Sáu mươi năm đối thoại với thế giới Hồi giáo

Thứ hai - 10/06/2013 21:04

-

-
Hôm qua, Chúa nhật 09 tháng Sáu 2013, Viện nghiên cứu Đông phương của dòng Đa Minh (IDEO), được thành lập vào năm 1953 tại Cairo với mục đích tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, đã mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Viện.
Sáu mươi năm đối thoại với thế giới Hồi giáo
 
Hôm qua, Chúa nhật 09 tháng Sáu 2013, Viện nghiên cứu Đông phương của dòng Đa Minh (IDEO), được thành lập vào năm 1953 tại Cairo với mục đích tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, đã mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của Viện.
 
Một nhóm sinh viên ngành Hồi giáo học, người Ai Cập, chăm chú trên các bản văn Ả Rập cổ. Họ muốn  tranh thủ bầu khí yên tĩnh của thư viện tại Viện nghiên cứu này vốn được xem như nơi ẩn náu yên bình giữa sự náo động của Cairo. Adrien Candiard, ngồi giữa nhóm sinh viên này, cũng đang hăng hái tìm cách làm chủ thứ tiếng Ả Rập văn chương và có tính phương ngữ. Tu sĩ Đa Minh trẻ người Pháp này đã lấy vé một chiều tới đây hồi tháng Chín để làm công việc khắc khổ. Anh là một nhà Hồi giáo học đầy hứa hẹn, tác giả của Pierre et Mohammed (Phêrô và Mohammed), một tác phẩm thành công về tình bằng hữu giữa giám mục Phêrô Claverie, giám mục Oran, và người tài xế Hồi giáo của ngài, cả hai cùng bị ám sát chết tại Algérie năm 1996. Adrien  có ý định chuyên về Ibn Taymiyya, một thần học gia của thế kỷ XIV. Tuy không được biết đến tại phương Tây, nhưng tác giả đã được trích dẫn rộng rãi trong thế giới Hồi giáo, nơi tác giả đã gợi hứng cho các trào lưu Hồi giáo, từ Salafi tới Jihad. “Đối với tôi, điều quan trọng là người phương Tây chúng ta không nên chỉ tìm hiểu các tác giả soufi [nền tu đức thần bí Hồi giáo tìm kiếm Thiên Chúa ở các mức độ khác nhau, từ việc sùng kính đơn thuần được nội tâm hoá đến những trạng thái huyền bí cao nhất – (Chú thích của người dịch)], gần chúng ta hơn nhưng lại không có tương lai trong Hồi giáo…, tác giả giải thích. Ngược lại, nếu người Kitô hữu và người Hồi giáo cùng đi tới chỗ chia sẻ các cách tiếp cận về một tác giả khá nhạy cảm như Ibn Taymiyya, thì có thể đó  sẽ là nội dung của một sự gặp gỡ phong phú.”

 
 
“Trực giác của Viện về việc tiếp cận Hồi giáo qua nền văn hoá của tôn giáo này và ngoài ý định chinh phục tân tòng, vẫn còn thích hợp”
 
Cách tiếp cận của Adrien Candiard hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Viện. Cha Jean-Jacques Pérennès, giám đốc của Viện, khẳng định: “Trực giác của Viện về việc tiếp cận Hồi giáo qua nền văn hoá của tôn giáo này và ngoài ý định chinh phục tân tòng, vẫn còn thích hợp, trong khi các quan hệ giữa Hồi giáo và Kitô giáo đã trở nên căng thẳng trở lại”. “Nếu người Kitô hữu bắt đầu bằng tranh luận về các vấn đề tôn giáo với người Hồi giáo, hai bên sẽ sớm bị kích động và đi tới những bất đồng. Trong khi trên bình diện văn hoá, gia tài chung quả là rất lớn”.
 
Ngay từ đầu, nhờ lợi thế được ở gần đại học Al Azhar nổi tiếng của Hồi giáo sunnit trong thế giới, Viện đã cho thấy một mối quan tâm lớn đến sự hiểu biết tinh thông. Chẳng hạn, vị sáng lập Viện, cha Georges Anawati, đã theo học với người cheik tại các đền Hồi giáo để trau dồi tư tưởng Hồi giáo, là một chuyên gia nổi tiếng của nền triết học Ả Rập thời Trung cổ. Công trình nhập môn thần học Hồi giáo là một tác phẩm quy chiếu. Nhiều tu sĩ đã trở thành những nhà chuyên môn lớn, như cha de Beaurecueil, về soufisme; cha Boilot, về toán học Ả Rập; cha Borlon, về ngành thiên văn học Ả Rập… Không kể đến những đóng  góp gần đây hơn của cả chục thành viên của Viện, như Emilio Platti, René-Vincent de Grandlaunay hay như Jean Druel người đã bảo vệ một cách xuất sắc luận án tiến sĩ về lịch sử của môn học về hệ thống những phương thức và quy tắc tạo số của người Ả Rập thời Trung cổ.
 
Tinh hoa của Viện là thư viện Hồi giáo học, do cha Anawati khởi xướng, thu thập sách của các tiệm sách và các nhà bán sách cũ, hiện nay có  tới 155.000 quyển. Danh mục sách của Viện mỗi năm tăng thêm 2.500 đầu sách mới và 450 tạp chí. Viện cũng vừa ký tham gia “Dự án 200” với Liên minh châu Âu. Trong vòng ba năm, ba tu sĩ Đa Minh và bốn nhà nghiên cứu trẻ tuổi người Ai Cập cam kết giới thiệu trong bối cảnh của mình 200 tác giả cổ điển về turâth, di sản Ả Rập - Hồi giáo của thiên niên kỷ thứ nhất của Hồi giáo. Công việc có thể thực hiện được nhờ một dự án khác do tu sĩ René-Vincent du Grandlaunay, giám đốc thư viện, thực hiện: việc thực hiện một bản dịch mới của danh mục Alkindi.

 
 
“Chúng tôi hiện diện ở đây mà không nghĩ tới ngày về, để chia sẻ cuộc sống của người Ả Rập, niềm hy vọng, nỗi sợ hãi và âu lo của họ”
 
Mặc dù có những cản trở, đặc biệt dưới thời Nasser, rồi với sự căng thẳng trở lại của thế giới Hồi giáo dẫn đến việc cha Anawati công bố một diễn dàn trên tờ Le Monde vào năm 1982, kêu gọi “cập nhật hoá (aggiornamento) Hồi giáo”, việc đối thoại giữa Viện và thế giới Hồi giáo vẫn tiếp tục mà không bị gián đoạn. Sự chuyển tiếp chính trị tại Ai Cập, sau “mùa xuân Ả Rập”, không hề làm xáo trộn công việc của các nhà khảo cứu. “Là người nước ngoài,  chúng tôi buộc phải có sự dè dặt, chúng tôi không tham gia vào cuộc tranh luận chính trị hay các cuộc biểu tình, nhưng chúng tôi hoà mình vào trong nhiều môi trường”, cha Pérennès nhấn mạnh. Trong khi các biến cố diễn ra, tu viện Đa Minh đã cho nhiều người ngoại quốc bị cô lập và bị đe doạ tá túc. “Chúng tôi hiện diện ở đây mà không nghĩ tới ngày về, để chia sẻ cuộc sống của người Ả Rập, niềm hy vọng, nỗi sợ hãi và âu lo của họ”, vị tu sĩ Đa Minh này nói tiếp.
 
Trung thành với một thứ triết học gặp gỡ mặc dù những sự mất bình tĩnh từ mọi phía, các tu sĩ Đa Minh của Viện vẫn cố gắng trả lời các câu hỏi về Hồi giáo của các nhóm và khách viếng thăm. Hằng năm họ vẫn tổ chức một khoá nhập môn Hồi giáo cho các tu sĩ sinh viên của tu viện Lille và đồng thời giúp ích cho Vatican trong công việc giám định của mình. Nhiều tu sĩ Đa Minh là thành viên của phái đoàn chính thức thăm viếng Al-Azhar trước khi các cuộc gặp gỡ bị ngưng.
 
Qua năm tháng, các quan hệ tin tưởng được thiết lập với các chính quyền Hồi giáo và Toà Thượng phụ Copte
 
Trong gia tài được hưởng trực tiếp từ đấng sáng lập, cha Anawati, tinh thần thân tình phi thường đã mở cửa đón tiếp mọi người, giới đại học, nhà văn, nhà ngoại giao, và trong thực tế, Viện đặt nền tảng trên những mối dây quan hệ bằng hữu với các sinh viên, các nhân vật Hồi giáo, thậm chí, đôi khi với cả những người có tinh thần bảo thủ nhất… Qua năm tháng, các quan hệ tin tưởng được thiết lập với các chính quyền Hồi giáo và toà Thượng phụ Copte.
 
Céline Hoyeau, đặc phái viên tại Cairo
(Nguồn: La-Croix)
 
Mai Tâm chuyển ngữ

Tác giả: Céline Hoyeau (La-Croix)

Nguồn tin: Website HĐGMVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập747
  • Hôm nay128,046
  • Tháng hiện tại1,040,310
  • Tổng lượt truy cập57,141,947
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây