Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là trạng thái mà một cá nhân có thể nhận thức và phát huy tiềm năng của bản thân, đối phó với căng thẳng trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng. Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng.
Ngày 23-3, Trường đại học Sư phạm TP.HCM tổ chức Ngày hội chăm sóc sức khỏe tâm thần cho gia đình Việt với chủ đề “Hành trình kết nối yêu thương” hướng đến nâng cao nhận thức cộng đồng về sức khỏe tinh thần, thúc đẩy giáo dục kỹ năng sống và tăng cường sự gắn kết gia đình.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cũng là cách chữa lành và đảm bảo sức khỏe tâm thần cho sinh viên
- Ảnh: C.TRIỆU
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sức khỏe tâm thần là trạng thái mà một cá nhân có thể nhận thức và phát huy tiềm năng của bản thân, đối phó với căng thẳng trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và đóng góp cho cộng đồng.
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần có xu hướng gia tăng.
Tin tức từ thống kê của Bộ Y tế, khoảng 14 triệu dân số Việt Nam gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó có cơ hội tiếp cận dịch vụ hỗ trợ chuyên môn.
Việc sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại, nhưng cũng kéo theo nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và phụ nữ, với tỉ lệ tác động lên đến 32,4%.
Các yếu tố như bắt nạt trên mạng, giấc ngủ kém và giảm hoạt động thể chất làm gia tăng lo âu, trầm cảm và giảm cảm giác hạnh phúc.
Mỗi năm trên thế giới có hơn 800.000 ca tự sát, trong đó 80% các vụ tự sát diễn ra tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Đây cũng là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong cho trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên từ 15 - 24 tuổi.
TUỔI TRẺ ONLINE