1. Im lặng khi bị hiểu lầm
Khi bị hiểu lầm, hãy nhớ rằng người muốn tin bạn, thì không cần nói họ cũng tin bạn. Còn người không tin bạn, cho dù bạn có nói nhiều đến đâu họ cũng chỉ tin vào cái việc họ muốn tin mà thôi. Thế nên trong trường hợp này bạn hãy im lặng, bởi sự im lặng cũng giống như là một năng lực thâm sâu của người bản lĩnh.
Im lặng không có nghĩa là bất chấp chịu oan mà chính là tiết kiệm thời gian của mình, tự mình phấn đấu và khiến kẻ tiểu nhân phải xấu hổ vì đã hãm hại bạn.
2. Im lặng khi người khác cần được lắng nghe
Khi bạn biết lắng nghe người khác, không chen ngang, không cướp lời và không lơ đãng.
Đây được xem là một nét đẹp trong giao tiếp, cư xử văn minh. Nếu đối phương đang nóng nảy, bực dọc, muốn hơn thua đến cùng. Nhưng khi đối diện với sự nhã nhặn của bạn thì họ sẽ biết nhìn lại chính mình và có những điều chỉnh phù hợp.
3. Im lặng để tránh tổn thương người khác
Trong một cuộc tranh luận, đừng dại đổ thêm dầu vào lửa mà hãy học cách im lặng. Hãy biết giữ trọn những cảm xúc tiêu cực đang tuôn trào nơi đầu môi, hãy dằn sự hiếu thắng xuống. Đừng chiến thắng nhất thời mà làm tổn thương đến người khác.
4. Im lặng để tạo ra những mối quan hệ tốt
Nhiều người bạn nàn rằng họ không được nghe, không được thấu hiểu và họ cảm thấy vô cùng cô đơn, dù ở bên cạnh người thân yêu của mình. Thế nên trong cuộc trò chuyện, đừng chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân mà hãy quan sát thái độ, phản ứng của đối phương. Đừng để tình trạng ''ông nói gà, bà nói vịt'' như vậy sẽ đẩy mối quan hệ đi vào ngõ cụt mà thôi.
5. Im lặng để giúp bạn trở nên thông minh hơn
Nói ít một chút thì bạn sẽ có thời gian suy nghĩ và nảy sinh ra nhiều ý tưởng chất lượng hơn. Ngược lại nếu nói quá nhiều, suy nghĩ của bạn chẳng thể đủ truyền vào nhận thức. Nên nhớ, tâm giữ lặng, mắt sẽ sáng, lúc đó bạn sẽ có nhiều thứ hơn bạn nghĩ.