Sơ lược về Tâm lý Bầy đàn (Herd Mentality)

Thứ năm - 30/05/2024 00:41
Tâm lý bầy đàn, hay còn được gọi là tâm lý đám đông, là một hiện tượng tâm lý bị tác động sâu sắc bởi hành vi con người. Nó xuất hiện khi những cá nhân thu nạp những niềm tin, hành vi, hoặc thái độ của phần đông mọi người trong nhóm, thường họ cũng phải hy sinh nhận xét và tính cá nhân của chính họ.
Hành vi này có thể được quan sát trong nhiều khía cạnh của đời sống hằng ngày, từ xu hướng thời trang đến quyết định đầu tư, và thậm chí là liên minh chính trị.
 
Herd Mentality 1
Nguồn: North Texas Daily

Hiểu được những nguyên lý đằng sau tâm lý bầy đàn có thể giúp bạn nhìn nhận rõ hơn những tác động của nó lên cuộc sống của bạn và học cách đưa ra những quyết định khách quan hơn. Khi ta nhận ra và hiểu được sự ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn, chúng ta có thể duy trì sự độc nhất và tự chủ của chúng ta mặc cho áp lực lớn từ xã hội.

Ví dụ về tâm lý bầy đàn?

Tâm lý bầy đàn có thể được quan sát ở cả các tình huống có thật đã xảy ra và trong giả thiết. Dưới đây là một số ví dụ minh họa mức độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn:

– Bong bóng thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư có thể đi theo đám đông trong việc mua các cổ phiếu bị thổi phồng giá trị, gây ra bong bóng tài chính và những cú sụp đổ của thị trường sau đó. Bong bóng dot-com và bong bóng nhà ở là những ví dụ rõ ràng nhất về cách tâm lý bầy đàn có thể gây ra sự bất ổn cho thị trường và mất mát tài chính.
 
Nguồn: L Hong To Rtai

– Xu hướng thời trang: Con người ta thường thu nạp những phong cách thời trang và nhãn hàng do ảnh hưởng từ xu hướng yêu thích của số đông. Sự thu nạp nhanh chóng và bỏ rơi tức thời các xu hướng có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên môi trường và kinh tế, như làm tăng lượng rác thải và gây căng thẳng lên tài chính cá nhân.

– Truyền thông xã hội: Sự tràn ngập các nội dung gây bão và mong muốn “hùa theo” những tài khoản nổi tiếng hoặc tham gia vào các chủ đề lên xu hướng có thể có sự đóng góp của tâm lý bầy đàn. Hiện tượng này có thể gây ra “buồng vọng âm”, khi khi con người ta bị tiếp xúc chủ yếu với những nội dung trùng khớp với những niềm tin vốn có và cái họ vốn thích, gây hạn chế tiếp xúc với những góc nhìn đa dạng và củng cố thêm những định kiến cố hữu.

– Chuyển động chính trị: Thường thì con người ta sẽ đồng thuận theo những quan điểm và ý kiến phổ biến, ngay cả khi họ không hoàn toàn hiểu hay ủng hộ chúng. Sự gia tăng của hình thái chính trị cực đoan trong suốt tiến trình lịch sử có thể một phần có sự góp phần của tâm lý bầy đàn, khi con người ta tham gia vào các nhóm có ưu thế thống trị, thường là do sợ bị tẩy chay hoặc hãm hại. Sự lớn mạnh của Phát xít Đức là một trong ví dụ như vậy.

– Mua sắm hoảng loạn: Trong thời gian khủng hoảng, con người ta có thể tích trữ những nhu yếu phẩm vì lo sợ, dẫn đến thiếu hụt và thổi phồng tình hình. Đại dịch COVID-19 đã chứng kiến hiện tượng mua sắm hoảng loạn các vật phẩm như giấy vệ sinh, dung dịch sát khuẩn tay, và khẩu trang, gây nên căng thẳng và khó khăn chất chồng.
 
Nguồn: PerthNow

Nhận ra dấu hiệu của tâm lý bầy đàn.

Để nhận ra tâm lý bầy đàn ở bản thân và người khác, bạn có thể nhìn vào những dấu hiệu sau:

– Sự thích ứng: Con người ta có thể thay đổi những niềm tin hay hành vi của mình để khớp với số đông, ngay cả khi trước đó họ có nắm giữ những ý kiến khác biệt. Điều này có thể xuất hiện dưới nhiều cách, từ việc thu nạp những luồng ý kiến phổ biến trên mạng xã hội đến đi theo những xu hướng thời trang mới nhất.

– Sợ bị bỏ lại: Sự lo âu liên quan đến việc bị bỏ lại đằng sau hoặc bị cô lập khỏi một xu hướng hoặc hoạt động phổ biến có thể khiến con người bắt đầu thích ứng. Sợ bị bỏ lại có thể đưa đến những quyết định bốc đồng và liên tục cần phải cập nhật những tin tức, xu hướng và sự kiện mới nhất.

– Phân cực nhóm: Khi con người ta tương tác trong một nhóm, họ có thể thu nạp nhiều ý kiến cực đoan hơn, thổi phồng những niềm tin tập thể của nhóm. Điều này có thể gây căng thẳng leo thang, gạt bỏ những ý kiến của thiếu số, và tiềm ẩn khả năng hình thành tư duy nhóm – một hiện tượng nơi các thành viên trong nhóm ưu tiên sự đồng thuận hơn là tư duy phản biện và ra quyết định hợp lý.

– Đàn áp sự bất đồng: Con người ta có thể không muốn thể hiện những luồng ý kiến trái chiều hoặc thách thức những gì đang có, dẫn đến thiếu tính đa dạng trong tư duy và ra quyết định. Trong một số trường hợp, sự đàn áp này có thể “làm câm nín” những ý kiến phản biện, tạo ra một môi trường nơi những vấn đề tiềm ẩn và những quan điểm mới không được cân nhắc đầy đủ.

Nguyên nhân gây tâm lý bầy đàn?
 
Nguồn: Scholastic Choices

Tâm lý bầy đàn có thể được góp phần bởi nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên trong danh sách này chính là ảnh hưởng từ xã hội. Chúng ta sinh ra đã là những sinh vật xã hội và thường nhìn vào người khác để được hướng dẫn hoặc công nhận, đặc biệt là trong những tình huống thiếu chắc chắn. Điều này có thể gây tính thích ứng.

Là con người, não bộ chúng ta có xu hướng chọn theo những lối tắt tư duy, điều này đôi khi khiến chúng ta lệ thuộc vào các quan điểm và hành vi của người khác thay vì phải tư duy phản biện. Một ví dụ về thiên lệch nhận thức có thể góp phần vào tâm lý bầy đàn là thiên kiến xác nhận, là khi bạn tìm kiếm một cách có chọn lọc những thông tin nào ủng hộ những niềm tin đang có sẵn trong bạn.

Một người bình thường cũng có mong muốn bẩm sinh được thuộc về và hòa hợp với những quy chuẩn của nhóm. Điều này mang đến cảm giác an toàn và được chấp nhận. Ngay cả khi họ không nhất thiết phải đồng ý với ý tưởng và cách làm của những người hàng xóm, thì họ vẫn thình thoảng thu nạp chúng vì sợ bị lẻ loi.
 
Nguồn: Medium

Khi con người ta quan sát hành động của người khác và mặc định chúng dựa trên thông tin chính xác, họ có thể  làm theo, tạo nên một hiệu ứng domino. Điều này có thể dẫn tới sự lan tràn nhanh chóng những niềm tin và hành vi cho toàn bộ nhóm, ngay cả khi thông tin ban đầu có sai hay lừa đảo.

Tâm lý bầy đàn có điểm gì tốt không?

Trong một số bối cảnh nhất định, tâm lý bầy đàn có thể có hiệu ứng tích cực. Trong những tình huống khi con người ta có thông tin hay kiến thức hạn chế thì việc nghe theo số đông có thể đưa đến kết quả tốt hơn, vì kiến thức tập thể của cả nhóm sẽ có sức nặng hơn bất kỳ một cá nhân đơn lẻ nào.
 
Nguồn: mobmentalityassignment.weeb

Ví dụ, giải pháp hay dự đoán do đám đông đưa ra thường sẽ chính xác hơn từng cá nhân chuyên gia. Thành công của các trang bách khoa trực tuyến như Wikipedia là một ví dụ. Wikipedia được xây dựng dựa trên kiến thức và nỗ lực tập thể. Người dùng chịu trách nhiệm phát triển, cập nhật và duy trì một bộ sưu tập khổng lồ các mục từ.

Khi tất cả mọi người trong một nhóm đều làm theo một số quy tắc, thì tất cả đều làm việc tốt hơn và cảm thấy kết nối với nhau hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi con người ta cần hợp tác cho một dự án hay ra quyết định tập thể.

Khi cần ra quyết định nhanh, dựa vào phán đoán của nhóm có thể đẩy nhanh quá trình và tiết kiệm thời gian. Điều này khá hữu ích trong những thời điểm khủng hoảng hoặc những tình huống căng thẳng cao, lúc này hành động nhanh là cần thiết. Cẩn trọng cân nhắc những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của việc đi theo đám đông là cực kỳ quan trọng, bao gồm sự đàn áp lên cá nhân, sự tồn tại của các thông tin sai lệch, và khả năng ra quyết định sai dựa trên hành vi nhóm.

