Đức Phanxicô, vị Giáo hoàng của đối thoại trên con đường loan báo Tin Mừng

Chủ nhật - 13/03/2022 23:31
Kỷ niệm 9 năm Đức Phanxicô được bầu làm Giáo hoàng diễn ra vào thời điểm u ám của lịch sử, được ghi dấu bởi cuộc xung đột ở Ucraina.
Nhưng ngày 13/3/2013 cho đến nay, Đức Thánh Cha đã không ngừng hành động vì hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc, mang niềm hy vọng của Thiên Chúa đến các vùng ngoại vi của thế giới.
 
pope francis

Chính sự điên rồ của cuộc chiến nổ ra giữa Nga và Ucraina vào ngày 24/2/2022 đã tô màu buồn bã cho ngày kỷ niệm 9 năm triều đại giáo hoàng của Đức Phanxicô, được bầu vào ngày 13/3/2013. “Chiến tranh là một sự điên rồ”, Đức Thánh Cha lặp đi lặp lại nhiều lần, lấy làm tiếc về những dòng sông máu và nước mắt và kêu gọi mở ra những hành lang nhân đạo.

Kêu gọi hòa bình

Nếu chúng ta xem xét gần một thập niên của triều đại giáo hoàng này, thì điều đó xem ra rõ ràng. Năm 2021 đã mở ra và khép lại dưới dấu hiệu cầu xin hòa bình, đặc biệt nhân hai chuyến tông du: vào tháng Ba ở Irắc và tháng Mười Hai ở Síp và Hy Lạp. Trong hai chuyến tông du này, Đức Thánh Cha kêu gọi đấu tranh chống lại bạo lực và trở về nguồn mạch của nhân loại và tình huynh đệ. Những lời nói được lặp lại vào tháng Chín ở Budapest và Slôvakia, nơi ngài kết án mọi hình thức hủy hoại phẩm giá con người.

Đại dịch và lời kêu gọi về tình huynh đệ

Năm 2021 được gắn liền với năm 2020 bởi đại dịch covid 19. Đức Thánh Cha không ngừng nhấn mạnh đến việc dỡ bỏ bằng sáng chế vắcxin và mời gọi thế giới phó thác cho Chúa. Chính tình huynh đệ là chủ đề của Fratelli tutti, thông điệp thứ ba của ngài, được ký vào ngày 3/10/2020 ở Assidi. Một thông điệp kêu gọi tình bạn xã hội và phản đối chiến tranh.

Đấu tranh chống các cuộc lạm dụng tính dục

Từ “tình huynh đệ” cũng vang vọng vào năm 2019, với Văn kiện về tình huynh đệ nhân loại, được ký ở Abu Dhabi bởi Đức Thánh Cha và đại giáo sĩ Al-Azhar Ahmad al-Tayyib. Bản văn kết án bạo lực và chủ nghĩa khủng bố và biểu lộ một giai đoạn quan trọng trong mối tương quan giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Vào tháng Hai cùng năm đó, một cuộc họp về việc bảo vệ trẻ vị thành niên đã diễn ra ở Vatican, kết quả là biên soạn tự sắc “Vos estis lux mundi”, thiết lập những thủ tục mới để đảm bảo trách nhiệm của các Giám mục và bề trên dòng tu, và hủy bỏ bí mật tòa thánh trong các trường hợp lạm dụng tính dục. Vả lại, vào ngày 20/8/2018, Đức Thánh Cha đã viết một lá thư gởi dân Thiên Chúa, trong đó ngài tái khẳng định con đường sự thật, công lý và ngăn ngừa và sửa chữa các cuộc lạm dụng, nhấn mạnh sự gần gũi của Giáo hội với các nạn nhân.

Người nghèo, lòng thương xót và việc bảo vệ công trình tạo dựng

Vào năm 2017, từ “nghèo” có tiếng vang mạnh mẽ nhất, với Ngày Thế giới lần thứ nhất dành cho họ. Biến cố này được triệu tập bởi Đức Thánh Cha với tông thư Misericordia et misera, kết thúc Năm Thánh ngoại thường về lòng thương xót,đã diễn ra vào năm 2016 cách hoàn vũ, với việc mở Cửa Thánh trong mỗi nhà thờ trên thế giới.

Việc bảo vệ công trình tạo dựng là chủ đề chính của năm 2015, được nêu bật bởi thông điệp Laudato si’ về việc chăm sóc ngôi nhà chung, và việc thiết lập Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng. Hai biến cố này nhấn mạnh sự cần thiết thăng tiến nền sinh thái toàn diện liên kết việc chăm sóc môi trường và lẽ công bằng đối với người nghèo.

Tầm quan trọng của gia đình

Trái lại, năm 2014 và 2015 là điểm trọng tâm của Đức Phanxicô về gia đình, mà ngài dành hai thượng hội đồng, một ngoại thường và một thông thường, cho thấy mối bận tâm của ngài trước những cuộc tấn công chống lại gia đình trong xã hội hiện đại, vốn càng ngày càng cá nhân hóa chủ nghĩa. Như liều thuốc giải độc cho khuynh hướng này, trong tông huấn Amoris laetitia, vào năm 2016, Đức Thánh Cha nhắc lại vẻ đẹp của gia đình dựa trên hôn nhân bất khả phân ly giữa một người nam và một người nữ. Tầm quan trọng này tiếp đến được nhấn mạnh bằng một Năm đặc biệt gia đình Amoris Laetitia, sẽ được kết thúc vào tháng 6/2022 ở Rôma, với cuộc gặp gỡ lần thứ mười các gia đình trên thế giới.

Những nét mới mẻ

Năm 2013 là năm của những sự mới mẻ. Danh hiệu được ngài chọn cho triều đại giáo hoàng của ngài là Phanxicô. Trước ngài, không vị Giáo hoàng nào đã chọn danh xưng này, cũng như không có Giáo hoàng nào thuộc thành viên của Dòng Tên, gốc Châu Mỹ Latinh. Sự chia sẻ đánh dấu phong cách của Đức Phanxicô trong việc quản trị Giáo hội hoàn vũ: vào năm 2013, ngài thành lập một “Hội đồng Hồng y” để giúp ngài trong công việc và nghiên cứu việc sửa đổi Tông hiến Pastor Bonus về Giáo triều Rôma, được ký vào năm 1988 bởi Đức Gioan-Phaolô II. Văn kiện, tạm thời có tựa đề “Praedicate evangelium”, vẫn đang được chuẩn bị.

Cải cách Giáo hội

Trong Tông huấn Evangelii Gaudium năm 2013, Đức Thánh Cha kêu gọi canh tân truyền giáo các cơ cấu của Giáo hội, bao gồm lãnh vực kinh tế. Chẳng hạn, chúng ta có thể đề cập Tự sắc liên quan đến một số thẩm quyền về mặt kinh tế và tài chánh, qua đó việc quản lý ngân quỹ và tài sản của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh được chuyển giáo cho APSA và vai trò kiểm soát của Ban Thư ký về kinh tế được củng cố. Trong lãnh vực mục vụ, Đức Thánh Cha củng cố vai trò của giáo dân và nữ giới trong đời sống của Giáo hội: vào năm 2018, Paolo Ruffini là giáo dân đầu tiên được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Truyền thông, trong khi vào năm 2021, nữ tu Nathalie Becquart là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm phó thư ký của Thượng hội đồng Giám mục. Tự sắc Spiritus Domini và Antiquum Ministerium, sửa đổi các thừa tác vụ giáo dân đọc sách và giúp lễ, cũng thiết lập thừa tác vụ giáo lý viên giáo dân. Cũng thích hợp để nhắc đến Tông hiến Pascite Gregem Dei, về các biện pháp trừng phạt hình sự trong Giáo hội.
 
-

Di dân và văn hóa gặp gỡ

Suốt triều đại của Đức Thánh Cha Phanxicô, sự quan  tâm dành cho người di cư được thể hiện rõ ràng, và được biểu tượng bằng chuyến đi đến Lampedusa vào năm 2013 và hai chuyến viếng thăm ở Lesbos vào năm 2016 và 2021. “Nền văn hóa gặp gỡ” cũng được cổ võ, chẳng hạn, vào năm 2014 với sự dấn thân của ngài ủng hộ việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Cuba. Hôm nay, đối mặt với cuộc chiến ở Ucraina, Đức Thánh Cha ra sức hành động cho sự hòa giải giữa hai phía, đích thân thăm tòa đại sứ Nga ở Tòa Thánh và điện thoại cho tổng thống Ucraina.

Việc cổ võ sự hiệp nhất Kitô hữu, được ghi dấu bởi ba cử chỉ lịch sử, cũng là điểm trọng tâm: cuộc gặp gỡ với Đức Kirill, Thượng phụ của Moscou và toàn Nga, vào năm 2016; việc tặng một vài mảnh thánh tích của thánh Phêrô cho Tòa Thượng phụ đại kết Constantinople, vào năm 2019; và những lời xin lỗi về những sai lầm do người Công giáo thực hiện, mà Đức Thánh Cha đưa ra ở Athene vào năm 2021 với Đức Ieronymos của Giáo hội Chính Thống giáo Hy lạp.

Tính hiệp hành và việc chăm sóc người cao tuổi

Thượng hội đồng về tính hiệp hành vào năm 2023, “Hướng đến một Hội Thánh hiệp hành: hiệp thông, tham gia và sứ mạng”, lần đầu tiên được đi trước bởi một tiến trình ba năm lắng nghe, phân định, tham khảo ý kiến và được phân chia thành ba giai đoạn: giáo phận, châu lục và hoàn vũ. Đối với Đức Thánh Cha, điều quan trọng cũng là việc tôn trọng người cao tuổi, mà không nhượng bộ cho “nền văn hóa vứt bỏ”, coi con người chỉ trên cơ sở năng suất của họ. Chính Đức Thánh Cha đã thiết lập Ngày Thế giới người cao tuổi, mà lần cử hành đầu tiên là tháng Bảy năm ngoái. Ngài cũng dành một loạt bài giáo lý bàn về tuổi già trong buổi tiếp kiến chung hằng tuần.

Các chuyến tông du

Cho đến hiện tại, Đức Thánh Cha đã thực hiện 25 chuyến tông du ở Ý và 36 chuyến ở nước ngoài, trong khi vào năm 2022 các chuyến tông du đã được thông báo ở Malta (2-3/4/2022), và Cộng hòa dân chủ Công-gô và Sudan (2-7/7/2022). Một lần nữa, chính việc hòa giải chiếm ưu thế trong công việc của Đức Thánh Cha: đối với hai nước sau cùng nay được đánh dấu bởi xung đột và bạo lực, Đức Thánh Cha đã dành, vào năm 2017, một buổi cử hành cầu nguyện cho hòa bình.

Hòa giải

Đối với các nhà lãnh đạo Nam Sudan, Đức Thánh Cha cũng tổ chức một cuộc tĩnh tâm thiêng liêng, vào  tháng 4/2019, và sau đó ngài đã quỳ gối và hôn chân của các nhân vật hiện diện. Một cử chỉ chưa từng có, để “cầu xin cho ngọn lửa chiến tranh bị dập tắt một lần cho tất cả”. Những lời được tuyên bố cách đây ba năm dường như được viết cho Ucraina hôm nay, điều này khiến một đoạn của thông điệp Fratelli tutti trở nên thích đáng một cách sâu xa: “Chiến tranh là một thất bại của chính trị và của nhân loại”.
Tý Linh (theo Vatican News)
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/duc-phanxico-vi-giao-hoang-cua-doi-thoai-tren-con-duong-loan-bao-tin-mung/

Tác giả: Tý Linh

Nguồn tin: xuanbichvietnam.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay16,463
  • Tháng hiện tại233,517
  • Tổng lượt truy cập68,199,056
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây