42,4% nữ công nhân chọn cách giữ im lặng khi bị quấy rối tình dục

Chủ nhật - 25/10/2020 06:48
Theo kết quả khảo sát về tình trạng quấy rối tình dục tại các nhà máy may ở TP HCM và TP Hải Phòng do Tổ chức ActionAd Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt Nam thưc hiện, 82,8% nữ công nhân từng bị huýt sáo trêu ghẹo.
Gần 500 công nhân Công ty TNHH Molax Vina (KCN Vĩnh Lộc, quận Bình tân, TP HCM) đã tham dự chương trình âm nhạc nhịp điệu quê hương và truyền thông về phòng chống, chống quấy rối tình dục nơi làm việc do Phòng Lao động - Thương binh Xã hội quận Bình Tân, TP HCM tổ chức.
 
-
Công nhân Công ty TNHH Molax Vina nêu thắc mắc về hành vi quấy rối tình dục nơi công sở

Ngoài thưởng thức các tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn", hàng trăm công nhân còn được nghe Tiến sĩ Lê Văn Công, Phó trưởng khoa công tác xã hội Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM, phổ biến cách nhận diện hành vi QRTD cũng như cách phòng tránh. Với hình thức tuyên truyền theo kiểu hỏi - đáp, đây là dịp để nữ CN hiểu rõ hơn về khái niệm quấy rối tình dục nơi công sở. "Đơn giản có thể chỉ là cái liếc mắt trêu ghẹo hoặc nhìn chằm chằm vào một bộ phận nào đó trên cơ thể của người khác giới hay nói bóng gió, gởi ảnh liên quan đến tình dục. Chương trình đã giúp chúng em có thêm kiến thức về hành vi quấy rối tình dục và tự chủ động phòng ngừa"- một nữ công nhân Công ty TNHH Molax Vinachia sẻ.

Chương trình là hoạt động nằm trong chuỗi Dự án sáng kiến chấm dứt bạo lực trong ngành may mặc được Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ toàn cầu và Tổ chức ActionAd tài trợ, được triển khai từ tháng 1-2018 tại TP Hải Phòng và quận Bình Tân, TP HCM.
 
-
Công nhân Công ty TNHH Molax Vina nêu thắc mắc về hành vi quấy rối tình dục nơi công sở

Theo kết quả khảo sát về tình trạng quấy rối tình dục tại các nhà máy may ở TP HCM và TP Hải Phòng do Tổ chức ActionAd Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt Nam thưc hiện, 82,8% nữ công nhân từng bị huýt sáo trêu ghẹo; 59,5% bị nhìn chằm chằm vào cơ thể; 45,8% phải nghe những lời bình luận khiếm nhã về ngoại hình, trang phục hoặc các bộ phận trên cơ thể.

Với tình trạng quấy rối tình dục nêu trên, chỉ có 57,6% số người khảo sát cho rằng nạn nhân và những người chứng kiến nên lên tiếng về vụ việc; 42,4% còn lại chọn cách giữ im lặng bởi tâm lý mặc cảm, xấu hổ, lo sợ bị mất danh dự cá nhân hoặc sợ bị trả thù.

Tác giả: Tin, ảnh: A.Chi

Nguồn tin: Báo Người Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay30,828
  • Tháng hiện tại591,157
  • Tổng lượt truy cập67,616,004
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây