KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

 

 

Lê Xuân Hảo, HT67

Mấy hôm nay Lớp Mẹ Vô Nhiễm đang chuẩn bị cho chuyến hành hương về cội nguồn mang tên “Hội Ngộ Hoan Thiện 67”.Vậy Hoan Thiện 67 là gì? Cựu chủng sinh là ai? Và những chuyến hành hương mang ý nghĩa nào? Kính mời Quý vị quay về 42 năm về trước...

... Một ngày đầu tháng 8 năm 1967, con đường Đống Đa bỗng rạng rỡ và nhộn nhịp khác thường. Hàng phượng vĩ bên đường khoe sắc đỏ thắm, những con chích chòe nhảy nhót líu lo trên cành... Xa xa, giữa lùm mimosa màu lục điểm những nụ hoa tím là ngôi nhà nguyện tròn được thiết kế thật mỹ thuật, chiếc tháp chuông hình khung lục giác có thánh giá trên chóp đỉnh vươn cao uy nghi, thanh thoát giữa nền trời trong xanh. Cảnh vật đất trời như sắp sẵn đón chào những vị khách nhỏ tuổi thật dể thương! Thì ra hôm nay các chú tựu trường... Sân trường đầy ắp hai màu xanh trắng đồng phục của Chủng viện. Các chú lớn tay bắt mặt mừng hàn huyên vồn vã sau mấy tháng hè xa cách. Những tân binh chúng tôi, mấy chú nhóc 12, 13 tuổi, va-li trên tay, bỡ ngỡ trước khung cảnh mới đứng khép nép bên hông cha mẹ. Đây là những cậu bé vừa được chọn qua đợt “đi thử” vào tháng trước cho niên khóa 1967 nầy. Hôm nay là ngày đầu tiên các chú bước chân đến Chủng viện để “đi tu”. 

Thật ra lúc đó không mấy ai trong chúng tôi ý thức rõ ràng tương lai của mình ra sao, và ý nghĩa đích thực của đời tận hiến là gì. Có điều chúng tôi ai nấy đều vui sướng, hãnh diện và hăm hở để đi tu. Đi tu mặc nhiên là điều tốt lành, là điều rất đáng mơ ước!

Vì đầu vào khá đông nên chúng tôi được chia làm 2 lớp: Đệ Thất A và Đệ Thất B (nay là Lớp Sáu), mỗi lớp 60 người. Thời khóa biểu hằng ngày trong Chủng viện có giờ cho đời sống thiêng liêng, có giờ để trau dồi tri thức và có giờ cho việc rèn luyện thể lý.

Sáng sớm các chú quây quần trong nhà nguyện để suy ngắm và hiệp dâng Thánh lễ, ban tối là  giờ đọc kinh. Có Chầu Phép lành mỗi cuối tuần. Nội dung và các lễ nghi thay đổi theo mùa phụng vụ trong năm. Rồi tỉnh tâm, các bài giảng lễ, huấn đức... Ngày nào chúng tôi cũng được hít thở bầu khí linh thiêng thánh thiện nầy. Người ta bảo “nhân đức là do thói quen, thói quen là do lặp đi lặp lại”; nhiều năm sau khi đã “xuất” nhiều người trong chúng tôi vẫn giữ được thói quen siêng năng đến nhà thờ, nhất là tham dự Thánh lễ hằng ngày, dĩ nhiên ngày càng ý thức hơn để thánh hóa bản thân. Chúng tôi còn nhớ rất rõ những bài hát dưới chân tượng Đức Mẹ mỗi tối Thứ Bảy, như bài “Chúng con kính chào”, bài “Salve Regina”...

Trừ Chúa Nhật, mỗi ngày chúng tôi có 7 hoặc 8 tiết học văn hóa. Ban trưa và ban tối có giờ “étude” để học và làm bài riêng. Các chú theo ban C nên giỏi về Văn, Triết, nhất là Sinh ngữ. Sau nầy có mấy anh em được đi du học ở Pháp và Rôma đều công nhận rằng: nhờ vốn liếng tiếng Pháp ở Tiểu chủng viện mà ra học ở trường ngoại quốc không thua kém ai. Còn những anh tu xuất thì đa số theo học trường Pháp ngữ và nhiều người tốt nghiệp cử nhân sư phạm Pháp. Cũng có những người định cư ở hải ngoại, với truyền thống hiếu học ở chủng viện đã tiếp tục con đường học vấn ở đại học và sau đại học.

Sau các tiết học ban chiều là giờ thể thao. Đây là giờ chơi bắt buộc, không ai có thể làm công việc gì khác. Nhóm nầy chơi đá banh, nhóm khác bóng chuyền, đàng kia bóng rổ, hay bóng bàn, cầu lông v.v... Trong các môn thể thao các chú thường thích môn bóng đá hơn cả, vì nó có tính tập thể cao. Chúng tôi chia 2 phe và “match” với nhau. Tiếng hò reo, cười đùa thật hồn nhiên vui nhộn. Từ những trận bóng phát xuất những tên gọi thật thân thương, như “Huy cày” ở hàng tiền đạo, “Cương cứng” hậu vệ... Có anh nghịch ngợm đá bóng xuống hồ cá quanh nhà nguyện để nhảy xuống bơi lội. Hình như qua những giờ chơi đùa nầy chúng tôi cảm thấy càng gần gũi và thương mến nhau hơn.

Ngoài ra chúng tôi còn được sinh hoạt Hướng Đạo, tham dự trò chơi lớn, đi xuất du, diễn văn nghệ, học nhạc lý, v.v... Các sinh hoạt nầy giúp cho chúng tôi biết xoay sở, xốc vác trong các tinh huống và phát triển năng khiếu riêng.

Nhưng trên hết, còn có một yếu tố rất quan trọng đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trên cuộc đời chúng tôi, đó là gương sáng của các Cha giáo. Sự cương nghị của Cha Phaolô Lê Văn Đẩu (…); tính hiền lành, khiêm nhu của Cha Têphanô Nguyễn Như Thể; tính rõ ràng nghiêm túc của Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng; sự chu đáo, cẩn thận của Cha Giuse Trần Văn Lộc; sự nghiêm túc chính xác của Cha Stanilaô Nguyễn Đức Vệ; sự thông minh của Cha Augustinô Hồ Văn Quý; tính ngay thẳng trong sáng của Cha Louis Nguyễn Văn Bính; sự tế nhị khôn khéo của Cha Gioan Nguyễn Văn Thành (…); sự trẻ trung đầy tâm huyết của Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải; tâm hồn hiền lành đầy chất thơ của Cha Antôn Nguyễn Trọng Quý (…); sự vui tươi nhiệt tình của Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Cao; rồi Cha Philiphê Trần Văn Hoài (…), Cha Anrê Trần Văn Thời (…), Cha GB Trần Trọn, Cha Inhaxiô Nguyễn Đình Cẩm, Cha Petitjean (…), Cha Oxarango (…) ... Mỗi Vị là một mẫu thức sống động thu hút chúng tôi từng ngày cố gắng vươn lên. Đàng khác, chính sự hy sinh, tận tụy, sự chăm sóc đầy tình thương của các ngài cũng là động lực thúc đẩy các chủng sinh bước tới trên con đường tự hoàn thiện mình.

Thực ra, đời sống là một thực tại tế vi và đa phức, nó bao gồm các sự kiện và những mối quan hệ đan xen chằng chịt và tác động hổ tương. Tuy nhiên, để diễn tả cách giản đơn và vắn gọn cuộc sống ở Chủng viện ngày trước, có thể nói rằng: ngày qua ngày anh em chủng sinh được đào tạo với tất cả những yếu tố kể trên (tâm linh, học vấn, thể lý, nhà giáo dục), ngày qua ngày chúng tôi được hít thở bầu khí trong lành thánh thiện, nhiều sinh lực thiêng liêng và tinh thần để phát triển nội tâm, lý trí và thể chất.

Thế rồi, thời gian dần trôi, cứ mỗi năm lại có những anh em rời bỏ Chủng viện để trở thành cựu chủng sinh; sĩ số Lớp 67 chúng tôi ngày càng ít dần. Đến năm Đệ Ngũ (Lớp 8 bây giờ) thì sáp nhập lại làm một, vì cả 2 lớp chỉ còn 50 chú. Năm Lớp 12 còn 25, và khi vào Đại Chủng Viện chỉ còn 15 người. Và hiện nay, từ 120 cậu bé bước chân vào Chủng viện niên khoá 1967, chỉ có 5 người được Chúa chọn làm Linh mục đời đời để phục vụ Giáo hội. Số còn lại hơn 100 người là cựu chủng sinh. Như vậy, nói vui mà thật: Chủng viện là nơi đào tạo rất ít các Linh mục và thật nhiều các cựu chủng sinh!

Có người nói: nhân cách của cựu chủng sinh được định hình từ những ngày tu học ở Chủng viện. Hẳn thật, nhờ những tháng ngày ở Chủng viện, người cựu chủng sinh hôm nay luôn biết hướng thiện và ngay thẳng, có nói có không nói không. Họ thích tìm tòi học hỏi. Họ có khả năng nhận ra điều tốt giữa muôn ngàn điều xấu, biết dị ứng với bất công, biết nói không với sự ác, biết đứng lên khi vấp ngã, biết hy vọng khi thất bại, biết nâng đỡ anh em khi khó khăn và động viên nhau thăng tiến bản thân.

Lạ một điều, anh em chúng tôi có người chỉ ở Chủng viện 3 tháng rồi “xuất”, có người 6 tháng, người 1 năm, người 3 năm, người 7 năm ..., nhưng dù vắn dù dài, ai cũng hãnh diện mình là cựu chủng sinh và luôn gắn bó với nhau. Cứ có dịp ngồi lại với nhau là chúng tôi lại say sưa nhắc đến những kỷ niệm ngày xưa và gọi nhau bằng những “nick name” thật thân thương: Long bẹt, Uý cà, Già Lộc... Những anh em ở xa luôn mong ước có ngày được trở về thăm lại chốn cũ.

Cuối cùng chúng tôi cũng tổ chức được chuyến hành hương “Hội Ngộ Hoan Thiện 67”. Gọi là “hành hương” khi chúng ta trở về một địa điểm thánh thiêng nào đó để tưởng nhớ, chiêm ngưỡng, suy gẫm, cầu nguyện để cố quyết noi gương vị thánh nhân mà thăng tiến đời sống. Vậy thì cuộc trở về của anh em Hoan Thiện 67 không đơn thuần chỉ là gặp gỡ để nhắc lại những kỷ niệm đẹp trong quá khứ, hay nhìn lại trường xưa chốn cũ, nhưng, cách thiết thực và ý nghĩa hơn, còn là dịp để tôn vinh và cố quyết sống theo tinh thần Hoan Thiện. Tinh thần Hoan Thiện là tinh thần đào tạo và thăng tiến bản thân để phục vụ Giáo hội và trở thành người giáo dân và công dân tốt.

Hiểu như thế thì “hành hương” không chỉ là leo lên một chuyến xe để đi đến một vị trí địa lý nào đó, mà điều chính yếu là sự đổi mới và sống tinh thần vị thánh ta tôn sùng. Hiểu như thế thì mỗi lần chúng ta ý thức mình là cựu chủng sinh để làm một điều tốt, hay cố gắng đứng dậy sau lần vấp ngã, hoặc an ủi đở nâng tha nhân khi gặp khó khăn đau khổ, nhất là tích cực cọng tác để xây dựng Hội thánh, nghĩa là mỗi lần chúng ta sống tinh thần Hoan Thiện là mỗi lần chúng ta “hành hương” về nguồn cội.

Mong ước anh em cựu chủng sinh chúng ta sẽ luôn là “những kẻ hành hương” trong đời sống. Những người luôn sẵn sàng lên đường cho những chuyến đi trở về “đất thánh”...

Bây giờ, kính mời Quý vị cùng nhìn ngắm dung mạo của “những kẻ hành hương” mang tên Hoan Thiện 67 ...