Hà Nội đã từng có một người phụ nữ Pháp như thế

Thứ năm - 09/05/2024 08:43
Vào những năm đầu khi người Pháp đánh chiếm xong Hà Nội, có một bà Sơ tên là Antoine Vacheron thuộc dòng nữ tu Saint Paul làm y tá trong đoàn quân viễn chinh Pháp. Bà là người có công mở ra phòng phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo bản xứ từ 1894 đến 1902, phòng phát thuốc này hoạt động như một bệnh xá nhỏ.
PHỐ HÀNG BỘT trước 1945 chia làm hai phần: phần nội thành từ đường Hàng Đẫy (phố Nguyễn Thái Học ngày nay) đến ngã ba vào ngõ Thông Phong; phần ngoại thành từ ngã ba phố Phan Văn Trị, tức là bên chẵn là số nhà 160, bên lẻ là số nhà 83 đến ô Chợ Dừa. Phần nội thành bản đồ địa chính ghi là Rue Soeur Antoine (phố bà sơ Ăng-toan), phần ngoại thành không có tên, gọi là phố Ăng-toan kéo dài. Nhưng tên thông thường mà người dân gọi chung cả hai đoạn phố là phố Hàng Bột, tên này được gọi chính thức từ năm 1945 đến 7/1988 thì đổi thành phố Tôn Đức Thắng cho đến ngày nay.

Tại sao phố Hàng Bột lại có tên là Rue Soeur Antoine?

Vào những năm đầu khi người Pháp đánh chiếm xong Hà Nội, có một bà Sơ tên là Antoine Vacheron thuộc dòng nữ tu Saint Paul làm y tá trong đoàn quân viễn chinh Pháp.
 
Soeur Antoine, tên thật là Félicie Vacheron (1866-1925), 1 nữ tu sĩ thuộc dòng Nữ Tu
Thánh Paul ở nhà thờ Chartres. Đến xứ Bắc Kỳ năm 1889, làm trong Quân y viện.
Thành lập ra Phòng phát thuốc Phủ Doãn, phòng này bị sung công năm 1904 để
đổi thành Nhà thương Bảo hộ. Bà lại lập ra Trại Tế Bần Hàng Bột vàbệnh viện
Saint Paul Hàng Đẫy.

Bà là người có công mở ra phòng phát thuốc miễn phí cho người dân nghèo bản xứ từ 1894 đến 1902, phòng phát thuốc này hoạt động như một bệnh xá nhỏ. Địa điểm phòng thuốc xây dựng trên nền của Phủ Doãn thuộc kinh thành Thăng Long xưa. Đến năm 1904 chính quyền thành phố sung công phòng phát thuốc này để xây dựng nhà thương Phủ Doãn (bệnh viện Việt Đức ngày nay).
 
Felicie Vacheron 1
Bệnh viện Saint Paul

Chính quyền bồi thường cho bà Antoine mảnh đất ở làng An Trạch (ban đầu là mảnh đất trên khu di chỉ của trụ sở huyện Thọ Xương, nay là số nhà 107 Tôn Đức Thắng) bà dựng lên một cơ sở thu nhận và nuôi dưỡng những người tàn tật không nơi nương tựa. Lúc đầu nhà nuôi người làm phúc chỉ nuôi những người Việt Nam tàn tật, mù, què. Sau nhận thêm cả các bà vợ Tây già về sống chung với các bà Sơ.

Người ta lấp dần hồ ao rau muống xung quanh, xin thêm đất lập ra khu nhà để những người được nuôi làm phúc thành vợ chồng được sống riêng. Khu nhà nuôi người làm phúc được người dân gọi là nhà thương Hàng Bột.

Năm 1907 Bà Antoine còn dựng một ngôi nhà thờ nhỏ làm nơi chầu lễ của những người trong khu nhà làm phúc và dân bổn đạo xung quanh khu vực Hàng Bột.

Từ 1922 khu nhà nuôi người làm phúc có nhà thờ đó không chỉ nuôi người tàn tật mà còn nhận nuôi những trẻ con hoang, hoặc bệnh tật do cha mẹ nghèo quá không nuôi nổi phải đem cho các bà Sơ nuôi dưỡng, chạy chữa. Những người đi lang thang trong các phố ăn xin, ngủ bờ bụi, hiên nhà, vườn hoa bị cảnh sát gom nhặt được, nếu không muốn trở về quê quán thì cũng được giao cho các bà Sơ trong nhà thờ của bà Antoine nuôi.

Bà Antoine còn xin đất lập một nghĩa trang công giáo với cái tên là nhà Thiên thần (Les Anges) ở sau khu Đấu xảo đường Hàng Cỏ (đoạn cuối phố Trần Hưng Đạo ngày nay) để chôn cất làm phúc những người nghèo khó.
 
Phòng làm việc trong nhà tế bần của Dòng Thánh Phaolô thành Chartres trên phố Hàng Bột, Hà Nội
vào những năm 1920. Nhà tế bần này do Soeur Antoine thành lập vào năm 1896. Dòng Thánh Phaolô
thành Chartres đến Việt Nam vào năm 1860. Năm 1889, Soeur Antoine đến Bắc Kỳ để làm việc trong
một bệnh viện quân y rồi thành lập nhà thương Phủ Doãn và Trại tế bần Hàng Bột.
 
Trại tế bần
 
Sơ Antoine được chính quyền Pháp trao thưởng Huân chương Bắc đẩu bội tinh
 
Bà mất tại Hà Nội năm 1925

Giáo xứ Hàng Bột

Năm 1926 nhờ một khoản tiền cúng tiến của cô Tư Hồng (một người đàn bà góa rất giỏi làm kinh tế trên thương trường ở Hà Nội những năm cuối TK XIX đầu TK XX), người ta đã phá bỏ nhà thờ trong khu nhà thương để xây cho khu nhà này một nhà thờ cao đẹp và một nhà ở cho linh mục. Đó là nhà thờ Soeur Antoine mà dân chúng gọi là nhà thờ Hàng Bột. Nhà thờ là một Phiên của giáo xứ nhà thờ Chính tòa, được trao cho hội dòng thánh Phao-lô coi sóc.

Năm 1930 nhà thờ Hàng Bột cắm thêm đất ở phía sau xây nhà tằm và hai nhà tầng mở lớp dậy nghề cho bọn trẻ lớn lên, rồi mở thêm vườn trồng rau và cây ăn quả. Số lượng người được nuôi làm phúc trong nhà thờ mỗi ngày một tăng, thành phố mỗi tháng trợ cấp cho ba đồng một người.

Nhà làm phúc nuôi những người đó, cho họ quần áo, và tùy theo sức khỏe họ cũng phải làm một nghề gì đó để có thể nuôi sống bản thân. Đàn bà mù, què thì đan sợi bông, móc áo rét, khâu vá, giặt quần áo cho trường học Thầy Dòng, nuôi tằm, xay bột. Con trai trong số trẻ mồ côi lớn lên được học nghề mộc đóng bàn ghế, gường tủ; nghề da làm giầy dép, va li hoặc trồng trọt, chăn nuôi lợn, bò. Những người được chữa khỏi bệnh, trẻ em mồ côi đã lớn đã làm được nghề có nguyện vọng xin ra ngoài để tự lập mưu sinh đều được nhà thờ cho phép ra ngoài để hòa nhập với xã hội. Họ là những người được bà Antoine, một phụ nữ Pháp giầu lòng nhân ái tái sinh một lần nữa.

Năm 1962 khi con số tín hữu ở đây trở nên đông đúc, đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã nâng Phiên Hàng Bột lên hàng Giáo xứ và đặt thánh Gioan Maria Vianê làm quan thầy. Nhà thờ Hàng Bột hiện nay vẫn còn tồn tại ở số 162A phố Tôn Đức Thắng, là nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng công giáo của Giáo xứ Hàng Bột.
 
Ảnh: Một góc phố Tôn Đức Thắng nhìn về phía nhà dòng Phaolo (1991)

(VietCuong Sarraut sưu tầm và được tác giả biên tập bổ sung)

Nguồn tin: bangiaolyhangbot.wordpress.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook Gia đình Cựu Chủng sinh Huế
Kênh Youtube Gia đình Cựu Chủng sinh Huế
Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay30,774
  • Tháng hiện tại108,240
  • Tổng lượt truy cập69,583,572
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây