KỶ YẾU LỚP HOAN THIỆN 1967 KỶ NIỆM 42 NĂM (1967-2009)  
 

NỘI DUNG

 

 

Home
Chân dung Thánh Tôma Thiện.
Trong lòng Mẹ Hội Thánh.
TRANG HÌNH ẢNH
Lớp Mẹ Vô Nhiễm: Một thoáng nhìn.
Các Cha giáo sư TCV Hoan Thiện.
Đôi lời giới thiệu lớp HT67.
Hội ngộ Mẹ Con.
Đường cong và đường thẳng.
Sinh từ lòng biển.
Thơ: Lời Dâng.
Hương lòng dâng kính ân sư.
Nhớ ơn Thầy.
Viết văn và viết cuộc đời.
Kính nhớ về Thầy.
Lần ... chuỗi đời.
Ba mươi năm trước...
Nhạc: Đừng lo chi (Nguyễn Đức Thủy)
Những người thả neo.
Thơ Thanh Quân: Vi Diệu.
Chân dung những người bạn.
Cựu Chủng sinh Huế vùng SG-XL.
Mầu nhiệm và hồng ân.
Đi mô rồi cũng nhớ về Hoan Thiện.
Một ngày trong đời.
Xin tạ chút ơn.
Trở về Huế.
Thơ: Tan hợp.
Nhạc: Cảm tạ tình Cha, tri ân tình người.
Làm... Lầm... Lỡ...
Khoảnh khắc.
Cao nguyên xanh.
Gió trần gian.
Phước đến...
Ca trưởng Phong.
Loài hoa quý.
Về Huế.
Nhạc: Tạ Ơn Chúa (Thế Phong).
Chuyện tiền trạm.
Trên từng cây số Hội Ngộ.
42 năm Hoan Thiện 67 Hội ngộ.
Có những gặp lại.
Nhạc: Dâng Mẹ (Hoàng Văn Hiệp).
Tâm sự hậu trạm
Một chuyến về quê.
Thơ: Xa mà gần (Trần Dũng).
Nhạc: Nói với nhau hôm nay.
Thương hoài ngàn năm.
Dư âm ngày ấy.
Người đặc biệt.
Thơ: Trên đỉnh yêu thương.
Nhạc: Mừng ngày vinh thắng (NĐ Thủy).
Hoan Thiện 67: Hè rực lửa.
Huấn luyện.
Tâm tình của 1 CCS HT67
Hậu trạm hay tiền trạm.
Xem bóng chuyền.
Thơ: Xuân xa nhà.
Nhạc: Tiếng ca cung đàn (T Phong).
Nhớ nhớ... quên quên...
Thư gởi HT67 tuổi 35.
Thơ: Tâm sự của tuyết.
Tường thuật Bổn mạng 2009: Bình châu.
Lếu láo qua đường.
Thu. Nhớ anh em.
Nhạc: Xin hãy trao nhau (HV Hiệp).
Người về từ Paris.
Thằng Mõ.
Những cái tát.
Hồi ký Dê Niên.
Thăm trường xưa.
Giấc mơ.
Tường thuật Hội Ngộ HT67.
Lời cám ơn.
Thư giãn.
Danh sách Hoan Thiện 67.

 

Lm Phaolô Nguyễn Luận, HT67

Tôi không biết còn kịp để viết cho đặc san HT67 hay không, nhưng lòng thôi thúc viết về những người thầy cứ day dứt tôi, khiến tôi không thể không viết ra những dòng tâm sự như để tỏ lòng biết ơn.

1.Cách đây 7 năm, kỷ niệm 35 năm vào Hoan Thiện (1967-2002), tôi có ghi lại những kỷ niệm về những người bạn, và một chút thoáng qua về những ân sư trong chủng viện, như hai vị giám đốc chủng viện : cha Phaolô Lê văn Đẩu, nay đã khuất bóng; cha Têphanô Nguyễn Như Thể, hiện là Bản Quyền giáo phận Huế; cùng nhiều cha giáo khác, mà một số đã qua đời, như cố Oxarango, cha Nguyễn văn Thành…

Lúc này tôi muốn ghi nhận cách đặc biệt đến cha Louis Nguyễn văn Bính và thầy Anh, trong vai trò giáo sư môn sử địa. Cha Louis hiện là giáo sư tại Đại chủng viện Huế, còn thầy Anh ở đâu, nếu ai biết xin chỉ vẻ giúp. Sao lại là 2 vị thầy dạy môn sử địa ? Như thế này…

2. Mới chân ướt chân ráo vào chủng viện, phong thái dạy môn sử địa của cha Louis thật ấn tượng : ngài một lúc viết cả 2 tay ! Tay phải ngài vẽ bản đồ, tay trái ngài viết tên thủ đô các nước. Tuyệt vời ! Thể hiện sự tài hoa của một nhà giáo “trình độ cao”. Tôi đã bị thuyết phục để rồi thích môn này từ đó, dù ngài chỉ dạy 1,2 năm đầu của bậc trung học thôi.

Lên đệ nhị cấp, được học với thầy Anh, lại ấn tượng về một phong cách “trẻ”: Bước vào lớp, sau khi các chú đọc kinh, việc đầu tiên mà thầy thể hiện là rút từ túi quần ra 1 gói thuốc Capstan và 1 máy bật lửa Zippo (dĩ nhiên thầy không hút thuốc trong giờ dạy học), kế đến là lấy từ dĩa phấn trên bàn 1 viên, nhẹ gõ vào cạnh bureau để cho viên phấn gãy làm đôi, một nữa rơi lăn lóc dưới nền nhà, nữa còn lại dùng để viết và vẽ lên bảng. Không hề thấy thầy mang theo sách giáo khoa bao giờ ! Một phong cách “phi logích” nhà đạo, nhưng ấn tượng ? Nhưng điều đáng nói nơi thầy giáo Anh là, thầy không đọc và giảng theo sách giáo khoa, có chú nào đó thắc mắc… thầy trả lời “để đi thi Tú Tài thì các chú mới cần học trong sách… Thật ra, môn sử và địa nó biến đổi nhiều và nhanh lắm, cần đọc các sách tham khảo mới để cập nhật, sách giáo khoa chỉ là những chỉ dẫn căn bản thôi. Mà tôi biết, chưa bao giờ các chú thi rớt Tú Tài cả !... Và thầy rất hãnh diện vì được dạy ở trường này !” Sau này khi lên đại chủng viện, tôi tò mò tìm đọc các sách lịch sử - địa lý mà trong thư viện có sẵn, tôi mới hay thầy giáo Anh đã tham khảo từ tạp chí địa lý của Hoa Kỳ - Geography Magazine. Chắc thầy phải thường xuyên vào thư viện Trung tâm văn hóa Hoa Kỳ ở đường Lý thường Kiệt, cạnh Tiểu chủng viện để tìm kiếm tư liệu cập nhật cho bài học của chúng tôi. Qua thầy, được biết thêm nhiều kiến thức mới, tôi thích lắm. Xin cám ơn thầy !

3. Thích hai môn sử và địa nên tôi thường tìm đọc các loại sách lịch sử và địa lý, đụng cuốn nào đọc cuốn đó. Và nhất là thích “lần mò” trên bản đồ. Nếu có một ai đó tôi quen biết, dù ở góc trời biển nào, thế nào tôi cũng mở bản đồ ra để xác định vị trí. Lần kia, tôi đang vừa đọc cuốn tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”, vừa tra cứu trên bản đồ Nước Mỹ dán trên tường, kể lại cuộc nội chiến Bắc-Nam, cuộc chiến giải phóng nô lệ, của Hoa Kỳ; một thầy bạn đi vào phòng hỏi: “Ê, đang đọc sách chi mà nghiên cứu dữ rứa ? – Tiểu thuyết. – Đoc tiểu thuyết mà tra cứu trên bản đồ sao ? – Tiểu thuyết lịch sử mà !” Anh em biết không, chính nhờ thói quen “học bản đồ” mà mình “làm guide trên đất Mỹ” đấy ! Mình kể nhé.

4. Trong chuyến thăm nước Mỹ mùa hè năm 2007, trước khi trở lại quê nhà, tôi có dịp “dong duỗi dặm trường” bằng xe nhà với gia đình người cháu, đi dự ĐẠI HỘI THÁNH MẪU của Dòng Đồng Công, tổ chức tại thành phố Carthage, tiểu bang Missouri, từ ngày 5-7 tháng 8. Tại đây mình gặp được Les Six, nhờ An Phong từ dưới Tampa, Florida, lên hành hương dẫn đường.

Để đến được thành phố Carthage, xe chúng tôi phải đi mất 18-20 tiếng, theo hướng dẫn của hệ thống định vị GMS được gắn trong xe, vì phải băng qua những 3 tiểu bang là Louisiana, Mississippi và Arkansas. Xe chúng tôi khởi hành lúc 9 giờ tối ngày mồng 3 tháng 8 tại thành phố Baton Rouge, thủ phủ của bang Louisiana. Trên xe có 6 người : gia đình người cháu 4 người, là vợ chồng và 2 cháu nhỏ + 2 cha đi “ké”. Cầm tay lái chạy trong đêm là người chồng. Dật dờ trong giấc ngũ, tôi nghe máy cứ nhắc lui nhắc tới “turn left … turn right”, “go straight on”,“you’re wrong !” Xe dừng lại lúc hơn 6 giờ sáng tại một điểm dừng chân - rest area, để vệ sinh, tắm rửa và ăn sáng. Nơi dừng chân, thực không thể chê vào đâu được! Đây là một “công viên xanh” thực sự : có đồi, có cây với thảm cỏ xanh mướt, có nhiều cái nhà nho nhỏ có sẵn bàn và ghế cho 4 người cùng với một cái lò nướng bên cạnh để những ai dừng chân có thể nấu nướng thức ăn… Mọi sự hoàn toàn miễn phí. Chỉ có một nhân viên trực ăn mặc lịch sự, để nếu ai cần hỏi các thông tin, họ sẳn lòng giúp đỡ. Nhìn vào bảng Thông Tin kèm theo hình bản đồ bên cạnh và những giới thiệu cần thiết về vùng đất mà bạn đang ghé vào, tôi biết đã đi vào bang Arkansas, quê hương của tổng thống Bill Clinton… Ăn sáng xong, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình lúc 8giờ. Và sự cố xảy ra…

Cầm tay lái lúc này là người vợ, thay cho chồng lái xe cả đêm. Chồng ngồi bên cạnh, nhưng mệt nên ngũ gà ngũ gật. 2 cháu nhỏ ngồi sau cùng 2 cha nói cười rôm rả. Xe đi vào freeway, nhìn đồng hồ tốc độ, tôi thấy kim chỉ vạch 70miles/h (#120km/h). Trước mặt chúng tôi là một xe tải container cũng vận tốc tương tự. Và chị muốn qua mặt… đồng hồ nhích dần lên 75miles/h… và chiếc xe nhà “chao qua đảo lại” ngay sau chiếc container. Hai đứa nhỏ la lên “Mẹ chạy chi lạ rứa! Mẹ chạy chi lạ rứa!...” Tôi đấm ngực ăn năn tội ! Chiếc xe tôi đi đã bị chiếc xe tải hút ! Nó cứ lao tới… Nhìn đằng sau thì thấy có một chiếc xe nháy đèn… lạ quá không có chiếc xe nào chạy sau nữa cả… Trước mặt chúng tôi giờ không còn thấy xe container, thật tạ ơn Mẹ… nhưng lại xuất hiện một cái cầu vượt cách chiếc xe chúng tôi chừng 20-30mét, chiếc xe vẫn lao tới…. Tôi thầm nghĩ “thế nào cũng tông vào trụ cầu mà thôi”, nhưng lạ thay chỉ cách trụ cầu chừng 5mét, xe lách qua một chút, chạy thêm một đoạn, xe quay ngược lại, rồi dừng  ở dốc lề thoải thoải của đại lộ. Tôi tưởng xe sẽ lật úp, nhưng không ! Chúng tôi lò mò mở cửa ra khỏi xe, nhìn lên thì đã thấy viên cảnh sát đứng ngay trên lề đường, đưa tay chào “Hi, you’re very lucky !” … “ can I help you ?”. Anh chồng vốn mặt “còn tái mét” chào trả lời viên cảnh sát “ Thank you very much ! That’s all right.” Và viên cảnh sát lên xe vẩy tay chào “Good Trip !”. Chúng tôi hoàn hồn và nhìn đại lộ… Tất cả các xe trên đường chỉ được chạy ở lane 1 và 2. Và chúng tôi hiểu ra “cảnh sát thấy xe chúng tôi gặp nạn đã can thiệp kịp thời, bằng cách không còn cho xe nào chạy ở lane 3 & 4. Vì khi mất tay lái, xe chúng tôi như người say, cứ chao qua đảo lại trên lane 3 và 4. Nhờ đó mà thoát nạn! Tôi tự hỏi “cảnh sát người ta đâu mà tài thế ! Trên đường chẳng hề thấy bóng dáng một cảnh sát nào ! Vậy mà, xe chúng tôi bị nạn thì hầu như ngay lập tức cảnh sát xuất hiện. Chúng tôi đã gặp may ! hay … Đức Mẹ đã can thiệp ! Vị linh mục khá lớn tuổi ngồi cạnh tôi không ngớt lâm râm “Tạ ơn Mẹ… Tạ ơn Mẹ”. Hai đứa nhỏ vẫn vô tư như không có gì xảy ra, chúng tiếp tục cãi nhau với cái máy chơi games.

À, phải kể thêm chuyện này, đường freeway ở Mỹ không có ngã tư ngã sáu. Mỗi chiều ít là 4 làn xe. Giữa 2 chiều xe thì có khoảng cách khá rộng chừng 20 mét, trồng cỏ, đất thoai thoải vào ở giữa để rút nước, không có lề, gờ đường… vì thế mà bớt va chạm…

Khi người chồng dẫn xe lên đường lộ, chúng tôi lên xe và tiếp tục hành trình. Nhìn đồng hồ đeo tay thấy chưa được 9 giờ. Nghĩa là, chị vợ cầm tay lái chưa đầy một tiếng đã “mất tay lái”. Bây giờ người chồng là tài xế, thật tội nghiệp, vì đường còn chừng 8-9 tiếng nữa. Không ai dám hỏi nguyên do “sự cố”. Chị ngồi cạnh chồng và ít khi lên tiếng, chắc chưa “hoàn hồn”. Anh ta lấy từ trong cốp xe ra một cuốn bản đồ giao thông, to như tờ báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, và dày cả trăm trang, đặt một bên chỗ ngồi, vừa lái vừa liếc nhìn. Tôi thấy không ổn, lại sợ bị tai nạn … nên xin giúp… Anh chồng lái xe vừa theo hướng dẫn của GMS, vừa hỏi chỉ dẫn của bản đồ… Và lạc tùm lum… Dừng xe ăn trưa, trông anh có vẻ mệt mỏi, tôi đề nghị anh nghỉ ngơi một chút… Anh tâm sự “con ít lái xe xuyên bang như thế này lắm ! Con đã có đến Missouri một lần, nhưng cũng đã khá lâu rồi. Bây giờ đường xá nhiều và khác xưa quá… Nên con đi lạc bậy cả…”. Sau mấy tiếng lật qua lật lại bản đồ, tôi tự tin hơn và nói với anh “ chút nữa chạy, cha sẽ dựa trên bản đồ, để giúp anh…”. Lên xe, chị ngồi bên cạnh anh, thỉnh thoảng nói chuyện và lấy thức ăn thức uống đưa anh. Tôi ngồi phía sau và hỗ trợ lộ trình… Xe đến Trung tâm Hành hương Thánh Mẫu lúc hơn 7g chiều. Phải gọi là “chiều”, vì trời chưa tối ! Mùa hè ở Mỹ, sau 8 giờ trời mới tối lận. Như vậy, hành trình của chúng tôi mất 22 giờ chạy xe. Tạ ơn Mẹ đã dẫn chúng con đến bình an. Và 2 cha được Trung Tâm đón vào nhà Hành Hương, còn gia đình anh chị dựng lều ngoài sân vườn … Trong 3 ngày hành hương, thỉnh thoảng anh chị gọi điện mời tôi đi ăn cơm… Trong một bữa cơm ở quán, chị mới bộc bạch “cha biết không, khi con muốn qua mặt chiếc xe container, con phải tăng tốc, nhưng con đã mất tay lái, con sợ lắm !” Tôi mới khen chị “nhưng chị vẫn làm chủ để xe không đụng móng cầu, xe không lật !” Chị nói “đâu cha, khi bị xe container hút, con không còn biết chi nữa cả. Con đâu còn làm chủ chiếc xe nữa ! Nó dừng lại và không sao cả… thật là một phép lạ nhãn tiền. May có 2 cha đi trên xe, mà Mẹ thương cứu chúng con đó!”. Quả là Ơn Lành của Mẹ. Và chúng tôi đã cùng nhau dâng một chuỗi chung để tạ ơn.

5. Kết thúc ngày hành hương, lên xe trở về lúc 6 giờ sáng 8/8, người chồng nói với tôi “con nhờ cha lên ngồi trên, coi bản đồ và giúp chỉ đường cho con chạy. Thôi, con không dùng GMS nữa, nó rắc rối quá ! Ít đi xa nên con cũng không quen sử dụng máy này.” Thế là tôi trở thành “guide” bất đắc dĩ !

Chuyến trở về nhờ “guide” xịn từ VN qua!!!, mà an toàn về đến nhà lúc 11giờ đêm, nghĩa là chỉ mất hơn 17 tiếng lái xe ! Tôi tâm niệm “chính nhờ cha giáo Bính, thầy giáo Anh mà tôi đã có đam mê vẽ bản đồ khi nhỏ; tìm kiếm địa chỉ trên bản đồ khi lớn lên một chút; và sử dụng bản đồ để giúp anh tài lái xe về bến an toàn nhanh chóng” để rồi sau đó được gia đình anh “tuyên dương công trạng: mới đến Mỹ lần đầu mà cha rành đường thật!” trong một bữa cơm gia đình trước khi tôi trở lại Việt Nam, làm đứa cháu gái của tôi nở mũi to như cái bong bóng!!!

Deo gratias!

Bravo mes chers professeurs!