Một con đường Huế

Thứ hai - 20/08/2012 09:45

-

-
Huế là một thành phố có nhiều con đường thơ mộng. Nhưng có lẽ con đường in dấu ấn đậm nhất trong ký ức mọi người, đặc biệt của du khách là đường Minh Mạng. Từ nội thành ra đến đây, chúng tôi sẽ đi ngang qua những địa danh đẹp đẽ bậc nhất của xứ Huế.
Một con đường Huế
 
Huế là một thành phố có nhiều con đường thơ mộng. Nhưng có lẽ con đường in dấu ấn đậm nhất trong ký ức mọi người, đặc biệt của du khách là đường Minh Mạng. Từ nội thành ra đến đây, chúng tôi sẽ đi ngang qua những địa danh đẹp đẽ bậc nhất của xứ Huế.
 

Đường Phượng bay - một trong những con đường đẹp nhất ở Huế.
 
Trước tiên, xe đưa chúng tôi rẽ sang đường Lê Lợi. Con đường này kéo dài từ Đập Đá nổi tiếng một thời với Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử, ngang qua cửa Đại học Sư phạm Huế, khách sạn Morin, bến sông Hương, trường Quốc Học Huế và kết thúc ở ga Huế, một nhà ga cổ kính và xinh đẹp. Từ đây, rẽ qua đường Điện Biên Phủ để rồi chạy thẳng về phía Đàn Nam Giao, khởi của đường Minh Mạng.
 
Dấu xưa xe ngựa...
 
Trên con đường này, chúng tôi sẽ ghé qua chùa Từ Hiếu, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị, lăng Khải Định,qua bến đò Tuần sang lăng Minh Mạng và trở lại để rồi đến điểm cuối cùng là lăng Gia Long. Những lăng tẩm, chùa chiền lặng lẽ nép mình hai bên đường Minh Mạng. Con đường này rất nhỏ bé, chỉ vừa một chiếc ô tô và hai xe gắn máy hai bên. Hai bên rợp mát bóng cây, những căn nhà thấp thoáng trong vườn rất đặc trưng cho kiểu kiến trúc ở địa phương này. Và đoạn đẹp nhất của con đường Minh Mạng chạy ngang qua Thiên An, vốn là những dãy đồi thông xanh mướt, được ví như lá phổi của thành phố Huế.
 
Chúng tôi chậm rãi đi quanh Đàn Nam Giao. Đây là chỗ ngày xưa vua dùng để tế trời. Đàn này được xây dựng từ năm 1806, kiểu cách đơn giản, có ba tầng. Tầng trên cùng hình tròn tượng trưng cho Thiên, tầng giữa vuông là Địa và tầng dưới cùng cũng vuông tượng trưng cho Nhân. Nam Giao nằm giữa một rừng thông nho nhỏ. Tương truyền xưa kia vua quan triều Nguyễn có thông lệ phải trồng một cây thông quanh Đàn Nam Giao. Giờ đây, quang cảnh của Nam Giao thật yên tĩnh. Đôi khi lại bắt gặp những cô cậu sinh viên áo trắng đang ngồi ở bên một gốc thông ôn bài... Dấu ấn thời gian đọng lại ở Nam Giao  thật nhẹ nhàng.
 
Đắm chìm vào chốn thiền viên
 
Rời Nam Giao, chúng tôi tới chùa Từ Hiếu. Con đường rẽ vào chùa đang được chỉnh trang lại cho đẹp hơn. Cách trung tâm thành phố chừng 5km, chùa Từ Hiếu là một ngôi chùa đẹp nổi tiếng ở Huế. Một đồi thông rất đẹp hiện ra trước mắt chúng tôi. Và kế đó là mái tam quan của ngôi cổ tự. Nằm trong một diện tích rộng đếbn 8ha, cây trái xum xuê, chùa Từ Hiếu được xây từ năm 1848. Rừng thông già tịch mịch cùng với con suối nhỏ trước cửa chùa làm tăng thêm vẻ u nhã của chốn thâm nghiêm. Vào ngày chủ nhật, sân chùa có khá đông Phật tử đến nghe giảng kinh, thuyết pháp. Thầy trụ trì cho biết, hiện Từ Hiếu là một Thiền viện có 80 người, tự cày cấy lấy thóc lúa nuôi thân. Đang là mùa gặt, ở một góc sân chùa, các chú tiểu đang cặm cụi phơi thóc ướt, mồ hôi đẫm cả vai áo.
 
Rời Từ Hiếu với sự thanh thản của nhữngdu khách mới bước chân vào đất Phật, chúng tôi ghé thăm lăng Tự Đức, còn gọi là Khiêm Lăng. Tự Đức là lăng mộ đẹp nhất trong số các lăng tẩm tại Huế còn lại đến giờ. Tên gọi của gần 50 công trình trong khu lăng này đều có chữ Khiêm. Nào là điện Hoà Khiêm, cửa Vụ Khiêm, Khiêm Cung, nhà Pháp Khiêm và Lễ Khiêm, viện Trì Khiêm và Y Khiêm, điện Lương Khiêm. Tại đây có cả một nhà hát dành cho vua mang tên Minh Khiêm. Hồ Lưu Khiêm là khởi một con suối chảy quanh khu lăng tẩm mênh mông này. Giữa mùa hè, hồ Lưu Khiêm có hoa sen nở rộ và cá cảnh bơi lượn tung tăng. Giữa hồ là đảo Tịnh Khiêm, nơi trồng cây, trồng hoa và nuôi thú hiếm. Nay nhiều cây cổ thụ đang trổ rễ đan chằng chịt, lá xanh tốt. Xưa kia, vua Tự Đức thường tới hai thuỷ đinh giữa hồ là Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ để ngắm hoa, làm thơ và đọc sách.
 
Ao ước một ngày trở lại
 
Rời lăng Tự Đức, trên con đường quanh co, chúng tôi lên đồi Thiên An. Dọc đường thấp thoáng những quán bán các món đồ lưu niệm đơn sơ, là nón lá và nhang. Những chiếc nón lá mỏng mảnh, trắng phau với hình trang trí đơn giản, dễ thương. Những chiếc nón dày hơn có thêu vẽ công phu. Chúng được treo trên vách những hàng quán đơn sơ dọc đường. Còn những cây nhang, sau khi được se bởi bàn tay cần mẫn của các thiếu nữ Huế nằm phơi từng bó nở xoè ra như một đoá hoa lạ dưới nắng hè. Tất cả như tô điểm thêm cho vẻ đẹp của con đường đầy thơ mộng mà chúng tôi đang đi qua.
 
Thiên An đã hiện ra trước mắt. Những đồi thông quây quần bên nhau này mang lại cho không gian sự an lành tuyệt vời. Đi sâu vào bên trong, sẽ bắt gặp một hồ nhỏ mang tên Thuỷ Tiên với làn nước trong vắt. Nếu có nhiều thời gian hơn, hãy đi sâu hơn nữa. Đứng ở dãy đồi ven bờ sông Hương, ta có thể đón được những ngọn gió mát lạnh từ mặt sông đưa lên. Trên đỉnh đồi cao, phóng tầm mắt ra xa là cả một không gian tưởng như chỉ có trong tranh vẽ. Đó là dãy Trường Sơn xanh ngắt tận chân trời, núi Kim Phụng uy nghi soi bóng xuống dòng sông. Nào bến đò Tuần lúp xúp ghe thuyền, nào những làng mạc ven sông xanh tươi vườn cây ăn quả. Và cũng có thể thấy lăng Minh Mạng được bao phủ trong rừng thông già cô tịch.
 
Một nơi dừng chân lý tưởng của du khách trên đồi Thiên An là Đan viện Thiên An. Đan viện này nằm trên đỉnh đồi cao nhất ở khu vực này. Lối kiến trúc cổ kính mang đậm hồn dân tộc, cây lá, hoa cỏ hài hoà xung quanh những bậc thang bằng đá dẫn lên Đan viện, người ta có thể thấy sự dịu dàng và êm ái của cuộc sống đang ẩn hiện nơi này.
 
 Theo Tạp chí Tư vấn và Tiêu dùng

Nguồn tin: huecuatui.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập506
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm501
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại848,936
  • Tổng lượt truy cập58,134,805
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây