Columbus tìm ra châu Mỹ, nhưng vì sao tên ông không được đặt cho châu lục này?

Thứ tư - 06/03/2024 21:07
Theo Giáo sư sử học Matt Crawford của Trường đại học Kent, bang Ohio, Mỹ thì câu trả lời liên quan đến danh tiếng của Columbus vào thời điểm người châu Âu đặt tên cho lục địa mới được phát hiện này và ảnh hưởng của chiến dịch vận động rất thành công của nhà thám hiểm người Ý tên là Amerigo Vespucci.
 
ban do the gioi
 
Bên cạnh đó, cho đến khi qua đời, Columbus vẫn giữ ý kiến rằng vùng đất mới mà ông tìm ra chính là châu Á. Trong khi đó, Vespucci là một trong những nhà thám hiểm đầu tiên tuyên bố rằng Tân thế giới (châu Mỹ ngày nay) là một châu lục hoàn toàn mới đối với người châu Âu.

Columbus sinh năm 1451 ở Genoa, Ý, và đến Bồ Đào Nha năm 1476 để bắt đầu công việc lập bản đồ. Vào thời đó, thời kì có tên Kỷ nguyên Khám phá, Bồ Đào Nha là nước tiên phong, họ đã khám phá ra quần đảo Madeira và quần đảo Azores ở bắc Đại Tây Dương rồi dùng thuyền vượt biển xuống bờ biển phía tây châu Phi.

Tuy nhiên, cái mà châu Âu thực sự muốn khi đó chính là tuyến đường đến Ấn Độ. Đế chế Ottoman đã chặn đường lưu thông của người châu Âu đi qua Constantinople (Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), cũng như con đường đi qua Bắc Phi và Biển Đỏ. Columbus muốn tìm được con đường đưa châu Âu đến với châu Á và cũng như nhiều người khác, ông cho rằng có thể đến châu Á bằng cách đi thuyền về phía Tây.

Bồ Đào Nha từ chối ý tưởng của Columbus, không phải vì ông không có uy tín mà vì họ cho rằng ông không lường hết được khoảng cách rất xa giữa châu Âu và Ấn Độ. Thế là ông lên kế hoạch đến Tây Ban Nha. Đến nay vẫn chưa ai biết rõ bằng cách nào mà Columbus thuyết phục được Tây Ban Nha tin tưởng ông sẽ thành công, chỉ biết rằng họ hứa sẽ thưởng cho ông rất nhiều nếu ông tìm được đường đến Ấn Độ.

Columbus đã đi thuyền thẳng tới đảo Bahaman của Guannahani (châu Mỹ). Trong 4 chuyến vượt biển đến Tân thế giới, ông đã đặt chân lên nhiều hòn đảo như Cuba, Hispaniola và các bờ biển ở Trung và Nam Mỹ, nhưng ông luôn nói rằng ông đã tìm ra châu Á, có thể là để đảm bảo Tây Ban Nha sẽ trọng thưởng như đã hứa.

Lập trường này của ông đã tạo nên một số luồng dư luận cho rằng ông lừa gạt và không đáng tin cậy. Trong khi đó, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tên là Vasco da Gama đã đi từ Bồ Đào Nha đến Ấn Độ và trở về bằng thuyền theo lối vòng quanh Mũi Hảo Vọng ở nam Phi trong khoảng thời gian 1497 – 1499, có nghĩa là Bồ Đào Nha đã đánh bại Tây Ban Nha trong cuộc đua đến Ấn Độ.

Triều đình Tây Ban Nha hẳn là đã rất thất vọng với thất bại của Columbus cộng với việc mất mặt ở cuộc đua với Bồ Đào Nha khiến cho triều đình Tây Ban Nha đã cho quân đến biển Caribbean bắt giữ ông và giải về Tây Ban Nha, sau đó tước hết danh hiệu của ông.


Những lá thư

Năm 1493, Columbus viết một lá thư gửi một trong những người ủng hộ ông là Luis de Santángel, kể về khám phá của mình. Lá thư này về sau đã được in lại và rất nhiều người tìm đọc.

Tuy nhiên, những lá thư của nhà thám hiểm người Ý Vespucci (1459-1512) nổi tiếng hơn nhiều. Vespucci đã dong thuyền dưới lá cờ Bồ Đào Nha và có chuyến đi đầu tiên đến Tân thế giới vào năm 1499. Như đã nói ở trên, Vespucci nhận ra rằng những miền đất này không phải là châu Á mà là những lục địa mới.

Nhiều học giả cho rằng những lá thư của Vespucci khó mà mô tả được những chuyến đi được coi như những cuộc cách mạng này, cho nên rất có thể mọi người đã tự hiểu ra nhiều điều hơn là ý định của ông khi viết những lá thư đó. Ví dụ như Vespucci gọi vùng đất liền đó là “lục địa” nhưng nó cũng có thể ý ông chỉ là “đất liền” mà thôi.

Theo Giáo sư Crawford “cho dù Vespucci muốn nói gì đi nữa thì những lá thư của ông về Tân thế giới gửi cho người bảo trợ của ông là Lorenzo de' Medici cũng trở thành ấn phẩm bán chạy nhất châu Âu. Không phải tự dưng mà người ta nói rằng những bức thư của Vespucci giúp cho mọi người biết về Tân thế giới hơn hẳn bức thư của Columbus”.

Còn Giáo sư sử học Christine Johnson của Trường đại học Washington ở St. Louis đã viết trong nghiên cứu năm 2006 của mình rằng “Trong những lá thư này, Vespucci đề cập đến những khía cạnh nhạy cảm như phong tục sinh hoạt tình dục và phong tục ăn kiêng của cư dân bản địa và những điều mới lạ rút ra từ những quan sát khoa học của chính ông”.

Những lá thư này hóa ra lại ảnh hưởng đến một người làm bản đồ nổi tiếng người Đức tên là Martin Waldseemüller. Năm 1507, ông Waldseemüller đã lập bản đồ đầu tiên của vùng đất này và dùng tên “America”. Tuy nhiên, cái tên này lại không bao hàm cả vùng đất là lãnh thổ Brazil. Waldseemüller không thực sự dùng tên America cho toàn bộ châu lục này.

Để lý giải vì sao phần đất liền của châu lục này được đặt tên là “America” chứ không phải là “Amerigo”, phần giới thiệu về tập bản đồ của Waldseemüller viết rằng “bởi vì cả châu Âu và châu Á đều được đặt theo tên phụ nữ, tôi thấy không có lí do gì để phản đối gọi vùng đất này là Amerige, nghĩa là vùng đất của Amerigo, hay là America, đặt theo tên của Amerigo, một con người vĩ đại đã khám phá ra vùng đất này.”

Trên thực tế, Bồ Đào Nha đã đặt tên cho Brazil là “Ilha de Vera Cruz”, nghĩa là “Hòn đảo của Thập giá Đích thực”, nhưng có thể vào thời đó Waldseemüller không hề biết như vậy.

Trong những bản đồ sửa sau đó vào những năm 1513 và 1516, Waldseemüller không dùng tên America nữa mà dùng tên “Terra Incognita” nghĩa là vùng đất chưa ai biết tới và “Terra Nova” nghĩa là vùng đất mới, có thể là do ông nhận ra rằng chính Columbus chứ không phải Vespucci mới là người thực sự khám phá ra Tân thế giới. Nhưng khi đó đã quá muộn, những người làm bản đồ khác đã bắt chước ông và phổ biến cái tên America đi khắp nơi. Cái tên này chắc chắn được sử dụng phổ biến từ cuối những năm 1500.

Cứ cho là như vậy, việc đặt tên một vùng đất mới nhiều khi là một việc làm mang tính biểu trưng, cho dù là người châu Âu không hề cai quản vùng đất này trong một thời gian dài trong lịch sử.

“Toàn bộ ngành kinh doanh lập bản đồ và châu Âu đặt tên các địa danh mà họ chẳng có việc gì liên quan để mà đặt tên cả, đấy là một phần trong nỗ lực của họ nhằm sở hữu những vùng đất này” - Giáo sư Crawford nói – Đấy chính là hệ tư tưởng thuộc địa hóa, coi rằng đây là đất của ta, chúng ta được quyền đặt tên cho vùng đất ấy.”

Phạm Hường (Theo Live Science)

Tác giả: Phạm Hường

Nguồn tin: dantri.com.vn

 Tags: châu mỹ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập124
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm120
  • Hôm nay32,436
  • Tháng hiện tại356,302
  • Tổng lượt truy cập67,381,149
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây