3/4 ca Covid-19 không có triệu chứng

Thứ bảy - 05/12/2020 09:02
Việc phần lớn bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng là tín hiệu đáng mừng cho bệnh nhân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bệnh lây lan âm thầm trong cộng đồng và dễ tấn công đối tượng nguy cơ.
3/4 ca Covid-19 không có triệu chứng
Trong cập nhật mới nhất sáng 5-12 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM, trong 4 bệnh nhân Covid-19 chỉ có bệnh nhân 1342 (tiếp viên Vietnam Airlines) là có triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, nghẹt mũi, đau họng, khạc đàm... Tất cả các bệnh nhân còn lại hoàn toàn không có triệu chứng, dù đã qua nhiều ngày dương tính với SARS-CoV-2.
 
-
Một khu vực bị phong tỏa ở quận 6 do liên quan đến ca mắc Covid-19 - Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tình trạng nhiều bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng đã được ghi nhận trong các đợt bùng phát trước. Hồi tháng 6, một nghiên cứu dẫn đầu bởi Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (đặt tại TP HCM) đã thống kê có tới 43% bệnh nhân Covid-19 trong đợt bùng phát tháng 3, tháng 4 tại TP HCM là người không có triệu chứng.

Nghiên cứu công bố trên Clinical Infectious Diseases này đồng thời cảnh báo nguy cơ rằng 2 trong số các bệnh nhân dù không có triệu chứng vẫn lây cho 4 người khác. Các tác giả cho rằng đây có thể chính là nguyên nhân dịch bệnh khó kiểm soát.

Một báo cáo vào ngày 21-8 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP Đà Nẵng, ngay giữa tâm điểm của làn sóng Covid-19 hồi tháng 8-9, cho thấy có tới 172/243 người đang nằm viện thời điểm đó không có triệu chứng.

Bình luận về hiện tượng người mắc Covid-19 không có triệu chứng được ghi nhận quá nhiều, điển hình là 3 trong số 4 ca vừa qua, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho rằng đó là điều vừa mừng vừa lo.

Đầu tiên là mừng cho bệnh nhân khi họ bệnh nhẹ. Hơn nữa, việc có nhiều ca nhiễm virus nhưng không có triệu chứng cho thấy virus đang ngày một "thuần" hơn với con người. Đó là diễn tiến tất yếu của các dịch bệnh: virus đang cố gắng tự thay đổi để lây lan nhanh hơn, bằng cách gây bệnh nhẹ, bởi người bệnh quá nặng, chết hay nằm một chỗ, không thể đi đâu thì không thể lây cho ai!

Vì người bệnh nhẹ, "người lành mang trùng" (tức người không có triệu chứng bệnh) nhiều nên đáng lo. Căn bệnh này sẽ trở nên rất nặng nếu tấn công vào một số đối tượng nguy cơ, ví dụ như người có bệnh nền. Người có triệu chứng nhẹ nhiều khi tưởng mình bị cảm, người không có triệu chứng thì không biết mình bệnh, nhưng họ vẫn phát tán mầm bệnh. Nếu lây cho một người khỏe mạnh thì không sao nhưng nếu đi thăm người bệnh hay lây cho một người sức khỏe yếu, có bệnh nền thì sẽ tạo nên ca bệnh nặng.

"Đó là lý do tôi khuyên người trẻ tuổi, khỏe mạnh vẫn nên bảo vệ mình chứ không được chủ quan mình khỏe, bệnh sẽ nhẹ. Người trẻ đi nhiều, tiếp xúc nhiều, dễ nhiễm bệnh. Họ có thể bệnh nhẹ nhưng lại mang mầm bệnh truyền cho các đối tượng nguy cơ ở nhà, ở cơ quan, khi đi thăm bệnh... Khi đó, hậu quả lớn sẽ xảy ra. Ngay cả khi dịch lắng xuống, vẫn không được quên khẩu trang, rửa tay và các biện pháp phòng vệ khác bởi khi nào thế giới còn dịch thì nguy cơ dịch bùng phát trong nước vẫn rất cao" - BS Khanh giải thích.

Tác giả: Anh Thư

Nguồn tin: Báo Người Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập581
  • Hôm nay77,646
  • Tháng hiện tại898,305
  • Tổng lượt truy cập56,999,942
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây