Vợ chồng ngủ riêng, tại sao và có nên hay không?

Thứ tư - 14/02/2024 23:14
Theo một nghiên cứu năm 2023 của Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), hơn một phần ba số người được khảo sát ở Mỹ cho biết thi thoảng hoặc thường xuyên ngủ khác phòng với bạn đời để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
ngu rieng 1
Nhiều cặp đôi quyết định ngủ khác phòng vì một trong hai người thường ngáy rất to. Getty Images

Cecilia* không thể chịu đựng được tiếng ngáy và cô không tài nào ngủ được.

Cô cố lay người yêu của mình, khiến anh ấy lật người lại để ngừng ngáy.

Nhưng điều đó vô ích.

Người phụ nữ 35 tuổi không thể nào chịu đựng thêm nữa. Và thế là họ đi đến quyết định: hai người sẽ không ngủ chung nữa.

“Tôi không thể tập trung nổi vào công việc của mình. Cả ngày tôi lừ đừ mệt mỏi. Người ta có thể cố chịu được trong vài đêm nhưng về lâu dài thì không thể tồn tại nổi," Cecilia nói với BBC từ nhà cô ở London, nơi cô đã sống được vài năm.

Cô nói thêm: “Đó không phải là một lựa chọn dễ dàng. Nó khá là tổn thương. Nhưng khi nhận ra mình có thể ngủ ngon, tôi rất vui”.

Cecilia và người bạn đời 43 tuổi đã áp dụng một kiểu gọi là “ly hôn lúc ngủ”.

“Ly hôn khi ngủ thường là việc mà ban đầu chỉ được thực hiện tạm thời. Nhưng sau đó các cặp vợ chồng nhận ra rằng họ thực sự ngủ ngon hơn khi ngủ một mình,” Stephanie Collier, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện McLean, Mỹ, cho biết.

“Thông thường, nguyên nhân có liên quan đến sức khỏe... Có thể là do một người ngáy, chân không yên, mộng du hoặc đi vệ sinh nhiều vì lý do sức khỏe. Vì vậy, họ xoay người, lăn qua lăn lại và điều đó khiến bạn đời của họ khó chịu,” bà chia sẻ với BBC.

Bà nói thêm: “Đó là một xu hướng chắc chắn đang dần phổ biến hơn”.
 
Getty Images

Xu hướng gia tăng trong thế hệ Millennial

Vào cuối năm ngoái, nữ diễn viên nổi tiếng người Mỹ Cameron Díaz nói trên kênh podcast 'Lipstick on the Rim' rằng cô và chồng không ngủ chung phòng.

“Và tôi nghĩ chúng ta cần bình thường hóa việc ngủ riêng,” cô nói thêm.

Mặc dù tiết lộ này đã châm ngòi cho hàng ngàn phản ứng trên mạng xã hội - và dẫn đến nhiều bài báo khác nhau trên các phương tiện truyền thông - nhưng trường hợp của ngôi sao Hollywood không phải là cá biệt.

Theo một nghiên cứu năm 2023 của Học viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), hơn một phần ba số người được khảo sát ở Mỹ cho biết thi thoảng hoặc thường xuyên ngủ khác phòng với bạn đời để cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nghiên cứu cho thấy xu hướng này nổi bật ở “thế hệ Millennials” (thế hệ mà độ tuổi hiện nay khoảng từ 28 đến 42), trong đó gần một nửa (43%) trả lời rằng họ và bạn đời ngủ riêng.

Đối với các nhóm tuổi khác, tiếp theo là Thế hệ X (sinh từ 1965 đến 1980) với 33%; rồi Thế hệ Z (sinh từ 1997 đến 2012) với 28%; và cuối cùng là thế hệ baby boomers (sinh từ 1946 đến 1964), với 22%.

“Mặc dù vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao thế hệ trẻ lại có xu hướng làm như vậy nhưng vẫn có một số giả thuyết. Một là chuyện ngủ riêng ít bị coi là lạ đời hơn. Đó là một sự thay đổi về văn hóa. Họ nghĩ: 'Nếu tôi ngủ ngon hơn, tâm trạng sẽ tốt hơn. Vậy tại sao không?’” Tiến sĩ Collier nói.
 
Các nhà sử học cho rằng trước đây các cặp vợ chồng thường ngủ phòng riêng. Getty Images

Trong suốt chiều dài lịch sử, ý tưởng này đã thay đổi.

Một số nhà sử học cho rằng “giường cưới" (hoặc giường cặp đôi) là một khái niệm hiện đại và việc sử dụng nó ngày càng phổ biến cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, khi mọi người đến sống ở những khu vực đông dân cư hơn.

Nhưng trước thế kỷ 19, việc các cặp vợ chồng ngủ riêng là chuyện bình thường.

“Và trình độ kinh tế xã hội càng cao thì nó càng phổ biến. Bạn có thể thấy các thành viên hoàng gia ngủ như thế nào,” Pablo Brockmann, nhà nghiên cứu giấc ngủ tại Trường Y thuộc Đại học Công giáo Chile, đánh giá.

Ưu điểm là gì?

Các chuyên gia đồng tình rằng có một số lợi ích khi các cặp đôi quyết định ngủ riêng.

“Ưu điểm chính là họ có thể ngủ sâu và đều đặn. Và ngủ ngon là điều cần thiết cho sức khỏe nói chung,” Tiến sĩ Collier đánh giá.

“Nếu một người mất ngủ, điều đó sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ, từ hệ miễn dịch đến hoạt động cơ thể của họ. Thêm vào đó, bạn dễ tức giận và thiếu kiên nhẫn. Bạn thậm chí có thể phát triển một số dạng của trầm cảm,” bà nói thêm.

Vị bác sĩ tâm thần tin rằng “ly hôn khi ngủ” cũng có thể giúp duy trì mối quan hệ “lành mạnh hơn”.

Bà nói: “Chúng ta biết rằng các cặp vợ chồng khi không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể xảy ra tranh cãi nhiều hơn, cáu gắt hơn và mất đi sự đồng cảm."
 
Một số người ngủ ngon và sâu hơn khi ngủ một mình. Getty Images

Seema Khosla, bác sĩ về phổi và người phát ngôn của AASM, đồng ý với quan điểm này.

"Chúng ta biết rằng giấc khủ không ngon có thể khiến tâm trạng trở nên xấu đi và những người bị thiếu ngủ có xu hướng hay cãi với bạn đời hơn. Đó có thể là sự bực bội đối với người gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ, từ đó ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng," ông lưu ý khi AASM mở cuộc nghiên cứu về "ly hôn trong lúc ngủ".

Bà Collier nói thêm: “Có được một giấc ngủ ngon là điều quan trọng đối với cả sức khỏe và niềm hạnh phúc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi một số cặp vợ chồng chọn cách ngủ riêng vì sức khỏe của họ”.

Đối với Cecilia, việc ngủ khác phòng với bạn đời hiện tại đã "thay đổi cuộc đời cô".

“Thoải mái hơn nhiều. Thực tế là tôi có thể ngủ ngon hơn hoặc là có nhiều không gian hơn trên giường, có thể lăn người tùy thích mà không phiền đến người bên cạnh…” cô nói.

“Ngoài ra, bạn không cần phải thức dậy cùng lúc với bạn đời của mình. Bạn thực sự có thể dậy lúc nào bạn muốn hoặc cần.”

Và những điều bất lợi?

Nhược điểm dễ thấy nhất là việc này đòi hỏi phải có thêm một chiếc giường hoặc thêm một phòng, vì vậy đối với nhiều cặp đôi, họ thậm chí không có được lựa chọn như vậy.

Nhưng ngay cả khi có thể thì quyết định này cũng có thể gây một số ảnh hưởng tiêu cực. Các chuyên gia cho biết nhiều cặp vợ chồng lo lắng về việc mất đi sự thân mật.

“Tôi nghĩ xét về mức độ kết nối với bạn đời, có điều gì đó đã thay đổi,” Cecilia thừa nhận.

“Mối quan hệ, sự thân mật thực sự bị ảnh hưởng. Nhưng nó không nghiêm trọng đến thế. Tôi nghĩ lợi ích vẫn nhiều hơn,” cô nói thêm.

Tiến sĩ Collier lý giải rằng đối với những người làm việc toàn thời gian, thời gian họ gắn bó với bạn đời chính là lúc ngủ.

Bà nói: “Vì vậy, một trong những giải pháp là tối ưu hóa thời gian mà hai người dành cho nhau”.
 
Một số cặp đôi tạo ra "sự gắn kết trong giấc ngủ".  Getty Images

Trong khi đó, Tiến sĩ Brockmann nói rằng “ly hôn khi ngủ” không phải là điều có thể áp dụng được cho tất cả các cặp vợ chồng.

“Có những lợi ích sinh học nhất định khi ngủ chung với nhau. Đối với nhiều người, một sự kết nối được tạo ra trong giấc mơ. Đây là điều nguyên thủy ở loài người. Ví dụ, mẹ và bé thường tạo ra mối liên kết này trong thời gian người mẹ cho con bú và có chu kỳ giấc ngủ tương tự nhau để cả hai cùng nghỉ ngơi.”

“Có những nghiên cứu cho thấy rằng có những cặp đôi đã ngủ cùng nhau trong nhiều năm và họ đã cố gắng làm cho các giai đoạn của giấc ngủ trở nên sâu hơn kể từ khi gắn bó với nhau. Với điều này, bạn sẽ cải thiện được chất lượng giấc ngủ của mình,” nhà nghiên cứu giấc ngủ cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu một cặp vợ chồng quyết định thử “ly hôn khi ngủ”, thì có một số khuyến nghị cần được làm theo.

Tiến sĩ Collier nói: “Điều này không hiệu quả khi một người muốn còn người kia thì không, bởi vì điều đó có thể dẫn đến sự hờn giận”.

“Một số người không muốn ngủ một mình và điều đó khiến họ cảm thấy khó chịu. Sau đó, họ phải nghĩ đến một thỏa thuận bình đẳng, một quyết định mà cả hai cùng đồng tình.”

Tiến sĩ Brockmann đồng ý.

“Đối với người gặp vấn đề, dù là ngáy, mộng du hay rung chân, điều đó có thể khó khăn. Bởi vì nhìn chung thì có những người không thích [ngủ riêng]..., đàn ông ngại ngủ riêng hơn,” ông nói.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xu hướng này đang gia tăng, ít nhất là ở một số quốc gia.

Tại Vương quốc Anh, Liên đoàn Giường ngủ Quốc gia phát hiện ra rằng vào năm 2020, gần 1/6 (15%) các cặp vợ chồng người Anh sống cùng nhau chọn ngủ riêng – với gần 9/10 (89%) trong số họ ngủ khác phòng.

Một cuộc khảo sát của Hội đồng Giấc ngủ năm 2009 cho thấy rằng cứ 10 cặp vợ chồng thì có ít hơn một cặp (7%) có giường riêng.

Liên đoàn Giường ngủ Quốc gia cho biết: “Điều này cho thấy tỷ lệ ngủ riêng đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua”.

Vì vậy, khi nói đến việc ai ngủ ở đâu, có vẻ như ngày càng có nhiều người có bạn đời ưu tiên việc có được một giấc ngủ ngon.

*Cecilia là tên đã được đổi vì người được phỏng vấn không muốn tiết lộ danh tính của mình.
Fernanda Paúl
Vai trò, BBC World Service

Tác giả: Fernanda Paúl

Nguồn tin: BBCVietnamese

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay16,619
  • Tháng hiện tại445,054
  • Tổng lượt truy cập67,469,901
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây