Đức Phanxicô nói với các Giáo hội ở Á Châu, miền đất của tính đa văn hóa

Thứ sáu - 14/10/2022 11:09
Gặp gỡ các tôn giáo và các nền văn hóa khác và đồng thời gìn giữ nét độc đáo của mỗi Giáo hội: đó là lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đối với Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Á Châu đang nhóm họp tại Bangkok, Thái Lan, từ ngày 12-30/10/2022.
Đức Phanxicô nói với các Giáo hội ở Á Châu, miền đất của tính đa văn hóa
Bây giờ anh em sẽ gặp nhau, và tôi mong muốn đồng hành với anh em một cách nào đó trong công việc của tình huynh đệ, trao đổi các ý tưởng mà anh em sẽ thực hiện”, Đức Thánh Cha đã khẳng định như thế trong sứ điệp gởi các cho Giám mục Á Châu đang nhóm họp tại Bangkok. Ngài mời gọi Giáo hội Á Châu mở ra với các tôn giáo và các nền văn hóa khác và tôn trọng nguyên tắc bổ trợ trong Giáo hội của mình.

Chúa Thánh Thần nói gì với các Giáo hội ở Á Châu?” Đó là câu hỏi chính yếu qua đó Đức Thánh Cha mời gọi Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Á Châu suy nghĩ trong cuộc gặp gỡ này.

Cử hành 50 năm của Liên đoàn các HĐGM Á Châu

Cuộc họp này cũng là cơ hội cho Liên đoàn các HĐGM Á Châu (FABC) kỷ niệm 50 năm thành lập. Trong sứ điệp của mình, Đức Thánh Cha trước tiên nhớ đến hoàn cảnh thành lập Liên đoàn này: “Khi vị tiền nhiệm của tôi là thánh Phaolô VI viếng thăm Á Châu, ngài đã gặp thấy một lục địa có đông đảo dân chúng. Đa số là người trẻ, và Á Châu đã được công nhận như trung tâm của các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau”. Đối mặt với lục địa mới nổi này, nơi “quần chúng thức tỉnh từ chủ nghĩa định mệnh đến một cuộc sống xứng đáng với con người; giới trẻ cũng thức tỉnh, nó đã từng lý tưởng hóa, ý thức, bận tâm, thiếu kiên nhẫn và sôi động;  các xã hội đa văn hóa đã thức tỉnh để trở thành một cộng đồng các dân tộc thực sự”.
 
Đức Phanxicô gặp các Giám mục Thái Lan và FABC tại đền thánh của chân phước Nicolas Bunkerd
Kitbamrung, ở Bangkok, ngày 20/11/2019.

Kitô giáo và sự mở ra với các tôn giáo và các nền văn hóa khác

Từ năm 1970, Giáo hội tại Á Châu đã cảm thấy được kêu gọi đến gặp gỡ các giai tầng xã hội khác nhau, các tôn giáo và các nền văn hóa khác. “Giáo hội tại Á Châu được mời gọi một cách đích thực hơn trở nên Giáo hội của người nghèo, Giáo hội của người trẻ, và một Giáo hội đối thoại với các Giáo hội  với các niềm tin khác ở Á Châu”. Do đó, các Giám mục Á Châu đã xúc tiến việc thành lập Liên đoàn này, trong tinh thần cởi mở và tôn trọng sự khác biệt và nguyên tắc bổ trợ.

Để người giáo dân đảm nhận phép rửa của mình

Đức Thánh Cha khích lệ: “Hãy để người giáo dân đảm nhận phép Rửa của mình, chức năng giáo dân của mình, và hãy tôn trọng tính độc đáo của mỗi một Giáo hội”. Sự hiệp thông của Giáo hội được biểu lộ bằng việc thực hiện vai trò của mỗi thành viên, Đức Thánh Cha nhắc nhở và đồng thời mời gọi các nhà lãnh đạo của các Giáo hội tại Á Châu đóng vai trò đồng hành với dân Thiên Chúa trong việc khám phá ra ý muốn của Thiên Chúa. Đức Thánh Cha kết luận: “Giáo hội hoàn vũ không phải là Giáo hội đồng nhất, không, Giáo hội là phổ quát, trong khi tôn trọng tính đặc thù của mỗi Giáo hội”.

Nâng đỡ Giáo hội tại Á Châu

Kỷ niệm 50 năm thành lập, tháng 8/2022 vừa qua, FABC cũng có cuộc gặp gỡ tại Thái Lan. FABC có nhiều thách thức phải vượt qua, trên một lục địa càng ngày càng có nhiều người được rửa tội trong Giáo hội Công giáo. Dịp này, Đức cha Allwyn D’Silva, Giám mục phụ tá của Mumbai và là phụ tá của FABC, cho biết: “Nhiệm vụ căn bản của Đại Hội đồng này sẽ là suy nghĩ về một số vấn đề chủ chốt: làm thế nào Giáo hội tại Á Châu có thể tiếp tục trở thành tin mừng dưới ánh sáng của các thực tại đang nổi lên? Làm thế nào FABC có thể phục vụ và nâng đỡ các Giám mục và các Hội đồng Giám mục của các ngài ở Á Châu cách hữu hiệu hơn? Sự đánh giá mới về những phúc lành và phong phú của Á Châu có thể mang lại đóng góp nào cho Giáo hội? Làm thế nào Giáo hội ở khu vực này của thế giới có thể đóng góp vào một Á Châu tốt hơn? Đâu là đóng góp mà Giáo hội Á Châu có thể mang lại cho Giáo hội hoàn vũ?

Sự khích lệ của Đức Thánh Cha

Đức cha D’Silva cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô dịp viếng thăm Thái Lan vào tháng 11/2019: “Đây là một cơ hội thuận lợi để thăm lại “những thánh địa” này nơi được gìn giữ những cội nguồn truyền giáo vốn đã để lại dấu ấn trên các vùng đất này, để cho phép chúng ta được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần trên những dấu ấn của tình yêu đầu tiên của chúng ta và để can đảm, mạnh bạo đón nhận một tương lai mà chính anh chị em phải đóng góp phát triển và tạo dựng. Bằng cách này, Giáo hội cũng như xã hội Á Châu sẽ hưởng được một hoạt động Tin Mừng được đổi mới và chia sẻ…”.

Đức Cha đảm bảo rằng “chính trong tinh thần này, trung thành với ơn gọi truyền giáo của Giáo hội, mà  chúng ta thực hiện cuộc hành trình này với tư cách Giáo hội tại Á Châu với tất cả các dân tộc, tìm cách làm cho mạnh mẽ lại tinh thần Tin Mừng bằng những nẻo đường mới mẻ vì vinh quang Thiên Chúa. Toàn thể Giáo hội Á Châu được mời gọi cầu nguyện cho sự kiện này, vốn sẽ mang lại những định hướng cho Giáo hội trong mười năm đến”.

Tý Linh (theo Vatican News)

Tác giả: Tý Linh

Nguồn tin: xuanbichvietnam.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay16,270
  • Tháng hiện tại444,705
  • Tổng lượt truy cập67,469,552
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây