Mạng xã hội: Vatican kêu gọi trách nhiệm của người Công giáo

Thứ tư - 31/05/2023 03:35
Hôm 29/5/2023, Vatican đã công bố một văn kiện về mạng xã hội, trong đó suy tư về sự hiện diện trực tuyến của người Công giáo. Các tác giả của văn kiện này lo ngại về “sự truyền thông luận chiến và hời hợt” của một số linh mục và giám mục.
mang xa hoi
 
Lấy cảm hứng từ dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu, văn kiện muốn đưa ra một suy tư để thăng tiến nền văn hóa về “người thân cận đầy yêu thương” trong lãnh vực kỹ thuật số. Quả thế, Vatican công bố một văn kiện mới về ý nghĩa của việc hiện diện của người Kitô hữu trên Internet, đề nghị “một suy tư mục vụ về sự dấn thân trên các mạng xã hội”. Được ký bởi hai vị lãnh đạo của Bộ Truyền thông, ông Paolo Ruffini và Đức cha Lucio Ruiz, văn kiện dài 20 trang này, có tựa đề “Hướng tới sự hiện diện toàn diện”, đặc biệt chất vấn khái niệm Kitô giáo về “người thân cận” trong vũ trụ kỹ thuật số.

“Ai là ‘người thân cận’ của tôi trên các mạng xã hội?”, chúng ta có thể đọc thấy như thế trong văn kiện này, vốn tập hợp các chủ đề rất rời rạc. Bản văn dường như lưu ý đến những thay đổi do sự can thiệp của công nghệ kỹ thuật số gây ra trong mọi chiều kích của đời sống con người, trong khi Internet từ lâu đã được Vatican giảm thiểu thành một “lục địa” đơn giản để loan báo Tin Mừng. Nhưng lần này, Rôma dường như vượt xa cách đọc đơn giản hóa này.

Cuộc sống của mỗi người liên quan đến chúng ta

Văn kiện nói thêm: “‘Những người thân cận’ của các mạng xã hội rất rõ ràng là những người mà chúng ta duy trì liên kết với họ”. Văn kiện này được ông Ruffini giới thiệu như là “một suy tư thần học và mục vụ”. Các tác giả của văn kiện viết: “Những người thân cận của chúng ta, rất thường xuyên, cũng là những người mà chúng ta không thể nhìn thấy, hoặc bởi vì các nền tảng ngăn cản chúng ta nhìn thấy họ, hoặc đơn giản là vì họ không có ở đó”.

Vatican khẳng định thêm: “Nhìn nhận ‘người thân cận’ trên kỹ thuật số có nghĩa là nhìn nhận rằng cuộc sống của mỗi người liên quan đến chúng ta, ngay cả khi sự hiện diện (hoặc vắng mặt) của họ được trung gian bởi các phương tiện kỹ thuật số”.

Chính nhân danh sự thích ứng kỹ thuật số này của định nghĩa về “người thân cận” mà các tác giả của văn kiện này kêu gọi trách nhiệm của người Công giáo hiện diện trên các mạng xã hội. Văn kiện nhấn mạnh: “Khi các nhóm tự giới thiệu mình là “người Công giáo” sử dụng sự hiện diện của họ trên các mạng xã hội để thúc đẩy sự chia rẽ, thì họ không hành xử như một cộng đồng Kitô giáo cần phải làm”.

Các tác giả của văn kiện cảnh báo: “Chúng ta có thể tìm thấy trên các mạng xã hội nhiều hồ sơ hay tài khoản thông báo một nội dung tôn giáo nhưng không dấn thân vào sự năng động tương quan một cách trung thành. Những tương tác thù địch và những lời bạo lực và hạ nhục, đặc biệt trong bối cảnh chia sẻ nội dung Kitô giáo, thốt ra từ màn hình và mâu thuẫn với chính Tin Mừng”.

Vatican lo ngại: “Vấn đề truyền thông luận chiến và hời hợt, và do đó là nguồn gốc của sự chia rẽ, đặc biệt đáng lo ngại khi nó đến từ các vị lãnh đạo của Giáo hội: các giám mục, các mục tử và các vị lãnh đạo giáo dân lỗi lạc”. “Những người này không chỉ gây ra sự chia rẽ trong cộng đồng, mà còn cho phép và hợp pháp hóa việc quảng bá loại hình giao tiếp này bởi những người khác.”

Các cuộc gặp gỡ” và “sự hoán cải” chống lại “những cái bẫy kích chuột

Như thế, Bộ Truyền thông kêu gọi tránh xa “những cái bẫy kích chuột” và “những thái độ thù địch”, để tạo cơ hội thực sự cho việc “gặp gỡ” và “hoán cải”, đặc biệt khi liên quan đến “những vấn đề có vẻ xung đột”. Vì thế, người Công giáo phải tự hỏi làm thế nào họ có thể dấn thân vào việc “sửa chữa một môi trường kỹ thuật số độc hại”.

Do đó, văn kiện của Vatican đưa ra một vài lời khuyên để phản ứng với các cuộc luận chiến: “Người Kitô hữu chúng ta phải được biết đến về khả năng sẵn sàng lắng nghe của mình, phân định trước khi hành động, đối xử tôn trọng tất cả mọi người, phản ứng bằng một câu hỏi thay vì một phán xét”. Theo hướng Tin Mừng, văn kiện khuyên “hãy giữ thinh lặng thay vì khuấy động luận chiến, và “mau nghe, đừng vội nói, và khoan giận”.

Các Kitô hữu chứng nhân và có ảnh hưởng

Văn kiện, được yêu cầu bởi Đại hội khoáng đại của Bộ, vào tháng 11/2022, kêu gọi huy động tất cả người Công giáo, trong một lối tiếp cận tự tin hơn đối với thế giới kỹ thuật số.
Nó ưu tiên mô hình “chứng nhân”, chẳng hạn như “những Kitô hữu có ảnh hưởng” trên các mạng xã hội, tránh xa với tất cả các chiến lược ăn miếng trả miếng, vốn đã trở nên phổ biến trong thế giới truyền thông chính trị từ nhiều năm qua. Lập luận này phù hợp với nguyên tắc theo đó chân lý sẽ luôn chiến thắng, như ông Ruffini, “Bộ trưởng truyền thông” của Đức Thánh Cha, đã khẳng định khi được hỏi về sự phổ biến của những hình ảnh giả mạo trên mạng: “Những người nam và người nữ trên thế giới này sẽ luôn yêu thích những điều chân thật hơn những điều giả dối. Tôi chắc chắn về điều đó”.

Tý Linh (theo Loup Besmond de Senneville, nhật báo La Croix)

Tác giả: Tý Linh

Nguồn tin: xuanbichvietnam.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập701
  • Hôm nay108,957
  • Tháng hiện tại1,021,221
  • Tổng lượt truy cập57,122,858
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây