ĐHY Parolin: Tông hiến Praedicate Evangelium, một trong những mục tiêu của triều đại Giáo hoàng Phanxicô

Thứ sáu - 20/05/2022 06:53
ĐHY Parolin đã có bài tham luận vào Ngày nghiên cứu ở Latêranô về Tông hiến được công bố ngày 19/3/2022. Ngài giải thích: “Phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh không mất đi địa vị trong Giáo triều, các chức năng của nó vẫn như thế nhưng có một số thay đổi”.
Praedicate Evangelium
Giới thiệu Tông hiến Praedicate Evangelium hôm 29/4/2022

Những thay đổi cơ cấu, những sự mới mẻ do các tình huống bất thường của hiện tại đòi hỏi, những tiến trình được thực hiện từ nhiều năm qua và cuối cùng đã hoàn tất. Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã đi vào trọng tâm của Praedicate Evangelium (Anh em hãy loan báo Tin Mừng). Tông hiến này, với mục đích cải cách Giáo triều Rôma, sẽ có hiệu lực vào ngày 5/6/2022. Theo ĐHY, nó đã thể hiện “một trong những mục tiêu chính yếu mà triều đại giáo hoàng hiện nay đã đặt ra ngay từ đầu”.

Ngày nghiên cứu

ĐHY đã khai mạc Ngày nghiên cứu “Praedicate Evangelium. Cấu trúc, nội dung và những sự mới mẻ”, được tổ chức bởi Institutum Utriusque Iuris, của Đại học giáo hoàng Latêranô, để hiểu các đường nét và tiêu chí của văn kiện mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã hài hòa những sửa đổi của Giáo triều vốn đã được thực hiện, và đã hoạt động trong triều đại giáo hoàng của ngài.

Ngoài ĐHY Parolin còn có ĐHY Marcello Semeraro, nguyên thư ký của Hội đồng Hồng y, Tổng trưởng Quốc vụ viện Kinh tế, cha Juan Antonio Guerrero Alves, Tổng trưởng Bộ Truyền thông, Paolo Ruffini và Tổng kiểm toán viên, Alessandro Cassinis Righini.

Một câu trả lời cho các yêu cầu của các Hồng y

Trước sự hiện diện của các giáo viên và sinh viên của Đại học giáo hoàng, ĐHY Parolin đã nhắc lại những bước chuyển mà, trong chín năm qua, đã đưa đến chỗ soạn thảo Tông hiến cải cách Giáo triều, một “công cụ trong tay Đức Thánh Cha” vì lợi ích của Giáo hội và để phục vụ các Giám mục.

ĐHY giải thích: Tông hiến Praedicate Evangelium là một câu trả lời cho ”những yêu cầu lặp đi lặp lại được các Hồng y biểu lộ trong các hội nghị trước Mật viện hồng y 2013”. Trong số các hành động đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha đã thiết lập Hội đồng Hồng y với nhiệm vụ “nghiên cứu một kế hoach xem xét lại Tông hiến Pastor Bonus”. Và “cuộc cải cách dự kiến đã được thực hiện dần dần trong nhiều năm qua, với việc thành lập các cơ quan mới và với những điều chỉnh liên tiếp không thể tránh khỏi”. Giờ đây, “Praedicate Evangelium tìm cách tổng kết các kinh nghiệm và những thích nghi của những năm qua, bằng cách thực hiện những bước chuyển mới”, để ”hoàn thành cái khung tổng quát”.

Vai trò và các chức năng của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh

Phần lớn bài tham luận của ĐHY Parolin tập trung vào vai trò của Phủ Quốc vụ Khanh Tòa Thánh vốn “giữ một địa vị đặc biệt theo luật định do nhiệm vụ cụ thể của nó là hỗ trợ chặt chẽ Đức Thánh Cha trong việc thực thi sứ mạng tối cao của ngài”. Các chức năng “chủ yếu là những chức năng được thực hiện trước đây”, tuy nhiên vẫn có “các thay đổi”.

Trước tiên, những thay đổi liên quan đến lãnh vực kinh tế. Về vấn đề này, ĐHY đã nhắc lại Tự sắc năm 2020, trong đó thiết lập rằng Ban thư ký Kinh tế thực thi “chức năng của Ban thư ký giáo hoàng về các vấn đề kinh tế và tài chánh” và đã chấp thuận việc chuyển cho APSA (cơ quan quản trị tài sản của Tòa Thánh) các khoản đầu tư và quỹ trước đây được giao phó cho Văn phòng hành chánh của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh.

Tông hiến mới ổn định những thay đổi này. “Địa vị của Ban thư ký giáo hoàng, với tư cách là văn phòng hỗ trợ chặt chẽ việc quản trị mục vụ của Đức Thánh Cha, hiện được chia sẻ bởi hai cơ quan khác nhau của Giáo triều. Trong các vấn đề kinh tế và tài chánh, điều kiện này thuộc về Ban thư ký Kinh tế, và trong tất cả các lãnh vực khác thuộc về Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh”.

Các cơ quan truyền thông chính thức của Tòa Thánh

Tiếp đến, ĐHY đề cập chủ đề về các cơ quan truyền thông chính thức của Tòa Thánh, bằng cách đề cập việc tái tổ chức Bộ Truyền thông với các cơ quan khác nhau có liên hệ truyền thống với Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh (nhật báo Osservatore Romano  Radio Vatican).

Ngài giải thích: kỷ luật mới “quy định rằng việc xuất bản các tài liệu của Tòa Thánh thông qua Bản tin chính thức Acta Apostolicae Sedis (Công báo Tòa Thánh) vẫn được dành cho Bộ phận phụ trách các vấn đề chung”. Mặt khác, “Bộ phận này sử dụng Bộ Truyền thông liên quan đến các truyền thông chính thức liên quan đến các hoạt động của Đức Thánh Cha cũng như hoạt động của Tòa Thánh, bằng cách cung cấp trong lãnh vực này những chỉ dẫn rõ ràng mà Bộ sẽ phải thực hiện”.

Giám sát và minh bạch

Về phần mình, ĐHY Marcello Guerrero đã làm nổi bật một số điều mới mẻ được Praedicate Evangelium đưa vào, chẳng hạn như sự kiện là các hoạt động tài chánh trong các khoản đầu tư phải thông qua IOR (Viện Giáo vụ, hay còn gọi là Ngân hàng Tòa Thánh), hay các khoản đầu tư, nếu vượt quá 500 000 euros, sẽ phải được Ban thư ký Kinh tế phê duyệt (với đại dịch, ngưỡng đầu tư đã được hạ xuống còn 100 000 euros).

Sau cùng, ngài muốn làm sáng tỏ bản chất và sứ mạng của Ủy ban về các Vấn đề dành riêng, được thiết lập vào tháng 9/2020 như được dự kiến bởi “Bộ luật về hợp đồng công”. Một sự làm sáng tỏ là cần thiết bởi vì cùng tên gọi “các vấn đề mật” có thể gây nghi ngờ về sự tồn tại các quỹ bí mật hay những hoạt động tài chánh thoát khỏi sự kiểm soát của Tòa Thánh. “Không phải, không hề có bí mật về kinh tế”. “Sự minh bạch” vẫn là một trong những nguyên tắc chỉ đạo, nhưng ”trong những trường hợp an ninh của Nhà nước, của Đức Giáo hoàng hay để bảo vệ các lợi ích khác của Giáo hội, điều cần thiết là một số hoạt động hay hợp đồng phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền và yêu cầu phải có phép của Ủy ban”.

Những bài tham luận khác

Trong suốt buổi sáng, Đức ông Andrea Ripa, thư ký của Tối cao pháp viện Tòa Thánh, đã đề cập vấn đề “xung đột phân bổ” trong những gì thường được gọi là “Tòa án hiến pháp” của Vatican. Bài tham luận của giáo sư Emile Kouveglio bàn về chủ đề “quyền tối thượng và hàng giám mục” trong Praedicate Evangelium, khởi từ “sự phân quyền lành mạnh” mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần đề cập. Giáo sư danh dự về Giáo luật của Đại học giáo hoàng Latêranô, Patrick Valdrini, đề cập đến cách thức là Tông hiến tiến triển trong luật hiến pháp của Giáo hội, bằng cách lấy lại “quan niệm về một Giáo triều với đặc tính phục vụ”. Hay đúng hơn “công cụ”, như Đức Phaolô VI đã nói, “trong tay của Giáo hoàng”, như Đức Gioan-Phaolô II thêm vào.
Tý Linh (theo Vatican News)
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/dhy-parolin-tong-hien-praedicate-evangelium-mot-trong-nhung-muc-tieu-cua-trieu-dai-giao-hoang-phanxico/

Tác giả: Tý Linh

Nguồn tin: xuanbichvietnam.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập164
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay22,882
  • Tháng hiện tại268,290
  • Tổng lượt truy cập67,293,137
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây