KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

Lê Xuân Hảo, HT67

Hoan Thiện 67 có 5 anh em được bước lên bàn thánh. Chúng tôi thường nói rằng “Năm Linh mục trong Lớp là niềm tự hào của HT67”. Niềm tự hào và nguồn ơn lộc. Đó là điều hiển nhiên vì các ngài là những người có chức thánh, những “Alter Christus”. Người ta bảo: chỉ một ngọn nến bập bùng được thắp sáng đâu đó trên trái đất nầy cũng có tác động đến những hành tinh xa tít hàng ngàn năm ánh sáng. Vậy chẳng lẽ luôn gần gũi với ánh sáng lành thánh của các Linh mục bạn mà chúng tôi không được hưởng nhờ một mảy may ơn phước nào hay sao?…

Tuy nhiên, ngoài những điều tốt lành chung hưởng do mầu nhiệm Hội thánh thông công, đối với tôi, các Linh mục trong Lớp còn là những “Điểm cố định sáng ngời” để anh em chúng tôi nhìn vào mà điều chỉnh hướng đi và canh tân đời sống. Họ là những người đã định vị cuộc đời vào Thiên Chúa Tình Yêu.

Chúng ta đang sống trong một xã hội hỗn loạn, đảo điên và nhiều biến động. Con người bị cuốn trôi trong cơn lũ tục hóa; nền tảng luân lý đạo đức bị xói mòn tận căn cội. Sự gian dối lan tràn khắp nơi. Tham nhũng bất công trở thành quốc nạn. Bạo lực đàn áp được cho là thượng sách. Trong thời buổi văn minh của khoa học kỹ thuật mà người ta vẫn đối xử với nhau bằng luật rừng “mạnh được, yếu thua”. Nhan nhãn trên các phương tiện truyền thông những vụ đàn áp người cô thế thấp cổ bé miệng; những vụ biển thủ công quỹ đến hàng trăm tỷ; những mảnh bằng tiến sĩ được đem mua bán; những vụ ly dị như thay áo; quan hệ tình dục bừa bãi; rồi giết hại những thai nhi vô tội, v.v… Tất cả những thứ tệ hại đó là thực tế làm nên “môi trường sống” mà chúng tôi phải hít thở từng giây phút. Thế rồi ngày qua ngày, sự hỗn loạn đồi trụy ấy có nguy cơ trở thành quen thuộc và bình thường. Ví như vũng lầy uế tạp là môi trường sống của lũ dòi bọ tanh hôi. Đức Gioan-Phaolô II đã từng nói rằng: điều nguy hiểm là con người ngày nay đã đánh mất cảm thc về tội lỗi.

Đứa con trai đầu của tôi, hồi còn học cấp III rất ưa thích sưu tầm những câu danh ngôn. Tìm được câu nào tâm đắc, nó đánh máy, đem ép nhựa rồi gắn khắp nơi trong nhà. Nhờ thế tôi đọc được nhiều câu hay, trong đó có một câu của Blaise Pascal như sau:

“Như trên một con tàu biển, khi mọi sự đều dập dềnh lay động, thì có vẻ như không có gì bị lay động. Khi mọi người đều hướng về sự sa đọa, thì không ai nhận ra mình đang sa đọa. Người biết dừng lại để lôi kéo chú ý về sự quá độ của những người khác, thì giống như một điểm cố định” (When all is equally agitated, nothing appears to be agitated, as in a ship. When all tend to debauchery, none appears to do so. He who stops draws attention to the excess of others, like a fixed point.)

Ý tưởng nầy rất phù hợp với điều tôi muốn chia sẻ. Thật vậy, trong dòng chảy của cuộc sống chao đảo hôm nay rất nhiều khi chúng tôi bị cuốn trôi và mất đi ý thức về ý nghĩa cuộc đời. Những lúc ấy các Linh mục bạn chính là các “cột mốc” tin cậy để chúng tôi tham chiếu và đổi thay đời sống. Họ luôn có đó, vững chải và thân thiện. Họ hiện diện như “những biển báo” hiển thị sự ngay chính của con đường. Họ là điểm cố định không chuyển lay, bởi vì họ cắm rễ sâu niềm tin vào Đấng Tạo Thành vũ trụ. Họ dâng trọn cuộc đời cho Vĩnh Cửu Tình Yêu. Nhờ thế họ sống vui tươi, bình an, khiêm tốn, yêu thương và dấn thân phục vụ mọi người. Hình ảnh trong sáng thánh thiện của các Linh mục như lời mời gọi thúc đẩy mọi người nhìn lại cuộc sống của chính mình.

Tôi nhớ có lần vợ chồng chúng tôi đang trong tình trạng “chiến tranh lạnh” thì Đức Ông Cao Minh Dung và cha Luận ghé thăm. Các ngài không hề hay biết, vì chúng tôi không ai đề cập chuyện nầy. Mấy cha con chuyện trò rất tự nhiên và vui tươi. Lạ một điều là vợ chồng tôi sau đó làm lành với nhau cách dễ dàng; không nói ra nhưng có lẽ cả hai đều nghĩ rằng: mình là bạn của các Linh mục!… Anh em 67 ở Huế cũng thế, mỗi lần có bất đồng thì cha Luận là người hòa giải. Các Linh mục là những người đem lại bình an. Các Cha cũng là tác nhân gặp gỡ hội tụ của Lớp. Đức Ông Minh Dung là người đề xướng và thúc đẩy thành lập địa chỉ <hoanthien67@yahoogroups.com>. Đây là nơi anh em 67 khắp nơi gặp gỡ và chia sẻ những thông tin cần thiết trong tinh thần hiệp thông liên đới. Còn cha Nguyễn Luận là người sáng lập Lớp Mẹ Vô Nhiễm và cũng là linh hồn của Lớp.

Khi nói về đức khiêm tốn và sự hiền lành, tôi nhớ ngay đến cha Phêrô Trần Ngọc Anh. Ánh mắt tươi vui, giọng nói nhẹ nhàng từ tốn với phong thái tế nhị và khiêm nhu. Chúng ta có thể nhận ra đức khiêm tốn và niềm xác tín vào Thiên Chúa Quan phòng  qua bài viết “Đường thẳng và đường cong” của ngài. Cách đây 4 năm ngài bị tông xe gãy xương đùi rất nặng. Tôi nghe kể thế nầy: Người gây tai nạn rất lo sợ vì cảnh sát xác nhận lỗi hoàn toàn thuộc về anh ta. Nhưng sau khi biết được nạn nhân là một Linh mục Công giáo thì anh ta hết sức… vui mừng (!). Bởi lẽ ai cũng biết rằng các Cha thì hiền lành, nhân ái và hay tha thứ, không kiện tụng bắt bẻ hay làm hại ai bao giờ.

Với Đức Ông Minh Tâm thì tôi không được may mắn gần gũi, vì ngài ở xa quê hương. Duy có điều tôi dám quả quyết: ngài là người hết lòng phục vụ Giáo hội và tha nhân. Tước Đức Ông mà Tòa thánh ban tặng đã xác định điều đó. Rồi chúng ta hãy nhìn ngắm Đức Tin và lòng cậy trông phó thác của người được “Sinh từ lòng biển” như sau: “Cuộc đời quả thật là một huyền nhiệm. Chẳng ai lường trước được tương lai. Với niềm tin Công Giáo, ta chỉ biết đặt mình phó thác vào tình thương và quyền năng của Chúa mà thôi”… “Chỉ có Đấng Tối Cao, vượt lên mọi giới hạn của thụ tạo, vô cùng nhân hậu, mới có thể cứu được kẻ khốn cùng đang giãy dụa ở sát biên giới sự sống và sự chết.” 

Vị Linh mục cuối cùng của Lớp mà anh em chúng tôi ngưỡng mộ là cha Lê Minh Cao. Ai chưa hiểu được phần đầu của chương 10 Phúc Âm thánh Gioan thì xin tìm đến với ngài. Dịp ghé Quảng Thuận trong chuyến đi mừng Bổn Mạng ở Bình Châu, tôi được chứng kiến một Cha sở vui tươi, nhiệt tình, năng động, gần gũi, tôn trọng, cảm thông, nhân hậu và đầy thương yêu. Tôi đã thấy ngài thân tình với anh em, chu đáo lo từng bữa ăn và xếp đặt các nơi ngủ nghỉ. Thấy ngài ghé thăm Bà cố trước khi đi Bình Châu 2 ngày. Thấy ngài ân cần thăm hỏi anh em Hoàng Hiệp ở Bình Tuy, rồi con tim được thể hiện qua bàn tay dấm dúi. Thấy ngài hòa đồng trong cuộc vui của Lớp tối 11-12 vừa qua ở Hồ Cốc. Thấy ngài sốt sắng dâng Thánh Lễ mừng BM Mẹ Vô Nhiễm, rồi chợt nghĩ: nếu ngài không nhiệt tình gắn bó để xếp đặt việc giáo xứ mà đến với anh em, thì e không có Thánh Lễ là đỉnh cao của Ngày Hội. Rồi thấy ngài hối thúc anh em Quảng Thuận mau ra xe trở về cho kịp tối, vì ngày mai là Chúa Nhật… tất cả những hình ảnh xinh đẹp đó giúp chúng tôi thấy được tấm lòng nhân hậu không cùng của Người Mục Tử.

Trên đây tôi chỉ xin để cập đến một vài điểm sáng của từng Cha. Tuy nhiên tất cả những điểm sáng đó đều hội tụ nơi mỗi Linh mục của Lớp 67. Các ngài là những mẫu gương tốt lành cho chúng tôi noi theo.

Cuối cùng, theo hình ảnh mà Pascal dùng để ví von trong câu danh ngôn, tôi xin được gọi các Linh mục 67 là “Những người thả neo trong Đức Kitô”, Đấng Cứu Độ, là Nguyên Thuỷ và Cùng Đích muôn loài. Nhờ những người đã định vị vững vàng như những điểm tham chiếu sáng ngời thánh thiện đó, anh em 67 chúng tôi có thể dể dàng điều tiết đời sống cách tốt đẹp trong biển đời quay cuồng sóng gió tục lụy nầy.

Huế, 12-1-2010