếng bà xã gọi xuống ăn sáng.Từ ngày hai cháu Mỹ Linh và Kim Linh ra Paris ở cho tiện việc học hành, ở nhà chỉ còn lại hai vợ chồng già. Không khí yên tĩnh hơn nhưng lại thiếu vắng tiếng cười đùa của các cháu.

Sau bữa điểm tâm, khoảng 8 giờ rưỡi, bà xã ra phòng mạch làm việc sớm, còn mình đi khám bệnh ở ngoài. Bệnh nhân đầu tiên hôm nay là một bà người Pháp khoảng 52-53 tuổi, tên Catherine L., cựu bác sĩ về cơ thể học. Bà bị bệnh nan y đã mười mấy năm nay, cùng sống với bà mẹ già đã 84 tuổi. Tình trạng bệnh lý không có gì thay đổi: nằm liệt giường, không cử động nói năng gì được, thức ăn phải chuyền thẳng vào bao tử, tiểu tiện bằng một ống nhỏ nối từ bàng quang đưa ra. Chỉ có đôi mắt là còn chút tinh anh, nhưng cũng không diễn tả được gì. Cũng may là tổ chức y tế xã hội ở đây có cho y tá ngày 2 lần sáng chiều đến cho thuốc, tắm rửa, tập cử động tay chân để đừng bị co rút và tránh lở lói. Mình xem qua hồ sơ bệnh lý, viết một vài thứ thuốc cần thiết, nói chuyện thăm hỏi người mẹ già ít phút, rồi phải từ giã và đi qua một viện dưỡng lão gần đó. Ở đây mình có nhiều bệnh nhân nên cứ mỗi Thứ Sáu trong tuần là phải đến làm việc. Cơ sở nầy có 3 tầng: tầng 3 dành cho những người bị mất trí nhớ, tầng 2 cho người không đi lại được, và tầng thứ nhất dành cho những người già còn có thể đi đứng. Cứ mỗi lần mình khám bệnh, viết toa, dặn dò các y tá xong cũng gần 10 giờ rưỡi. Rời viện dưỡng lão, mình tiếp tục đến nhà các bệnh nhân quen. Họ bị bệnh nặng như sốt cao hay trật khớp xương… nên không thể đến phòng mạch được. Thế là hết một buổi sáng. Đến 12 giờ rưỡi, mình về nhà hâm nóng các thức ăn đã được bà xã chuẩn bị từ chiều hôm trước. Đợi vợ về rồi hai người cùng ăn cơm trưa.

Ban chiều, khoảng 2 giờ, mình đến phòng mạch làm việc đến 8 giờ tối. Bà xã lo việc nội trợ trong nhà đến 4 giờ mới đi làm lại. Bệnh nhân của mình 80% là người Pháp, một số Ả Rập hay Phi châu, rất ít người Việt Nam. Cứ mỗi bệnh 15-20 phút: nhức đẩu, sổ mũi, cảm cúm…; khám định kỳ cho người bị cao huyết áp, tiểu đường, phong thấp…

Nhà mình cách phòng mạch chừng 10 phút lái xe. Ban tối về tới nhà thì cơm nước đã sẵn, do bà xã về trước để chuẩn bị. Thường thường bữa trưa chúng tôi ăn đồ tây cho giản tiện, buổi tối mới ăn cơm Việt Nam, cũng có đủ cá kho, dưa cải, rau muống… Cơm tối lúc nào cũng thư thả nên vợ chồng chúng tôi có dịp nói chuyện với nhau nhiều hơn. Chúng tôi trao đổi với nhau về những chuyện xảy ra trong ngày, các ca bệnh đặc biệt, chuyện bạn bè, gia đình, con cái…

Sau khi ăn mình ra phòng khách một lúc trước khi lên phòng ngủ. Đây cũng là một trong những khoảng thời gian lý thú nhất của mình trong ngày; thời gian dành cho chính bản thân để nhìn lại, để suy tư và để rút tỉa những điều hay trong một ngày sống. Thế là các hình ảnh tươi mới hôm nay lần lượt hiện ra trong tâm trí: nhớ bà bác sĩ bị bệnh bất toại để thấy mình còn may mắn, mới thấm thía cuộc đời sinh lão bênh tử; nhớ đến các cụ già trong viện dưỡng lão để cảm thông với nỗi cô đơn của họ khi tuổi tác đã về chiều. Nhớ lại hồi còn học ở Trường Y, mình đã tự hào nói với một người bạn đồng môn Pháp rằng xứ mình không có nhà trẻ thành ra cũng không có viện dưỡng lão. Xã hội đã thay đổi nhiều, không biết bây giờ tình liên đới giữa các thế hệ có còn được như xưa?! Thật ra ở thời buổi nào hay xã hội nào cũng có cái hay cái dở của nó. Xã hội Tây phương có dân trí cao, tổ chức qui cũ, phương tiện vật chất dồi dào, nhưng về mặt tình cảm, tình gia đình, tình người không biết có được đậm đà khắng khít như các dân tộc chậm tiến hay không?!

Đến 10 giờ tối chúng tôi vào giường ngủ, xem lại bản tin tóm tắt của Đài truyền hình Pháp, và thấy được những hình ảnh bão lụt ở vùng Đông Nam Á, nhất là ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Không biết tại sao tai họa cứ dồn dập giáng xuống trên mảnh đất vốn dĩ đã quá nghèo nàn của quê hương mình!?!

Trong lúc chờ giấc ngủ đến, mình cũng có một cái thú khác nữa, đó là đọc báo chí và tài liệu y khoa trong ngày. Đọc để hiểu biết thêm chứ không phải để thi của như ngày xưa. Thú vị là chổ đó!

Rồi giấc ngủ tìm đến thật nhẹ nhàng lúc nào mình chẳng biết… Êm ái, mơ hồ văng vẳng đâu đây tiếng hát của nguyễn Đức Long “Rồi cũng phải chia tay”, chia tay hay giã từ một ngày hiện hữu để đi vào thế giới mộng mị ban đêm… Đồng hồ trên tường gõ 11 tiếng.