Làm sao để tránh đi theo đám đông?

Để kháng cự lại sự ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn và duy trì cảm quan về tính cá nhân, hãy cân nhắc thực hiện một số cách dưới đây:

– Đầu tư tự nhận thức bản thân: Hãy cân nhắc những nguyên tắc, niềm tin và những điều bạn thích và quyết định xem liệu những hành vi của bạn có -phản ánh con người thật của bạn hay nó đang bị xoay chuyển bởi những áp lực bên ngoài. Tự chiêm nghiệm thường xuyên có thể giúp bạn thiết lập cảm nhận mạnh mẽ về bản dạng và giúp đưa ra những quyết định đúng đắn hơn.

– Tập tư duy phản biện: Hãy tự hỏi tính xác thực của những luồng ý kiến và xu hướng phổ biến, và cân đong thiệt hơn trước khi ra quyết định. Phát triển kỹ năng tư duy phản biện mạnh có thể giúp bạn kháng cự lại ma lực của tâm lý bầy đàn và đưa ra những lựa chọn khách quan và rõ ràng hơn.
 
Nguồn: Seeking Alpha

– Tìm kiếm những góc nhìn đa dạng: Tham gia trao đổi với mọi người về những quan điểm, bối cảnh và trải nghiệm khác biệt để thu được sự thấu hiểu rộng hơn về vấn đề và tránh tư duy nhóm. Chủ động tìm kiếm những quan điểm mới có thể giúp bạn thách thức những điều bạn mặc định và hình thành hiểu biết đa sắc thái hơn cho các chủ đề phức tạp.

– Thoải mái với sự thiếu chắc chắn: Hãy nhận ra rằng cảm thấy thiếu chắc chắn trong một số tình huống là bình thường và rằng việc đi theo đám đông không phải lúc nào cũng là hành động tốt nhất. Tập quen với sự thiếu chắc chắn có thể giúp bạn kháng cự lại áp lực phải hòa hợp và đưa ra quyết định dựa trên trực giác của bản thân.

– Hình thành sự tự tin: Củng cố lòng tự trọng và tin vào phán đoán của bản thân từ đó bạn sẽ tự tin ra quyết định độc lập. Việc xây dựng sự tự tin có thể giúp bạn chống lại sức hút của tâm lý bầy đàn và điều chỉnh các tình huống xã hội với sự độc lập và kiên cường hơn.

Chúng ta có thể cải thiện bản thân và xã hội bằng cách chống lại tâm lý bầy đàn và đưa ra quyết định độc lập. Làm như vậy có thể giúp tạo ra một cộng đồng đa dạng và đoàn kết hơn, nơi những quyết định của tập thể được đưa ra trong khi vẫn tôn trọng tự chủ cá nhân và tư duy độc lập.

-------------------------------------
Tham khảo. Sources

Zhang W, Yang D, Jin J, Diao L, Ma Q. The neural basis of herding decisions in enterprise clustering: an event-related potential study. Front Neurosci. 2019;13:1175. doi:10.3389/fnins.2019.01175

Niinimäki K, Peters G, Dahlbo H, Perry P, Rissanen T, Gwilt A. The environmental price of fast fashion. Nat Rev Earth Environ. 2020;1(4):189-200. doi:10.1038/s43017-020-0039-9

Lee YC, Wu WL, Lee CK. How covid-19 triggers our herding behavior? Risk perception, state anxiety, and trust. Front Public Health. 2021;9:587439. doi:10.3389/fpubh.2021.587439
Alvernia University. Group polarization in social psychology.

Baddeley M. Herding, social influence and economic decision-making: socio-psychological and neuroscientific analyses. Phil Trans R Soc B. 2010;365(1538):281-290. doi:10.1098%2Frstb.2009.0169

Teplitskiy M, Lu G, Duede E. Amplifying the impact of open access: Wikipedia and the diffusion of science. Journal of the Association for Information Science and Technology. 2017;68(9):2116-2127.

Vries MFRK de. How to break free from herd mentality. INSEAD Knowledge.

Nguồn: https://www.verywellmind.com/how-herd-mentality-explains-our-behavior-7487018

Như Trang

Tác giả: Như Trang

Nguồn tin: trangtamly.blog

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook Gia đình Cựu Chủng sinh Huế
Kênh Youtube Gia đình Cựu Chủng sinh Huế
Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập209
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay32,382
  • Tháng hiện tại109,848
  • Tổng lượt truy cập69,585,180
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây