Kết hôn xong mới biết vợ mới chính là vợ cũ

Thứ hai - 17/08/2020 11:46
Sau khi nhận giấy đăng ký kết hôn, ông Qiu phát hiện người mà ông vừa cưới chính là bà vợ mà ông từng cưới và thất lạc 60 năm trước.
Qiu Daming người ở Vinh Xương, Trùng Khánh tham gia con đường binh nghiệp từ sớm và đóng quân tại Tuyên Hán, Tứ Xuyên. Vào năm 1936, cấp trên thấy Qiu đẹp trai, tài giỏi đã giới thiệu anh với Li Defang, một cô gái ở vùng này.

Ngay lần đầu gặp Li Defang, Qiu đã biết đây là người mình muốn làm vợ. Họ kết hôn vào mùa thu năm đó. Qiu những tưởng có thể ở bên người vợ mới một thời gian nhưng chiến tranh bùng nổ, người chồng phải ra mặt trận, để lại người vợ trẻ chỉ 4 tháng sau cưới.
 
qiu daming 1
Ông Qiu và bà Li thành vợ chồng sau 60 năm lưu lạc. Ảnh: QQ.

Qiu Daming tham gia vào nhiều mặt trận trên khắp đất nước Trung Quốc. Thậm chí anh còn không biết địa danh nơi mình đóng quân là gì nên việc viết thư cho vợ cũng vô cùng khó khăn. Cùng với sự phát triển của chiến tranh, vợ chồng Qiu mất liên lạc

Năm 1942, Qiu Daming giải ngũ, được bổ nhiệm làm giám đốc đồn cảnh sát nơi anh đóng quân. Ông lại kết hôn và sinh con. Song, cuộc hôn nhân cũng chẳng kéo dài lâu khi Qiu bị ngồi tù 21 năm sau nội chiến. Ông bị đày đến vùng Tân Cương.

Về phần Li Defang, từ khi chồng đi lính, chiều chiều cô hay đứng đầu làng ngóng chồng về. Năm này năm khác trôi qua, không có một tin tức nào của Qiu. Người xung quanh thuyết phục rằng Qiu đã chết trên chiến trường và khuyên Li lập gia đình mới.

Năm 1950, Li thậm chí một mình đến Trùng Khánh tìm tung tích chồng nhưng không thấy. Cuộc sống thời đó khó khăn, Li lại là trụ cột kinh tế gia đình nên phải làm nhiều công việc như bảo mẫu, phụ quán ăn. Mười tám năm sau khi mất tung tích chồng cũ, người phụ nữ mới tái giá với một người đầu bếp và đổi tên thành Liu Zehua.

Cuộc sống của Li không hạnh phúc vì người chồng có xu hướng bạo lực. Cuối cùng không chịu nổi nên bà ra đi. Một người hàng xóm đã cưu mang bà.

Cùng thời điểm này Qiu được ân xá. Ông tìm lại gia đình thì nghe tin vợ đã tái hôn, các con không còn nhớ bố. Qiu buồn chán trở về quê Trùng Khánh bắt đầu lại cuộc đời. Ông sống trong một ngôi nhà dột nát bằng tiền trợ cấp ít ỏi, không hề biết người vợ đầu sống cách mình chỉ 3 km.

Một ngày năm 1997, người hàng xóm mai mối bà Li với ông Qiu. Bà Li không có ý định này nhưng bị thuyết phục nên cũng đành nhận lời gặp mặt. Không ngờ khi gặp nhau cả Li và Qiu có cảm giác thân thiết không thể giải thích.

Vì hai người đều đã lớn tuổi, ngoại hình khác, trí nhớ kém, bà Li cũng đổi tên thành Liu Zehua nên họ không nhận ra nhau. Sau vài tháng tìm hiểu, hai người quyết định kết hôn. Đến ngày nhận giấy kết hôn, họ mới có cơ hội ngồi lại dốc bầu tâm sự.
 
-
Ông Qiu và bà Li những ngày cuối đời. Ảnh: QQ.

Qiu Daming bất ngờ nhận thấy vết bớt khó nhìn ở khóe miệng của Li Defang nên nghĩ đến người vợ cũ. Ông hỏi: "Bà là người ở đâu"

"Tuyên Hán".

"Tôi từng đến Tuyên Hán, Đạt Châu. Bà đến từ làng nào?"

"Làng Lục Tử".

"Người trong thôn đó đều họ Li sao bà họ Liu".

"Tôi từng là Li nhưng sau đó đổi tên".

"Vậy tên trước đây của bà là?"

"Li Defang"

"Li Defang?", ông Qiu thất thần giây lát, rồi hỏi: "Bà có nhớ Qiu Daming không?".

Li Defang nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi kết hôn với một người lính tên Qiu Daming, rồi sau đó anh ấy tham gia chiến tranh và không bao giờ quay trở lại nữa".

Mũi ông lão ngoài 80 cay cay. Ông hỏi tiếp: "Có phải mẹ bà họ Yu không?".

"Đúng vậy, sao ông biết được", đôi mắt bà Li mở to.

"Tôi chính là Qiu Daming...", ông nghẹn ngào.

Cuối cùng, hai người xưa lại về sống với nhau và càng trân trọng nhau hơn. Bên nhau vài năm, bà Li bị bệnh nặng. Ông Qiu đã chăm sóc vợ mỗi ngày. Trước khi chết, bà Li sợ chồng cô độc nên đã nhờ con gái nuôi chăm sóc.

Tuy nhiên, sau khi bà Li qua đời, chỉ 20 ngày sau ông Qiu cũng "về với bà". Thời trẻ họ được làm vợ chồng 4 tháng. Lúc về già họ được nắm tay nhau 12 năm. Và tới khi chết họ được nằm chung một ngôi mộ.

Nhiều người nói cuộc đời như một vở kịch truyền hình trực tiếp và không có cơ hội làm lại, nhưng ông Qiu đã có cơ hội cưới lại người vợ đầu. Câu chuyện của ông còn ly kỳ hơn cả những vở kịch và đến nay vẫn được người dân Trung Quốc lưu truyền.

Tác giả: Bảo Nhiên (Theo QQ)

Nguồn tin: VnExpress.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay22,378
  • Tháng hiện tại560,417
  • Tổng lượt truy cập56,662,054
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây