Hầu hết dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều là "rác"

Thứ tư - 16/01/2019 10:15

-

-
PGS-TS Hồ Bá Do, Phó Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam, hầu hết dược liệu của Trung Quốc xuất bán sang Việt Nam chỉ là "rác", tức họ đã chiết xuất hết các chất có bên trong dược liệu. Loại dược liệu này lại được đưa sang Việt Nam với giá bán khá rẻ nhưng lại được tiêu thụ mạnh...
Hầu hết dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam đều là "rác"
 
Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý nhưng lại xuất thô ra nước ngoài nhưng lại nhập khẩu bã dược liệu về để sử dụng.
 
Thị trường dược liệu toàn là rác, chẳng còn chất gì bên trong thì làm gì còn công dụng để bồi bổ hay phòng chống bệnh. Thông tin này được đưa ra tại hội thảo "Gian lận thương mại – hệ luỵ và giải pháp", do Công ty Truyền thông Quốc tế Hàn – Việt tổ chức tại TP HCM sáng 16-1.
 
PGS-TS Hồ Bá Do, Phó Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam, đồng thời là Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm Chức năng Việt Nam, cho biết Việt Nam có rất nhiều dược liệu quý nhưng bị thương lái Trung Quốc cho người vào tận thôn, bản thu mua hết. Thậm chí họ không cần phải chở dược liệu về Trung Quốc mà tiến hành chiết xuất tại chỗ để "hút" hết các hoạt chất sinh học có trong dược liệu. Chẳng hạn như cây dâm dương hoắc rất quý chỉ có ở vùng cao nhưng bị người Trung Quốc chiết xuất hết chỉ còn cái xác và được người dân bán ra chỉ có chục ngàn đồng/kg. Cây dược liệu này đưa về quận 5, TP HCM bán ra chỉ có 30.000 đồng/kg, trong khi giá sau đó lên tới vài triệu đồng/kg.
 
Cũng theo ông Do, ngược lại hầu hết dược liệu của Trung Quốc xuất bán sang Việt Nam chỉ là "rác", tức họ đã chiết xuất hết các chất có bên trong dược liệu. Loại dược liệu này lại được đưa sang Việt Nam với giá bán khá rẻ nhưng lại được tiêu thụ mạnh.
 

Hội thảo "Gian lận thương mại - Hệ luỵ và giải pháp"
 
Chưa hết các loại thực phẩm chức năng đang tiêu thụ trên thị trường được xem là vàng thau lẩn lộn, chưa được kiểm soát. Các sản phẩm thực phẩm chức năng chỉ mới được lưu hành trong nước, chưa đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Từ đó cho thấy mặt hàng này khi đưa ra thị trường quảng cáo quá mức, sai sự thật. Sản xuất không đúng với chất lượng như bản đăng ký công bố sản phẩm. Năm 2000, Việt Nam chỉ có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng với 63 sản phẩm. Tuy nhiên, đến năm 2016 có đến 1.872 cơ sở sản xuất, với 3.447 sản phẩm (hiện nay con số này còn tăng hơn rất nhiều).
 
Ông Do cho rằng việc có quá nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nhưng đến thời điểm này chỉ có vài cơ sở là có được chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP). Trong khi ở nước ngoài, thực phẩm chức năng muốn được lưu hành phải đạt từ 4-5 chứng nhận. Theo quy định từ ngày 1-7-2019 tới, các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải áp dụng GMP. Cơ sở sản xuất theo GMP phải được đầu tư lớn từ 30-40 tỉ đồng, nên chắc chắn sẽ có nhiều cơ sở không đáp ứng được và tìm cách sản xuất chui, tung hàng kém chất lượng ra thị trường.   

Tác giả: Tin-ảnh: Ng.Hải

Nguồn tin: Báo Người Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập98
  • Hôm nay38,782
  • Tháng hiện tại553,390
  • Tổng lượt truy cập56,655,027
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây