Bài nói chuyện của Bà Nguyễn Thị Thu Hồng trong Dạ Hội tại Pasco, Washington.

Thứ ba - 01/04/2014 11:00

-

-
Bài nói chuyện của Bà Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng tại Dạ Hội ở Pasco, Washington, trong 2 ngày 15-16/3/2014. Đây là ngày hội của người Mỹ và người Mexicô, gồm các người trẻ và cụ già, các nghệ sĩ, các tôn giáo, gặp gỡ nhau và chia sẻ với chủ đề GẶP GỠ TRONG TÌNH YÊU VÀ THA THỨ (ENCOUNTER in LOVE and FORGIVENESS).
Bài nói chuyện của Bà Nguyễn Thị Thu Hồng trong Dạ Hội tại Pasco, Washington.
 
Bài nói chuyện của Bà Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng tại Dạ Hội ở Pasco, Washington, trong 2 ngày 15-16/3/2014. Đây là ngày hội của người Mỹ và người Mexicô, gồm các người trẻ và cụ già, các nghệ sĩ, các tôn giáo, gặp gỡ nhau và chia sẻ với chủ đề GẶP GỠ TRONG TÌNH YÊU VÀ THA THỨ (ENCOUNTER in LOVE and FORGIVENESS).
 
Bài nói chuyện kể về cuộc đời của Đức Cố HY như là tấm gương của sự gặp gỡ và tha thứ. Bản Việt ngữ do NT Hoàng Xuân Tịnh AN41 chuyển ngữ. Bên dưới là nguyên bản tiếng Anh.

 

 
Dạ Hội Nghệ Thuật và Văn Hóa tại Pasco, Washington, Tháng Ba 2014
 
Quý vị nghe chăng tiếng người hát?
Sau bức rào cản, có chăng một thế giới mà quý vị mong ước được nhìn?
 
Vâng, tôi khẳng định là tất cả những người có mặt nơi đây, chúng ta đều trông ngóng hằng ngày làm sao có một thế giới tốt đẹp hơn, nhân đạo hơn như sự ước mơ của Fantine trong câu truyện "Những Kẻ Khốn Cùng" (Les Misérables), khi nàng hát lên:
 
"Tôi mơ một thế giới mà tình yêu không bao giờ dẫy chết …"
 
Kính chào Đức Giám Mục, Quý Linh Mục, Quý Tu Sĩ của các Hội Dòng, và Anh Chị em thuộc mọi tín ngưỡng. Tôi xin cám ơn quý vị đã cho tôi cơ hội hiện diện để tham dự Chương Trình Nghệ Thuật và Văn Hoá hôm nay, thật là một cuộc hội ngộ tuyệt vời.
 
Cái thông điệp từ truyện "Les Misérables", mô tả xã hội nước Pháp trong thế kỷ thứ 19, thật ra là một thông điệp phổ thông trải qua mọi thời đại của nhân loại và mọi biên giới của địa cầu. Điều được coi thật sự là tốt đẹp và thật sự là trổi vượt của một con người là: quý thính giả nơi đây, khi chúng ta hợp nhất với những nạn nhân trong cơn đau khổ của họ, chúng ta vẫn không bị đắm chìm vào sự tuyệt vọng trước bạo lực, trước sự khốn cùng và trước sự bất công của người đối với người. Trái lại chúng ta cảm thấy được khuyến khích tiếp tục lắng nghe tiếng nói nội tâm đương thôi thúc chúng ta bạo dạn nắm lấy cơ hội chiến đấu để giúp phá vỡ mọi hình thức rào cản, hầu dẫn đưa mọi người xích lại gần nhau, và cuối cùng tạo ra những cuộc đối tác chân thật. 
 
Tự giới thiệu
 
Tôi tên là Elizabeth họ Nguyễn, là thành phần trẻ nhất trong một gia đình có 10 người con. Cũng như các công dân khác, gia đình chúng tôi từng tranh đấu qua nhiều thế hệ cho một nước Việt Nam là quê hương của chúng tôi được một nền dân chủ và tự do thật sự. Tuy nhiên, những minh chứng điển hình vẫn còn đầy dẫy, ngay trong cộng đồng ở đây, hay bất cứ nơi nào chúng tôi đặt chân đến, cứ như là nhắc nhở chúng tôi rằng cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn. Chúng tôi vẫn còn chứng kiến sự đói nghèo, cùng cực, bạo lực và bắt bớ, hầu hết với mức độ khiến chúng tôi hoàn toàn tuyệt vọng, hết tin tưởng vào khả năng của loài người để hoán cải và yêu thương. Thế rồi …
 
Đúng vào lúc hầu như muốn buông xuôi, chúng tôi may mắn đọc được những câu chuyện sự hoán cải, và sự thanh lọc, dẫn đến một mối giao hòa, bắc một nhịp cầu nối kết, và một tình bằng hữu mới mẻ, chí ư bền vững … Đúng như trong câu chuyện Les Miserables, chúng tôi tự thấy mình đối mặt với tiếng kêu gào của những con người oán hận trong nước mắt, sôi sục trong bất nhẫn, và một tâm tư vô vọng trước sự điêu tàn của một ước mơ bị tan vỡ. …Thế nhưng cùng với nỗi thê lương đó, chúng tôi cũng chứng kiến được sự hoán cải của một Valjean, kết quả do sự tiếp cận và thái độ từ ái của một Giám Mục Myriel, tình thương chân thành của một Cosette và bạn cô, và tấm lòng vị tha của một Fantine.
 
Hôm nay, đây là một đặc ân mà tôi được mời đến chia sẻ với quý vị cuộc sống của một nhân vật mà tôi đã biết đến rất nhiều, đó là người anh cả của tôi, Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, là người, cũng như thế, được kêu gọi bước theo hành trình của hoán cải và thanh lọc, dẫn đến sự tha thứ, giao hòa, và hoàn toàn tự do thật sự. … Và đây là điểm quan yếu, hầu như là một bổn phận đối với tất cả chúng ta là nên chia sẻ lịch sử của những đời sống tương tợ, vì chưng, chẳng những chúng nhắc nhở chúng ta, mà hơn thế nữa, còn thuyết phục chúng ta rằng những phép mầu đó có thể xảy ra trong đời sống thực tế vì nhân loại vốn có khả năng thương yêu.
 
Chiến Tranh Việt Nam
 
Sau sự ra đi vội vã của quân đội Mỹ, năm 1975 Cộng Hòa Việt Nam bị trao qua tay người Công Sản. Thoạt tiên và đúng với thời điểm, thế giới chứng kiến sự xuất hành của các "Thuyền Nhân" (Boat-People) Việt Nam, một danh từ mới đăng nhập của tự điển Anh Ngữ. Danh từ này mô tả giản dị thảm trạng đầu tiên mà biến cố này tạo nên. Những danh từ khác chẳng hạn như trại cải tạo, phòng biệt giam, trại tị nạn, bách đạo, cứ thế mà xuất hiện thêm và trở nên quen thuộc với toàn bộ quần chúng
 
Đồng số phận với đồng hương, gia đình chúng tôi bỏ lại tất cả sau lưng, muốn đổi lấy tự do họ đành phải chịu mất mát, và cũng thế, để tránh thoát sự trả thù của cộng sản đối với những người như chúng tôi là những kẻ không đồng tín ngưỡng, và đã từng chiến đấu để bảo vệ tín ngưỡng bằng cách đối đầu với một chế độ mà chúng tôi thấy rõ là một bạo quyền. Một số người trong chúng tôi đã kiếm cách nhảy lên một chuyến phi cơ dân sự để trốn khỏi quê nhà, số khác trốn thoát bằng thuyền, thi gan với biển khơi, kinh hoàng với sóng gió, khiếp đảm khi nghĩ đến một viễn tượng bị tấn công bởi quân cướp biển sát nhân… Hai người anh của tôi, Micae, có hai con, và Phanxicô, Giám Mục trẻ của Giáo Phận Nha Trang, phải ở lại Việt Nam và cuối cùng phải ở tù trong nhiều năm. 
 
Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận
 
Năm 1967, Anh chúng tôi, Phanxicô được phong Giám Mục giáo phận Nha Trang. Anh cũng được đề cử Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục và Chủ Tịch Cơ Quan Tái Thiết Công Giáo Việt Nam (COREV).
 
Trong cuối thập niên 60, tình hình càng ngày càng thấy rõ là cộng sản sẽ chiếm cứ toàn cõi quê hương và sinh hoạt hàng giao phẩm sẽ bị cực kỳ hạn chế nếu không nói là hoàn toàn bị cấm chỉ. Như thế, những năm đó mục vụ giám mục của anh Phanxicô chúng tôi chú tâm vào sự chuẩn bị cho giáo dân ngài làm quen với thời kỳ cấm cách dưới chế độ mới. Anh chăm lo việc tái tổ chức toàn bộ và thiết lập những khóa đào tạo, những nhóm mục vụ mới, đồng thời vận động những cuộc đối thoại liên tôn và liên trí thức.
 
Trách nhiệm trong cơ quan COREV cống hiến cho Anh cơ hội trợ giúp tất cả những đồng bào tị nạn bị di tản vì chiến tranh, tập họp các nhà lãnh đạo tôn giáo hợp lực với nhau và với Anh trong những dự án nhân đạo. … Anh viết 6 Thư Mục Vụ mục đích kêu gọi mọi người canh tân đời sống thiêng liêng, phát triển sự cởi mở với láng giềng, không phân biệt tín ngưỡng, giai cấp xã hội, hoặc đường lối chính trị, và cụ thể hóa sự quyết tâm bước ra khỏi vùng tiện nghi cá nhân để mang Tin Mừng đến trên mọi ngỏ đường nhân loại. Tất cả những cố gắng đó đương nhiên cũng bị người cộng sản theo dõi cận kề.  
 
Bị Bắt Giữ
 
Tháng Tư năm 1975, một tuần lễ trước lúc Sài Gòn bị sụp đổ , ĐTC Phaolô VI đề cử anh Phanxicô chúng tôi vào chức TGM Phó Sài Gòn, nay bị đổi tên là Thành Phố HCM. Sự đề cử này được gán ghép bởi chế độ CS như là một âm mưu có chủ tâm từ Vatican và các Đế Quốc với mục đích thành lập phong trào chống lại tân chính phủ.  Ba tháng sau đó, anh Phanxicô chúng tôi bị triệu lên Phủ Chủ Tịch, từ đó ngài lập tức bị bắt giữ. Đó là ngày 15 tháng 8, ngày Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời.
 
 Ngài kể lại biến cố này:
 
"Đêm đó, công an lái xe chở tôi trên đoạn đường dài 450 cây số, đến một nơi cư trú cưỡng bách ở làng Cây Vông, nơi đây được canh chừng bởi đội ngũ công an, công khai và bí mật trà trộn vào dân làng. Bao nhiêu là những ý tưởng lẫn lộn quay cuồng trong tâm trí tôi: nào là sự buồn bã, nhục nhã; nào là sự bị bỏ rơi và sự kiệt sức do những căng thẳng trong suốt 3 tháng trước. Sự chia ly với gia đình và giáo dân của tôi là một đột kích làm tan nát trái tim tôi…"
 
Anh Phanxicô chúng tôi bị dày vò bởi sự cố là ngài mới chỉ 47 tuổi, thời điểm cao điểm của đời ngài, với 8 năm thành quả trong kinh nghiệm mục vụ: dưới sự quản trị của ngài, sĩ số các chủng sinh tăng vọt, nhiều nơi tạm trú cho người di tản được thiết lập, các trường học Công Giáo được củng cố, sự huấn luyện các nhóm mục vụ được thăng tiến, v.v…Thế nhưng, giữa những hoạt động đương nở hoa này tấm thảm dưới chân ngài bị đột ngột rút ra. Ngài khám phá ra là mình đương ở trong một trạng thái mất tin tưởng, nếu không phải là sự nổi loạn đột phát, thắc mắc về Ý Chúa. Thế nhưng, hãy lắng nghe ngài nói:
 
"Đêm nọ, tôi nghe được tiếng nói khuyến khích tôi từ nơi sâu thẳm của nội tâm: Con ơi, tại sao con tự dày vò như thế? Con phải phân rõ giữa Chúa và việc làm của Chúa. Tất cả những gì con đã thực hiện và ước mong được tiếp tục thực hiện là những công việc tuyệt hảo, chúng là việc của Chúa chứ không phải bản thân Chúa. Nếu Chúa muốn con rời bỏ những việc ấy, phú thác chúng vào bàn tay của Chúa tức khắc và xác tín vào Chúa, thì Ngài sẽ hoàn thành những việc đó hơn con vô cùng. Ngài sẽ giao phó việc Ngài cho những người khác có khả năng hơn con. Phần con, Phanxicô, con chỉ phải chọn Chúa, không là việc Chúa."
 
Ánh sáng đó đem đến cho ngài một nghị lực mới, đã thay đổi trọn vẹn lối suy tư của ngài và giúp ngài vượt thắng được những thời khắc mà, một thoáng tâm tư, đã xem ra không có sức vật chất nào đương đầu nỗi. Anh Phanxicô của chúng tôi phản hồi trên ý nghĩa của ơn gọi mình và lời hứa mà ngài đã tuyên xưng buổi sáng ngày rước Lễ lần đầu: là sống cuộc sống làm sao để Thiên Chúa được hài lòng. Ngài đã luôn luôn ép mình để sống xứng đáng là một môn đồ, và đã trải qua nhiều sự hoán cải từ tuổi bé thơ, nhưng bây giờ là một sự hoán cải và thanh lọc tận gốc rễ đương khởi đầu.
 
Ngài cầu xin ơn can đảm để giữ được sự kiên cường trong những khoảnh khắc đen tối và, giữa sự xao xuyến tâm hồn, ngài tiếp tục hỏi mình và hỏi Chúa: "…Con phải làm gì cho giáo dân con, vì rằng giáo dân con chính trong lúc này cũng đương gặp những tình trạng bất như ý giống như con hoặc còn tệ hơn con. Con có thể làm gì trong thân phận một tù nhân, bị cùm kẹp ở đây, trong cái nhà lao nhỏ hẹp này?" … Thế rồi một đêm kia, một tia sáng lóe lên cuối đường hầm: "Phanxicô, đơn giản lắm. Hãy làm như thánh Phaolô đã làm khi bị cầm tù: ngài gởi các bức thư cho các cộng đoàn."
 
Sáng hôm sau, trong tháng 10-1975, lúc trời còn tối, ngài kiếm cách lưu ý một bé trai 7 tuổi tên Quang, bé thường đi ngang qua trên đường đi Lễ sớm về nhà. Ngài bảo Quang: "Cha là Giám Mục của con, nhưng Cha bị cầm tù ở đây. Con về thưa với mẹ con, xin kiếm cho Cha vài tờ lịch cũ để Cha dùng viết bài, và một ít bút chì nhe!"
 
Liền trong chiều đó Quang trở lại với những tờ lịch. Như vậy cứ đêm đêm trong tháng 10 và tháng 11 năm 1975, anh Phanxicô chúng tôi, từ chốn lao tù, đã viết những thông điệp thiêng liêng cho giáo dân của ngài, và đến sáng thì lén nhét chúng vào một nơi hẹn sẵn bên ngoài, để rồi Quang lập tức đến lấy và đem về nhà. Từ đó gia đình của Quang chép lại và phân phát cho nhiều cộng đồng khác nhau.
 
[Quang làm cho tôi rất nhớ đến em Gavroche, bé anh hùng vị tha trong Les Miserables, đầy hy vọng và vui mừng để sống, nhờ sự nhiệt tâm bé đã lôi cuốn được mọi người.]
 
Một ít lâu sau, gia đình chúng tôi nhận được những thông điệp đó đã được xếp thành sách nhỏ và mang lậu ra khỏi Việt Nam bằng những "Thuyền Nhân". Một người bạn Úc, vốn học được tiếng Việt, đã dịch ra Anh Ngữ, và cuốn sách sau đó đã được ấn hành ra nhiều thứ tiếng với tựa đề: Con Đường Hy Vọng, Tin Mừng từ Lao Xá. (Trình bày cuốn sách)
 
Khi chính quyền khám phá ra được mưu kế lén lút này họ quyết định trừng phạt anh Phanxicô của chúng tôi và đem ngài ra nêu gương hầu làm nản chí những người có ý đồ bất tuân phục. Ngài bị đặt vào một hình thức giam hãm cực kỳ khắc khổ là bị khóa vào khuôn biệt giam tại nhà tù Phú Khánh. Chúng ta hãy nghe ngài mô tả khuôn giam của ngài:
 
"Khi tôi bị đưa vào nhà tù Phú Khánh, bị giam vào một khuôn giam không cửa sổ, khí hậu cực kỳ nóng bức và ngột ngạt, tôi cảm thấy càng ngày càng trở nên không còn sinh khí cho đến lúc mất hết cảm giác. Có lúc đèn trong khuôn giam được để sáng ngày đêm, có lúc lại luôn luôn tối om. Nơi đó ẩm ướt cho đến nỗi nấm bắt đầu mọc lên trên chiếu nằm. Trong đen tối tôi thấy ánh sáng le lói qua một kẻ hở dưới cánh cửa. Thế là tôi sống những 100 ngày kế tiếp trên sàn nhà, dí mũi vào gần kẻ hở để được thở. Khi trời mưa và mức nước dâng lên, những côn trùng nhỏ bò vào nhưng tôi không còn sức lực để xua đuổi chúng đi."
 
Ngài tâm sự với gia đình là lúc đó ngài hầu như trở nên điên dại. Trong suốt đời, ngài rao giảng thế nào là cầu nguyện, là thương yêu và tha thứ, nhưng trong cái khuôn giam này ngài khốn khổ thể xác và tâm thần cho đến nỗi mọi thứ đều chỉ tập trung hàng đầu vào sự phấn đấu. Ngoài kia, xung quanh nhà tù, tất cả là những gì nhân đạo, lịch sự, hoặc xót thương. Ngài cảm thấy một sự ước ao sâu thẳm được nối kết, được đối thoại với một con người khác, đương nhiên như là một thường tình nhân bản. Ngài nhận chân rằng bức tường khuôn giam có quyền năng giam hãm thể xác ngài, thế nhưng sự khó khăn để tha thứ và để yêu thương vốn là bức tường kiên cố hơn đương giam hãm trí não và tâm hồn ngài.
 
Đây, ngài cảm nghĩ thế nào về những khoảnh khắc đó:
 
"Có lẽ tất cả chúng ta từng có những khoảnh khắc bị bỏ rơi tương tự. Có lúc chúng ta cảm thấy bị hiểu lầm, tuyệt vọng, phản bội. Chúng ta nhận thấy sự thiếu nghị lực và sự cô đơn khi đối mặt với một trách vụ quá lớn lao hơn sức mình. Chúng ta phải đối tác với những đau thương tàn bạo xung quanh mình. Chính những tia sáng của đức tin và đức mến hầu như tự vụt tắt trong những khoảnh khắc đó và chúng ta bị sa vào sự buồn thảm và khắc khoải, và tình trạng đó làm lu mờ niềm xác tín nơi sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng kề cận và là Đấng ban cho đời sống chúng ta một ý nghĩa." (Chứng Nhân Hy Vọng trg. 88)
 
Ngài nhớ lại với nỗi ân hận và niềm khiêm hạ là biết bao lần ngài dạy dỗ giáo dân mình hai chữ tha thứ; ngài nhớ lại sự can cường bất khuất của tổ tiên ngài đã kiên trì qua nhiều thời đại của sự bách đạo; ngài cần ơn chữa lành, ngài khấn cầu Thiên Chúa cứu ngài khỏi cơn đen tối, khỏi tình trạng xao xuyến. Ngài cầu xin sự hỗ trợ để chọc thủng được những bức tường cản.
 
* (Kể chuyện của người nữ cai tù) (và kết luận:)
 
"Hỡi Phanxicô, ngươi vẫn giàu có lắm. Ngươi có tình yêu của Đức Kitô trong trái tim ngươi. Hãy yêu bọn chúng như Chúa Giêsu đã yêu ngươi!"
 
Ngài suy niệm những lời đó và nhờ đó ngài được bồi hoàn lại nhân phẩm và niềm vui mới, với sự cảm nghĩ mình được yêu, chữa lành, bình phục và giải thoát. Ngài vẫn còn là một tù nhân, nhưng với tư duy một con người tự do vì không còn bị xiềng xích bởi lòng hận thù, tư tưởng bị nhục, hoặc khao khát sự trả thù. Giờ đây ngài mang trong lòng một quan điểm đổi khác trên cuộc sống trong khuôn giam này, giữa những con người này, ở một chu kỳ cá biệt trong lịch sửNgài đã vượt qua được cái rào cản của hận thù.
 
Trong tháng 12 năm 1976, do áp lực kiên trì của quốc tế, ngài được giải tỏa khỏi nhà tù và bị gởi đến các trại cải tạo miền Bắc Việt Nam… Ngài kể lại trải nghiệm của mình trong chương thứ 9 của sách "Chứng Nhân Hy Vọng":
 
(Chứng Nhân Hy Vọng Trg. 75)
"Lúc 9 giờ tối ngày 01 tháng 12 năm 1976, bất thình lình tôi thấy mình bị tập họp cùng một số lớn tù nhân. Bị xích lại từng cặp, chúng tôi được cảnh sát đẩy lên một xe vận tải. Chúng tôi được chở đến một hải cảng quân đội mà người Mỹ mới mở ra cách đây vài năm, và từ đó được đưa lên tàu trực chỉ miền Bắc, một hành trình dài 1700 cây số. Cùng với các tù nhân khác, tôi bị đưa xuống một hầm tàu đã từng chứa than. Chúng tôi chỉ được một chút ánh sáng từ một chiếc đèn dầu bé nhỏ; ngoài ra, bóng tối hoàn toàn ngự trị. Một tổng số 1500 đầu người đều bị bắt buộc chịu đựng những trạng huống không thể tả. Sáng hôm sau, một chút ánh mặt trời lóe vào trong hầm tàu và, trong khung cảnh tang thương đó tôi có thể nhận ra sự quẩn trí và vô vọng hiện rõ trên gương mặt của các tù nhân xung quanh tôi."
 
"Đêm thứ hai trong cái lạnh của tháng 12 trên Thái Bình Dương, tôi bắt đầu ngộ ra rằng một sân khấu mới của ơn gọi tôi đang bắt đầu. Tôi hiểu rằng từ thời điểm này, trên con tàu này, trong cái ngục tù này, mới là Nhà Thờ Chánh Tòa xinh đẹp nhất của tôi, và rằng tất cả các tù nhân, không trừ một ai, đều là dân Thiên Chúa đương được ký thác cho mục vụ tông đồ của tôi. Nhà tù là sự quan phòng của Chúa. Đó là ý Chúa… Tôi nói điều ấy cho các tù nhân khác và như thế đã phát sinh ra giữa chúng tôi một sự cảm thông sâu đậm, một sự cam kết mới. Chúng tôi tất cả được kêu gọi cùng nhau làm "chứng nhân hy vọng cho mọi người."
 
Anh Phanxicô của chúng tôi nhớ lại, trong nhiều cơ hội khác nhau, ngài tình cờ được còng chung với những tù nhân với nhiều tín ngưỡng khác nhau, từ mọi ngỏ đường đời khác nhau; được cùng hỗ tương làm bất cứ việc gì cụ thể để giúp đỡ lẫn nhau; được nắm lấy cơ hội tạo nên một tình bằng hữu mới và một cuộc đối thoại đầy ý nghĩa; và phát triển một tinh thần phục vụ thiết thực.
 
Mặc dù thật nảo lòng và không giản tiện chút nào, kinh nghiệm này cho ngài khả năng biến mình nên một với mọi người. Nó cũng tiêm nhiễm vào con người ngài và các bạn tù khả năng nhìn thấy cái tình người ở trong  mọi phàm nhân, bao hàm và đặc biệt những người xem ra thiếu thiện cảm và thù địch nhất, và xem họ như người thân cận, anh em và chị em. Và cùng với sự tu luyện lòng từ bi này, chúng tôi thật sự thực hành cái tâm điểm của ơn cứu độ. Tin Mừng của Thiên Chúa, là Đấng sát cánh với nhân loại, chỉ biểu thị được khi chính chúng ta thân cận với tất cả mọi người.
 
Những năm sống trong những trại cải tạo miền Bắc Việt Nam là những thời gian thực sư chia sẻ. Kinh nghiệm mục vụ của ngài trong quá khứ cho đến lúc đó chỉ là sự chứng kiến trước mắt ngài những nhức nhối đau thương của tha nhân, sự băng hoại vật chất, luân lý và tinh thần của họ, và lắng nghe tiếng kêu gào tuyệt vọng của họ. Nhưng ngay bây giờ và ở nơi đây, chính là một sự nhập cuộc (ground zero). Ngài ở trong đó, nếm nó, hít thở lấy tất cả nó. Ngài trải nghiệm niềm vui cùng sống với, và chia sẻ số phận của đủ loại những nhóm nạn nhân vô tội, không trống không kèn bị liệng vào sống chung vớí những tội nhân thường phạm mà chính ngài được kêu gọi đứng lên lãnh đạo bởi ý Chúa quan phòng. Tất cả họ đã trở thành con chiên của ngài, và trại tù là giáo phận mới của ngài.
 
Ngài được giao phó nhiệm vụ vác củi từ ngoài bãi vào khu sinh hoạt, để sưởi ấm và nấu nướng cho cộng đồng, mà ngài cũng là vừa vác vừa nấu luôn. Sự phân phối thực phẩm cho cộng đồng cũng là nhiệm vụ của ngài, và đó cũng là một vấn đề khá thách thức… Ngài nói về thế nào là sự hạn chế thực phẩm khắt khe tột độ đã đưa đến sự đói khát, và  thế nào là tù nhân có lúc buộc lòng phải ích kỷ và từ chối chia sẻ những thức ăn hiếm hoi mà họ nhận được theo định kỳ từ gia đình. Anh Phanxicô của chúng tôi có khả năng cổ xúy tinh thần huynh đệ đối diện với những nghịch cảnh, và nhờ thế mà mở ra cho họ cái thực tế là một gánh nặng được chia sẻ và với nhau chung vai cùng gánh thì gánh nặng đó hóa ra nhẹ nhàng, và chỉ như thế mới thâu lượm được kết quả là làm giảm bớt sự sợ hãi và âu lo.
 
(Kể lại câu chuyện làm thế nào mà anh Phanxicô làm được Thánh Giá đeo ngực)
 
Người cai tù không còn vâng theo luật lệ nhà tù, nhưng tin tưởng vào tình bạn. Bức tường của luật lệ loài người lập ra để gây đau thương cho nhau đã được phá vỡ.
 
Năm 1979, anh Phanxicô của chúng tôi được chuyển từ trại cải tạo ra cấm cố tại gia tại Giang Xá, một ngoại ô của Hà Nội, miền Bắc Việt Nam. Ngài bị cầm giữ trong một nhà xứ của một thánh đường bị đóng cửa từ năm 1954, ngay sau ngày ký hiệp định Geneva nhằm chia cắt nước Việt Nam ra làm hai, cộng sản miền Bắc và dân chủ miền Nam. Ngài bị đặt dưới sự giám sát ngày đêm của hai người canh gác. Sau một thời gian ban đầu bất tín nhiệm và nghi kỵ của người gác, anh Phanxicô của chúng tôi đã thành công trong việc bắt đầu nói chuyện với họ, và dần dần kiếm cách lấy được lòng họ. Chính trong thời gian này ngài mới có thể viết nhiều sách và mang những giáo huấn của Công Đồng Vatican II cho hàng giáo sĩ miền Bắc.
 
Như đã xảy ra, từ năm 1954, hàng giáo sĩ Bắc Việt Nam phải bị ly tán và toàn bộ bị tách rời khỏi Rôma, không nhận được bất cứ một sự cập nhật nào về những sứ vụ chính thức của Giáo Hội. Với sự đồng lõa của các người gác, và thêm vào đó sự giúp đỡ của dân làng, anh Phanxicô của chúng tôi mới có thể lén lút tiếp nhận những chủng sinh, và ngay cả phong chức các linh mục vào ban đêm… Thời gian đó chúng tôi biết được tin và gởi cho ngài những gói thức ăn nhiều lần trong năm. Tiếc thay, chẳng may nhà chức trách khám phá ra được và di tản ngài khỏi Giang Xá. Ngài bị dẫn độ về bộ chỉ huy công an Hà Nội từ đầu năm 1980 đến 1988.
 
Vừa rồi gia đình chúng tôi thật thậm cảm được cơ hội đích thân gặp gỡ những người cai tù đã canh giữ anh Phanxicô chúng tôi trong suốt những năm đó. Cuộc gặp gỡ với họ đem đến sự bằng an cho cả hai phía chúng tôi, cai ngục và gia đình của cựu tù nhân như nhau. Sau một ít ngại ngùng ban đầu, tôi đã có thể nhận ra rằng lòng từ nhân và sự tha thứ đã biến đổi cuộc sống của họ, đương lúc đó, về phần tôi, mọi cảm nghĩ đố kỵ và chua chát vụt biến mất qua sự tha thứ cho nhau. Tất cả chúng tôi đều thông hiểu là cả hai đối tượng đều là nạn nhân của sự phi lý của chiến tranh với sự dã man đương nhiên của nó, và rằng chúng ta hôm nay mới ngộ ra qua cơn ác mộng của một xã hội trong đó vắng mặt của tình thương.
 
"Lời Chứng từ những người cai tù."
 
Anh Phanxicô của chúng tôi ngày càng ngộ ra rằng cuộc sống của ngài đã được lái qua nhiều ngỏ quẹo một cách bất ngờ, và dẫn đưa ngài gặp được nhiều hạng người, y như là giữ cho ngài ơn gọi là đem ánh sáng, lòng từ bi, sự tha thứ, và tình yêu tận gốc rễ đến cho những người xung quanh mình. Tình yêu nảy sinh ra tình yêu, tạo ra sức mạnh, sự can đảm và niềm vui, và theo cái đà mà cái vòng tròn mầu nhiệm đó lớn dần, lớn dần, nó hoán cải và tô đẹp những gì nó đụng chạm đến trên lối đi của nó. … Những người cựu cai tù còn lưu giữ những tự vựng mà ngài viết cho họ lúc dạy họ những ngôn ngữ ngoại quốc như là kỷ niệm của một tình bạn đậm đà. 
 
Ngày 21 tháng 11 năm 1988, ngày Lễ Đức Maria Dâng Mình Vào Đền Thánh, anh Phanxicô chúng tôi được trả tự do sau 13 năm bị cầm tù. Nhưng rồi năm 1991 ngài lại bị lưu đày khỏi quê hương Việt Nam của ngài… Chị của tôi đi đón ngài tại phi trường quốc tế Bangkok Thái Lan, phải khó khăn lắm chị mới nhận ra anh mình. Anh Phanxicô vào tù ở tuổi 47, và được phóng thích vào tuổi 61. Đứng trước mặt chị là một con người già cả, ốm yếu, với hình hài mảnh khảnh, nhưng có sắc thái dịu dàng, phảng phất sự nhu hòa và bình thản.
 
Trong cảnh lưu vong, anh Phanxicô của chúng tôi phục vụ Giáo Hội trong chức vụ Chủ Tịch Ban Công Lý và Hòa Bình tại Vatican và được năng lên cấp Hồng Y năm 2001. Ngày 16 tháng 9 năm 2002, ngài ngã bịnh, và vượt qua rào cản cuối cùng để vui hưởng cuộc sống Vĩnh Hằng.
 
Suốt cuộc đời ngài, từ nhiệm sở này đến nhiệm sở khác, từ một thử thách này đến một thử thách kế, anh Phanxicô của chúng tôi đều trung thành thưa "Vâng!" theo tiếng gọi y như chúng ta đã nghe trong truyện Les Misérables:
 
"Liệu bạn có cho đi tất cả những gì bạn có thể cho,
Liệu bạn có đứng lên và nắm lấy thời cơ,
Để rồi tình yêu có thể phất lên ngọn cờ? "
 
Án phong chân phước của ngài được mở năm 2008 và kết thúc vào năm 2013 với sự chấp nhận của ĐTC Phanxicô.
 
Anh Phanxicô của chúng tôi được tiếp xúc với tình yêu của Thiên Chúa, tin tưởng vào tình yêu, trở nên tình thương cho tha nhân, vì chưng, như ngài từng nhắc đi nhắc lại rằng: không phải là truyền thông, là vũ khí, là siêu cường, là tiền của mà có thể thay đổi được lòng người. Tình yêu thay đổi lòng người… Công lý, công bằng, hòa bình không đến từ chiến tranh, từ một mớ luật lệ, hay từ những hiệp ước. Chúng đến từ một sự thay đổi lòng người.

Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng

Xem một số hình ảnh Dạ hội:

 















 
Arts and Culture event in Pasco, Washington  March, 2014
 
Do you hear the people sing?
Beyond the barricade, is there a world you long to see?
 
Yes I am certain that all of us present here, we all long each day for a more beautiful, more human world just like the one aspired to, by Fantine, in Les Misérables, when she sang:
 
``I dream of a world where love would never die ...”
 
Good morning Your Excellency, Reverend Fathers, Members of religious orders, brothers and sisters of all different faiths. I want to thank you for making it possible for me to be here to attend this Arts and Culture Event, This Magnificent Encounter.
 
The message from Les Misérables, describing 19th century French society, is in fact a universal one that transcends all periods of humanity and all geographical boundaries. What is so beautiful, and so eminently human about it, is that, while we, the audience, make ourselves at one with the victims in their sufferings,  we somehow do not always wallow in despair at the violence, the misery and the injustice that man inflicts upon man: rather, we feel encouraged to keep listening to an inner voice that emboldens us to take up the fight that will help break down all form of barriers in order to bring people closer to one another, and create true encounters.
 
Intro.
 
My name is Elizabeth Nguyen, I am the youngest in a family of 10.  Like so many others, my family has fought for generations for a true democracy and freedom in Vietnam, our native homeland.
 
Yet, examples still abound, here in diaspora, and wherever else we go, that keep reminding us that the fight still goes on. We continue to witness poverty, misery and violence, and persecution, often to such level as to drive us to total despair, to stop in believing in human ability to change and to love.
 
And then…
 
Just as we are about to give up, we learn of stories of transformation, of purification leading to reconciliation, of bridge building, and of new, true lasting  friendship.
 
Just like in Les Misérables, we find ourselves confronted with the cries of angry men in tears, seething with frustration and a sense of helplessness in the wake of broken dreams.
 
But almost out of the blue, we also witness the transformation of Valjean,  precipitated by the touching and merciful gesture of Monsignor Myriel, the true love of Cosette and her friend, and the selflessness of Fantine.
 
Today, it is my privilegeto have been asked to share with you the life of a man whom I knew very well, my eldest brother, Servant of God  Francis Xavier Nguyen van Thuan, who was similarly called to travel the journey of transformation and purification leading to true forgiveness, reconciliation and total freedom.
 
And it is important, almost a duty for us all to share stories of such lives because they remind us, even more, they convince us that such miracles happen in real life, because human beings are capable of love.
 
The Vietnam war.
 
After the hasty departure of American forces in 1975, the Republic of South Vietnam fell to the communists. The world witnessed firsthand and in real time the exodus of Vietnamese
Boat-people, a newly-coined word in the English dictionary, the simplicity of which belied the tragedy that created it in the first place.  Other words such as re-education, isolation cells, refugee camps, religious persecutions, also re-emerged  to full public awareness.
 
Like many of our compatriots, our family left everything behind, in their quest for the freedom they were about to forfeit, and to escape communist retribution, no less, against people like ourselves, who held different beliefs, and fought to uphold them in the face of what we saw as an oppressive regime.  Some of us managed to hop on the last commercial flights out of the country, others escaped by boat, braving heavy seas which, frightening  as they might be, paled in comparison to the prospect of murderous attacks by pirates.
 
Two of my brothers, Michael, father of  2, and Francis, young bishop of the diocese of NhaTrang,  would remain behind in Vietnam and end up spending long years in prison.
 
Francis Xavier Nguyen van Thuan.
 
In 1967, Francis was ordained Bishop of the diocese of NhaTrang.
 
He was also appointed President of the Episcopal Conference and President of the Catholic Organization for the Reconstruction of Vietnam (COREV).
 
In the late 60s, it became increasingly clear that the Communists would take over  the entire country and that the clergy’s activities would be severely curtailed, if not downright forbidden. Francis’ episcopal years were then devoted to preparing his people for a period of persecution under the new regime. He oversaw a complete reorganization and set up new  formation sessions for pastoral teams, as well as initiating interreligious  and intercultural dialogues.
 
His responsibility within COREV provided him with the opportunity to serve all refugees displaced by war, to rally all religious leaders into working together and with him on this humanitarian project.
 
He wrote 6 Pastoral Letters aimed at inviting everyone to a spiritual renewal, to develop an opennessto all  neighbours, regardless their faith,  social class, or political conviction, and to make concrete effort to step out of one’s comfort zone  to bring the Good News to all walks of humanity.
 
All his efforts were, at the time, being closely monitored by the Communist regime.
 
The arrest.
 
In April 1975, one week before the fall of Saigon, Pope Paul VI appointed Francis as Archbishop coadjutor of Saigon, now renamed Ho Chi Minh City.  This nomination was construed by the communist regime as a deliberate conspiracy by the Vatican and the imperialists to set up a resistance movement against the new government. Three months later, Francis was summoned to the presidential palace, where he was immediately arrested.
 
The date was August 15th, Feast of the Blessed Virgin Mary’s Assumption.
 
He recalled that experience:
 
``That night, the police drove me along the 450 km road that took me to my place of forced residence in the village of Cay Vong, under both open and secret supervision of communist police mingled in among the villagers. Many confused thoughts came to my mind: sadness, humiliation, abandonment, exhaustion after the tension of the 3 previous months. The separation from my family, from my faithful was a shock that devastated my heart. ‘’
 
Francis was tormented by the fact that he was only 47 years old, in the prime of his life, with 8 years of fruitful pastoral experience: under his administration, the number of seminarians had surged,  he had built shelters for war refugees, solidified catholic teachings in schools,  stepped up the formation of pastoral groups, etc.,
 
Then, suddenly, in the midst of such flourishing activity, the rug was pulled from under his feet.

He found himself in a state of disbelief, if not downright rebellion, questioning God’s will.
But let’s listen to him:
 
`` One night, I heard a voice encouraging me from the depths of my heart: Son, why do you torment yourself? You must distinguish between God and the  works of God. All the things you have done and desire to continue doing are excellent works, they are God’s works and not God. If God wants you to leave all these works, place them in His hands immediately and have confidence in Him. He will accomplish things infinitely better than you. He will entrust his works to others much more capable than you. You Francis, you have chosen God alone, not his works!”
 
This light brought him a new strength that completely changed his way of thinking and helped him  overcome moments that, one heartbeat ago, had appeared  physically unsurmountable. Francis reflected upon the meaning of his vocation and the promise he had made on that morning of his first communion: to live a life pleasing to God. He had always applied himself to be a true disciple, and had gone through much transformation since childhood, but now, a much more radical transformation and purification was about to begin.
 
He prayed for courage to remain strong in the darkness of those moments and, in the midst of his anxiety, kept asking himself and God :
 
`` ….What should I do for my faithful, for those of my people who at this very moment, are in a  predicamentsimilar to mine, if not worse. What could I, a prisoner, locked up here, in this cell, possibly do?”

Then, one night, the light shone at the end of the tunnel:
 
``Francis,  it is very simple. Do what St. Paul did while he was in prison: he wrote letters to the different communities.”
 
The next morning, in October 1975, while it was still dark, he managed to catch the attention of a 7 year-old boy named Quang, who was passing by, on his way back from early  mass.
He told Quang:
 
``I am your bishop, but I am now a prisoner here. Please ask your mother to  findme some old calendar leaves that I can use to write on, and some pencils”.
 
Promptly that evening, Quang returned with the calendar leaves. Every night during the months of October and November 1975, Francis wrote, from captivity, spiritual messages for his faithful  and, in the morning, tossed them secretly outside in a pre-determined spot for Quangto pick up immediately after and take home. There, his family would recopy the messages for distribution to various communities.
 
[Quang reminds me so much of  Gavroche, that young  selfless hero in Les Misérables, full of hope and zest for life whose rallied  everybody with his enthusiasm.]
 
Some time later, our family received a copy of those messages compiled into a booklet and smuggled out of Vietnam by the “Boat people”. An Australian friend who had studied Vietnamese translated it in English and the book, which was subsequently published in several languages, was entitled: The  Road of Hope, The Gospel from prison.
(show the book)
 
When the government found out about this clandestine project, they decided to punish Francis  andmake an example of him, as a deterrent to anybody who was thinking of disobeying. Francis was placed in the harshest form of captivity:  he was locked up in an isolation cell in the prison of PhuKhanh. Let’s listen to how he described this cell:
 
``When I found myself in the prison of PhuKhanh, confined to a cell without windows, in extremely hot weather, suffocating, I felt myself gradually becoming  more lifeless, until I lost consciousness. At times the light in the cell was left on day and night, at other times it was always dark. It was so humid that mushrooms began to grow on my sleeping mat. In the darkness I saw light coming in through a crack at the bottom of the door. So I spent the next 100 days on the floor, putting my nose near the crack in order to breath. When it rained and the water level rose, little insects came in and I had no strength left to drive them away”
 
He confided in our family that he was then on the verge of insanity. He has preached in his life how to pray, how to love and to forgive, but in this cell, he suffered so much physically  and mentally that everything became a major struggle.
 
Francis was subjected to such constant humiliation and mental torture that, at times, it was difficult to muster the strength to try and see the goodness in others. The prison environment was anything but humane, civil or merciful.
 
He felt the deep desire to connect, to dialogue with another human being, as is, after all, human nature. He recognized that the walls of the cell had the power to imprison his body, yet the difficulty to forgive and to love was a much stronger wall imprisoning his mind, his soul.
 
This is how he felt about those moments:
 
``Perhaps, all of us have lived similar moments of abandonment. At times we feel misunderstood, disappointed, betrayed. We notice the insufficiency of our strength and our solitude in  the face of tasks that are bigger than we are. We encounter the atrocious sufferings around us. The very lights of faith and love seem to extinguish themselves at such moments and we fall into sadness and anguish, and this darkens our certainty of the presence of God who is close and who gives meaning to our lives.” (Testimony of Hope p.88)
 
He remembered with pain and humility how often he had taught his faithful to forgive; he remembered the unwavering fortitude of his ancestors who had persevered through centuries of persecution; he needed healing, he implored God to deliver him from this darkness, from this anguish. He asked for help to break through these walls.
 
(story of the female guard)
 
Francis, you are still very rich. You have the love of Christ in your heart.
Love them as Jesus loved you”.
 
He meditated these words and was filled with renewed dignity and Joy, now with the feeling  he was being loved, healed, transformed and liberated.
 
He was still a prisoner, but a free one because he was no longershackled by hatred, the feeling of humiliation, or the thirst for revenge. He now held a different perspective on his life in this cell, among these people, at this particular period in history. He was asked to be the messenger of reconciliation, he was sent to bring Hope, to be Love.
 
He has crossed the barricade of hatred.
 
In December 1976,following persistent international pressure, he was removed from his prison and sent to the re-education camps in the North of Vietnam.
 
He recounted his experience in chapter 9 of “Testimony of Hope”
(Testimony of Hope p. 75)
 
``At 9pm in the evening of December 1976, I suddenly found myself with a large group of prisoners. Chained in pairs, we were loaded by police onto a truck. We arrived at a new military port opened by the Americans a few years before, and there we boarded the ship and headed north, a 1700 km voyage.
 
Along with the other prisoners, I was taken to the hold of the ship where  coal is usually loaded. Our only light came from a small oil lamp; other than that, complete darkness reigned. A total of 1500 people were forced to endure indescribable conditions. The next morning, a little sunlight infiltrated the hold of the ship and, in that funeral atmosphere I could make out the distraught and despairing faces of the prisoners around me.
 
The second night in the cold of that December on the Pacific Ocean, I began to understand that a new stage of my vocation was beginning.
 
I understood that at this point, on this ship, in this prison, was my most beautiful cathedral, and that all the prisoners, without exception, were the people of God entrusted to my pastoral care. My prison was divine providence. It was the will of God.
 
I spoke of all of this to the other prisoners and there was born among us a profound communion, a new commitment.
 
We were all called to be together“ witnesses of hope for all people.”
 
Francis recalled that he was chained on different occasions, randomly, with prisoners of different faiths, from different walks of life, mutually having to do practically everything for each other, fostering an opportunity for new friendship and meaningful dialogue and developing a true spirit of service.
 
Painful and uncomfortable as it was, the experience enabled him to make himself truly at one with everybody.
 
It also instilled into him and all the other inmates the ability to see the humanity in every human person, including and especially those who seemedmost contemptible or hostile, and to regard them as neighbours, brothers and sisters. And in this exercise of compassion,  we truly practise the central content of salvation. The Good News of God, who is close to humanity, is only visible  if we make ourselves close to all people.
 
The years spent in re-education camps in North Vietnam were times of true sharing. His previous apostolic experience had until then exposed him to other people’s pain and suffering, their material, moral and spiritual destitution, and he had heard their cries of despair.
 
But right now, and right here, was ground zero.
 
He was in it, he felt it and he inhaled it all in.
 
He experienced the joy of being among, and sharing the fate of a varied  group of innocent victims unceremoniously tossed in with other petty criminals that he had been called upon to lead, by divine providence. They all became his new faithful, and the camps were his new diocese.
 
He was given the task of carrying wood from the field to the living quarters, for heating and for the communal cooking, also his job. General food redistribution was also his responsibility, and a challenging one at that.
 
He told us of extreme food rationing, and resulting hunger,  and how inmates were at times driven to selfishness and refused to share any of the precious food they’d received periodically from their families. Francis was able to foster in them all a burgeoning sense of brotherhood in the face of adversity, and that, in turn, finally opened them to the reality that a burden shared and carried together becomes so much lighter, and can only be conducive to a lessening of fear and anguish.
                        (Story of how Francis  was able to make his pectoral cross).
 
The prison guard no longer obeyed the rules of prison, but believed in friendship.  A wall of human laws created to inflict pain on one another had broken down.
 
In 1979, Francis was transferred from the re-education camps to solitary house arrest in
Giang-Xa, a suburb of Hanoi, in North Vietnam. He was kept in an abandoned parish house next to the church that had been closed since 1954, right after the Geneva Treaty that divided Vietnam in two, the Communist North, and the Democratic South.
 
He was under round-the-clock supervision by two men. After an initial period of mistrust and suspicion by the guards, Francis succeeded in initiating a dialogue with them, and gradually, he managed to win them over. It was during that period that he was able to  write many books and bring the teachings of Vatican Council II to the clergy in North Vietnam.
 
As it happened, the Vietnamese clergy had been  estranged and completely cut off from Rome since 1954, receiving no update whatsoever on official Church matters.
 
With the guards’ complicity, and additional help from local villagers,  Francis was able to clandestinely receive seminarians and even ordain priests during the night.
 
We were able to receive news from him and send food packages several times a year during that time.
 
Unfortunately, he was eventually found out by the authorities and removed from Giang-Xa, then taken to the police headquarters in Hanoi in the early 80s until 1988.
 
Our family was deeply grateful, recently, for the opportunity to personally meet the men who guarded Francis all those years.
 
Meeting with them has brought peace to both parties, prison guards and family of the former prisoner alike. After an initial feeling of uneasiness, I was able to recognize that mercy and forgiveness had changed their lives, while, for my part, any feeling of resentment and bitterness simply vanished through forgiveness. We all understood that both sides were victims of the  absurdity of war with its attendant savagery, and that we were only now waking up from the nightmare of a society where love was absent.
 
“Testimonies from the guards.”
 
Francis became more and more aware that, for a reason, his life had taken many unexpected turns, and led him to meet many different peoples, much in keeping with his vocation, which was to bring light, compassion, forgiveness and radical love to those around him.
 
Love begets love, generates strength, courage and joy, and as this miraculous circle grows bigger and bigger, it transforms and beautifies everything it touches in its path.
 
The former prison guards still keep handwritten lexicons Francis made for them when he taught them foreign languages as a souvenir of a deep friendship.
 
On November 21st, 1988, day of Mary’s Presentation in the Temple, after 13 years of incarceration, Francis was freed.
 
He was exiled from his native Vietnam in 1991.
 
My sister Anne went to pick him up at Bangkok InternatiuonalAorport, Thailand, and she could hardly recognize her own brother. Francis had entered prison at the age of 47, and was freed at the age of 61. Standing in front of her was an older, thin, frail looking man who seemed gentle, exuding peace and serenity.
 
During his exile, Francis served the Church as President of the Pontifical Council of Justice and Peace at the Vatican, and he was elevated to the College of Cardinals in 2001.
 
On September 16th, 2002, he succumbed to illness and crossed the last barricade to rejoice in  Eternal life.
 
Throughout his life, from one task to another, from one struggle to the next, Francis has faithfully said “ YES” to the calling as we heard in LES MISERABLES:``Will you give all you can give, will you stand up and take your chance,
So that the banner of Love can advance?”
 
His Cause of Beatification was opened in 2008 and concluded on 2013 with the blessing of The Holy Father Pope Francis.
 
Francis was touched by God’s love, believed in love, became love for others because as he has said time and time again: it is not the media, the weapons, the superpowers, the wealththat can change hearts.
 
Love changes hearts.
 
Justice, fairness, peace don’t come from a war, a set of laws or treaties. They come from a change of hearts.
 
Elizabeth Nguyen

Tác giả: Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập327
  • Hôm nay52,889
  • Tháng hiện tại1,171,433
  • Tổng lượt truy cập58,457,302
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây