Cần cấp thiết đem tình huynh đệ vào lòng xã hội ngày nay

Thứ bảy - 21/02/2015 04:07

-

-
Khi tương quan huynh đệ bị hư hỏng, thì mở ra con đường các kinh nghiệm đớn đau của xung khắc, phản bội và thù hận…Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta...
Cần cấp thiết đem tình huynh đệ vào lòng xã hội ngày nay
 
Khi tương quan huynh đệ bị hư hỏng, thì mở ra con đường các kinh nghiệm đớn đau của xung khắc, phản bội và thù hận…Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng.
 
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung tại công trường thánh Phêrô sáng thứ tư 18-2-2015.
 
Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài giáo lý về “anh chị em” trong gia đình. Ngài nói: Anh chị em là các từ Kitô giáo rất ưa thích. Nhờ kinh nghiệm gia đình đó là các từ mà tất cả mọi nền văn hóa và mọi thời đại đều hiểu. ĐTC nêu bật mối dây huynh đệ trong Kitô giáo như sau:
 
Mối dây huynh đệ có một chỗ đặc biệt trong lịch sử dân Thiên Chúa, nhận được sự mạc khải của Người trong kinh nghiệm nhân bản sống động. Tác giả thánh vịnh ca tụng vẻ đẹp của mối dây huynh đệ như sau: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau!” Tv 132, 1). Chúa Giêsu đã đưa nó tới sự toàn vẹn cả trong kinh nghiệm nhân bản của việc là anh chị em với nhau, bằng cách tiếp nhận nó trong trình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và gia tăng năng lực khiến cho nó vượt mọi mối dây bà con thân thuộc và có thể vượt qua mọi bức tường của sự xa lạ.
 
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: chúng ta biết rằng khi mối dây huynh đệ bị hư hỏng, thì nó mở đường cho các kinh nghiệm đau đớn của xung khắc, phản bội và thù hận. Trình thuật kinh thánh về Cain và Abel là thí dụ điển hình của kết quả tiêu cực đó. Sau khi Cain giết Abel, Thiên Chúa hỏi Cain: “Abel, em ngươi đâu?” (St 4,9a). Đó là câu hỏi mà Chúa tiếp tục hỏi từng thế hệ. Nhưng rất tiếc trong mọi thế hệ cũng không ngừng lập lại câu trả lời thê thảm của Cain: “Con không biết. Con là người giữ em con sao?” (St 4, 9b).
 
Mối dây huynh đệ được tạo thành trong gia đình giữa các con cái, nếu xảy ra trong một bầu khí giáo dục rộng mở cho tha nhân, thì nó là trường học lớn của sự tự do và hòa bình. Có lẽ chúng ta không ý thức được điều ấy, nhưng chính gia đình đưa tình huynh đệ vào lòng thế giới. Bắt đầu từ kinh nghiệm đầu tiên này về tình huynh đệ, được dưỡng nuôi bằng các trìu mến và nền giáo dục gia đình kiểu sống tình huynh đệ tỏa ra như một lời hứa trên toàn xã hội và trên các tương quan giữa các dân tộc với nhau.
 
Nơi Đức Giêsu Kitô phước lành của Thiên Chúa đổ xuống trên mối dây huynh đệ này, khiến cho nó nở lớn ra một cách không thể nào tưởng tượng nỗi, bằng cách khiến cho nó có khả năng vượt qua mọi khác biệt quốc gia, tiếng nói, văn hóa và cả tôn giáo nữa.
 
Anh chị em hãy nghĩ coi mối dây giữa con người với nhau trở thành cái gì, khi họ có thể nói với nhau: “Anh ta thật như một người anh em, chị ta thật như là một người chị em đối với tôi”. Ngoài ra lịch sử đã cho thấy đủ rằng nếu không có tình huynh đệ, thì cả sự tự do và sự bình đẳng cũng tràn đầy khuynh hướng cá nhân chủ nghĩa và xu thời.
 
Áp dụng vào cuộc sống cụ thể trong gia đình ĐTC nói:
 
Tình huynh đệ trong gia đình đặc biệt toả sáng, khi chúng ta thấy sự sốt sắng, lòng kiên nhẫn, trìu mến bao bọc người em trai em gái bé nhỏ yếu đuối hơn, đau bệnh hay tàn tật. Có rất nhiều các anh chị em làm điều đó trên toàn thế giới, và có lẽ chúng ta không đánh giá đúng đắn lòng quảng đại của họ. Có được một người anh em, chị em yêu thương chúng ta là một kinh nghiệm mạnh mẽ, không thể nào trả giá được, không thể nào thay thế được. Cùng điều này cũng xảy ra đối với tình huynh đệ kitô. Các anh chị em bé nhỏ nhất, yêu đuối nhất. nghèo nàn nhất phải khiến cho chúng ta mềm lòng: họ có quyền lấy đi linh hồn và con tim của chúng ta. Phải, họ là các anh chị em của chúng ta, và chúng ta phải yêu thương và đối xử với họ như là anh chị em. Khi điều này xảy ra, khi người nghèo cảm thấy thoải mái như ở nhà họ, chính tình huynh đệ kitô của chúng ta hồi sinh. Thật vậy các kitô hữu đi gặp người nghèo và yếu đuối không để vâng lời một chương trình ý thức hệ, nhưng bởi vì lời nói và gương sống của Chúa nói với chúng ta rằng họ là anh chị em của chúng ta. Đây là nguyên tắc tình yêu của Thiên Chúa và của mọi mọi sự công bằng giữa mọi người.
 
Ngày nay hơn bao giờ hết cần phải đem tình huynh đệ trở lại vào trung tâm xã hội kỹ thuật và bàn giấy rườm rà của chúng ta, khi đó cả sự tự do và bình đẳng cũng sẽ có được giọng điệu đúng đắn của chúng. Vì thế, chúng ta đừng nhẹ dạ, do lụy phục hay vì sợ hãi, lấy mất đi khỏi các gia đình của chúng ta vẻ đẹp của một kinh nghiệm huynh đệ rộng rãi giữa các con cái với nhau. Và chúng ta đừng đánh mất đi sự tin tưởng nơi chân trời rộng rãi mà đức tin có khả năng rút tiả ra từ kinh nghiệm được soi sáng bởi phước lành của Thiên Chúa. 

Tác giả: Linh Tiến Khải

Nguồn tin: vi.radiovaticana.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập599
  • Hôm nay91,605
  • Tháng hiện tại920,525
  • Tổng lượt truy cập57,022,162
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây