Tại sao người Việt hay chen lấn, giành chỗ?

Thứ sáu - 08/09/2023 10:19
Thực tế ý thức cộng đồng của một bộ phận không nhỏ người Việt đang là như vậy. Thật đáng buồn khi có những người tối ngày khen nước này xếp hàng văn minh, nước kia giáo dục hiện đại, tiên tiến, nhưng rồi họ lại cư xử bất lịch sự ngay trên chính đất nước của mình...
Tại sao người Việt hay chen lấn, giành chỗ?
Người phụ nữ trung tuổi chen lên đòi thanh toán trước với lý do 'ít đồ hơn', chẳng buồn đợi sự đồng ý của tôi.

Đọc bài viết "Những người đi máy bay vô ý thức" của tác giả Sissi, tôi lại nhớ đến những trường hợp mà bản thân mình từng gặp phải không ít lần trong cuộc sống thường nhật:

Có một lần, tôi đi siêu thị. Trong lúc xếp hàng chờ thanh toán, một người phụ nữ đứng tuổi từ phía sau chen lên trước tôi với lý do: "Cô ít đồ, con nhường cho cô thanh toán trước". Và chẳng cần chờ tôi đáp lời, người phụ nữ cứ thế chen lên và đưa đồ thanh toán. Tôi nghĩ bụng: "Điều đó thật vô lý, nhưng nếu mình không đồng ý nhường thì họ sẽ nói mỉa theo kiểu giới trẻ thời nay không tôn trọng người lớn. Người ta đâu có thấy những lúc tôi sẵn sàng chủ động nhường cho các cô, chú lớn tuổi đi một mình. Còn những người vẫn còn trẻ, còn khỏe, sao không tự giác xếp hàng và đợi đến lượt nhỉ?

Một lần khác, tôi đi tiêm vaccine Covid-19 và cũng gặp cảnh chen lấn, giành chỗ tương tự. Có người muốn tôi nhường chỗ với lý do: "Chồng cô đứng bên trên, con cho cô lên trước với chồng". Đương nhiên, tôi cũng đành nhường vì không muốn đôi co. Cuối cùng, người ta lại chuyển hàng tiêm và người phụ nữ đó vẫn phải chấp nhận tiêm sau cùng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải ai trước, ai sau bởi cũng chỉ hơn kém nhau vài phút đồng hồ. Quan trọng là ý thức xếp hàng, chờ đợi đến lượt của nhiều người Việt vẫn là thứ gì đó xa xỉ.

Một chuyện thậm chí còn nực cười hơn, đó là khi tôi đi xe trên đường. Lúc đó, giao thông đông đúc, đường tắc cứng, không thể di chuyển, trước mặt là cả hàng người đang đứng dài chờ đèn đỏ. Ấy vậy mà có người phía sau tôi vẫn ra sức bóp còi để được chen lên một, hai hàng. Tất nhiên, đó không phải xe được ưu tiên hay đoạn đường được phép rẽ phải khi đèn đỏ. Khi không chen lên được, họ bắt đầu chửi bới ỏm tỏi. Không những thế, người này còn buông lời chê bai chất lượng đường sá trong nước, tắc đường triền miên. Tôi tự hỏi, nguyên nhân không phải do sự vô ý thức của chính họ hay sao?

Thực tế ý thức cộng đồng của một bộ phận không nhỏ người Việt đang là như vậy. Thật đáng buồn khi có những người tối ngày khen nước này xếp hàng văn minh, nước kia giáo dục hiện đại, tiên tiến, nhưng rồi họ lại cư xử bất lịch sự ngay trên chính đất nước của mình, sau đó lại lấy sự bất lịch sự đó ra để chê bai đất nước. Vậy đó có phải là lỗi của nền giáo dục?
Thu Trang

Tác giả: Thu Trang

Nguồn tin: VnExpress.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay178,948
  • Tháng hiện tại1,948,986
  • Tổng lượt truy cập59,234,855
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây