Lời Chúa Trong Đời Sống của Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận

Thứ bảy - 04/04/2020 08:25
Như Gia đình Cựu Chủng sinh Huế đã đưa tin, Diễn đàn Hội thảo đầu tiên về Đức Cố HY PX Nguyễn Văn Thuận, kéo dài 2 ngày từ 13 đến 15/9/2019, tại Tu viện Cellitinnen, Cologne, Đức Quốc. Vào lúc 16g ngày 14/9/2019, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Anh Nhuệ, OFMConv., đã thuyết trình đề tài: “Lời Chúa trong cuộc sống của Đấng Đáng kính Văn Thuận” (The Word of God in the Life of Venerable Van Thuan).
Lời Chúa Trong Đời Sống của Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận
Linh mục Tôma Nguyễn Đình Anh Nhuệ OFMConv, Giáo sư và Khoa Trưởng của Phân khoa Giáo hoàng Thần học Bonaventura, người sáng lập và là giám đốc của Viện Nghiên cứu Franciscan về Thần học Châu Á.

BBT xin giới thiệu toàn văn bài thuyết trình do Lm Nguyễn Huy Bảo chuyển ngữ.

Link tải sách ĐƯỜNG HY VỌNGarrow111
 BẤM VÀO ĐÂY
 

Lời Chúa Trong Đời Sống của Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận
Đọc sách “Chứng Nhân Hy Vọng” và “Đường Hy Vọng” dước góc độ Thánh Kinh
 
 
Tác giả: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Anh Nhuệ, OFMConv.
Lm Nguyễn Huy Bảo chuyển ngữ

Bài luận này có mục đích tiếp tục nghiên cứu của tôi, đã được trình bày năm ngoái trong Hội Nghị Chuyên Đề Quốc Tế đầu tiên, được tổ chức bởi FIATS – Học Viện Phanxicô Nghiên Cứu Thần Học Châu Á tại Roma về tâm linh “Châu Á” của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Vào dịp đó, tôi đã chia sẻ nghiên cứu và vài suy niệm khơi mào về các khía cạnh liên quan đến cách diễn giải Thánh Kinh hội nhập văn hóa của Bậc Đáng Kính, dựa theo sự phân tích của hai bài giảng tâm linh chính của ngài. Bài giảng đầu tiên là cho Giáo Triều Roma năm 2000 (sau đó cũng được xuất bản thành sách bằng tiếng Anh với tựa đề: “Testimony of Hope: The Spiritual Exercises of Pope John Paul II”). Bài thứ hai là cho các linh mục Đạo Binh Đức Kitô (Legionaries of Christ) ở Roma năm 2002, tức là năm cuối đời của ngài. Bây giờ tôi muốn nói đến một trong những tác phẩm chính của Đức Hồng Y Thuận, quyển sách “Đường Hy Vọng”, để xem xét những lời răn dạy được viết trong tù cho những người con thiêng liêng tương lai của ngài, để làm nổi bật cách đọc, cách diễn giải, và cách sống Lời Chúa nguyên thủy của ngài.

Sự trình bày có hai phần. Thứ nhất, chúng ta nhớ lại những nhận xét về sự tôn kính của Đức Hồng Y đối với Thánh Kinh và về cách giải thích nguyên thủy của ngài về các thông điệp Thánh Kinh–Phúc Âm, như đã lưu ý trong hai bài giảng tâm linh được đề cập, đặc biệt là trong “Chứng Nhân Hy Vọng”. Sau đó, chúng ta sẽ nêu bật một số khía cạnh của ngài khi đọc Lời Chúa ở những huấn từ trong quyển sách được đề cập: “Đường Hy Vọng”. Những khám phá này sẽ giúp chúng ta xác nhận, với một số phong phú, tập hợp các đặc điểm cơ bản của đời sống tâm linh Thánh Kinh của Đức Hồng Y. Tất cả đều dựa trên sự hiệp thông và kết hợp mật thiết đơn nhất với Chúa Kitô và giáo huấn của Ngài.

1. Quan điểm của Đức Hồng Y Thuận đối với Lời Chúa

Như đã đề cập trong nghiên cứu trước đây của tôi, đây là lời chứng của Đức Hồng Y trước Giáo triều Roma về quan điểm của ngài đối với Lời Chúa: “Tôi muốn nói với quý ngài về kinh nghiệm của tôi với vấn đề này. Khi tôi mất tất cả và ở trong tù, tôi nghĩ về việc soạn một vademecum cho phép tôi sống Lời Chúa ngay cả trong tình huống đó. Tôi không có giấy hay sổ ghi chép, nhưng công an cung cấp cho tôi giấy mà tôi phải trả lời nhiều câu hỏi mà họ hỏi tôi. Sau đó, từng chút một, tôi bắt đầu cất lại một số mẩu giấy đó và tự tính cho mình một thời khóa biểu nhỏ những ngày nào tôi có thể viết, bằng tiếng La-tinh, hơn 300 câu Thánh Kinh mà tôi nhớ được. Lời Chúa, được xây dựng lại, là vademecum hằng ngày của tôi, chiếc hộp quý giá của tôi để múc nguồn sức mạnh và lương thực.

Bên cạnh sự hiển nhiên của lời chứng về sự hiệp thông của Đức Hồng Y đã có đối với Lời Chúa ngay cả trước khi ở tù (ngài thật sự đã nhớ hơn 300 cụm từ Thánh Kinh). Đối với một đọc giả Việt Nam, đặc biệt là cho những người đã phải sống trong thời gian khó khăn sau năm 1975, về việc “công an cung cấp cho tôi giấy mà tôi phải trả lời nhiều câu hỏi mà họ hỏi tôi”, chắc chắn không chỉ gợi lại những ký ức không vui về một tình huống mà nhiều người đã trải qua lúc đó, mà còn một sự ngưỡng mộ lớn cho tính cách can đảm của Đức Hồng Y.

Người ta có thể tự hỏi, tại sao Đức Hồng Y lại suy nghĩ đến việc đó, trong khi nhiều người khác không nghĩ đến vì đã phải phải chịu nhiều khó khăn lớn về vật chất, tâm lý và tinh thần? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong phẩm chất con người của ngài, trong tinh thần khéo léo của ngài, trong một trí thông minh phi thường, hoặc một đức tính dũng cảm. Tuy nhiên, sâu thẳm trong ngài là sự khao khát được sống với Chúa và với Lời Chúa mỗi ngày như trước đây. Điều này đã thúc đẩy Đức Hồng Y của chúng ta “di chuyển” sự khéo léo của mình để tiếp tục sự hiệp thông sinh động và hữu hình với Thiên Chúa ngay giữa những thăng trầm trong cuộc sống hằng ngày.

Theo cách này, cuộc sống cụ thể của ngài là hiện thân của Lời Chúa và đặc biệt là của Phúc Âm, đã trở thành quy tắc và Kim Chỉ Nam đời sống. Chính cuộc sống đã trở thành nơi nhận ra Lời Chúa và Phúc Âm. Đây chính xác là mục tiêu của Đức Hồng Y trong mọi tình huống, mà ngài nhắc lại cho chính mình trong thời khắc đen tối của nhà tù: “Khi tôi ở trong tù, tôi đã viết: “Con giữ một Nội Quy: Phúc Âm. Đó là hiến pháp trên tất cả mọi hiến pháp. Là hiến pháp Chúa Giêsu đã để lại cho các tông đồ; không khó khăn, phức tạp, gò bó như các hiến pháp. Ngược lại, linh động, nhân hậu, làm phấn khởi linh hồn con. Một vị thánh ngoài Phúc Âm là ‘thánh giả’”.

Lời văn khẳng định tầm quan trọng cơ bản và nền tảng của Phúc Âm đối với đời sống tâm linh. Ngoài ra, việc mô tả các đặc điểm của Phúc Âm, (được gọi là Hiến pháp), là rất quý giá. Sự đánh giá này với ba khía cạnh tiêu cực và ba mặt tích cực cho phép chúng ta nhìn thoáng qua sự xem xét của Đức Hồng Y về các lời lẽ Phúc Âm: không khó, không phức tạp, không gò bó (như những giáo huấn khác), nhưng linh động, nhân hậu, làm phấn khởi linh hồn. Ở đây, bản gốc tiếng Việt vẫn có vẻ có hồn thơ và sức thuyết phục hơn, ít nhất là đối với người Việt! Hơn nữa, chúng ta đừng quên rằng Đức Hồng Y đã viết những lời này trong khoảng thời gian đầu bị giam cầm. Ở đây, đằng sau sáu tính từ xuất hiện một tâm trí đầy thuyết phục, và sự quan sát có lẽ xuất phát từ kinh nghiệm của ngài khi còn bé, khi mẹ ngài Elisabeth [Hiệp] dạy ngài những câu chuyện về Thánh Kinh mỗi tối (khi Đức Hồng Y chia sẻ với lòng biết ơn trong bản tiếng Ý bài giảng tĩnh tâm của ngài cho Giáo Triều Roma). Vâng, kể từ thời điểm đó, từ mẹ của ngài, mỗi trang Thánh Kinh hoặc Tin Mừng chắc chắn đã vang lên cho ngài, “năng động, nhân hậu, và phấn khởi linh hồn”.

Với niềm xác tín này, Đức Hồng Y nhấn mạnh đến sự cần thiết của bản thân ngài, cũng như đối với mọi tín hữu, để có được “tư tưởng của Đức Kitô” qua cuộc sống mãnh liệt với Tin Mừng: “Lời Chúa, thực sự đi vào chúng ta, giao tranh về cách suy nghĩ và hành động của con người và đưa chúng ta vào lối sống mới được Đức Kitô khai mạc. Bất cứ ai sống Tin Mừng đều có thể đến cùng Phao-lô để có “tư tưởng của Đức Kitô” (1 Cor 2:16); có được khả năng đọc các dấu hiệu của thời đại với cùng một cái nhìn của Đức Kitô và do đó ảnh hưởng đến sự sáng tạo trong lịch sử”.

Dường như, chúng ta có một dấu hiệu về nguyên nhân gián tiếp của thái độ và sự biến đổi của đời sống tâm linh mà Đức Hồng Y có được trong tù. Có phải phương châm nổi tiếng của ngài là “chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa” được sinh ra trong thời kỳ quan trọng đó? (...) Như chính ngài đã chia sẻ, sau ánh sáng chiếu rọi tâm trí ngài và truyền cảm hứng cho ngài chọn Chúa thay vì việc của Chúa, “tôi hiểu những lời Thánh Kinh rõ ràng hơn mỗi ngày: ‘Trời cao hơn đất chừng nào thì... tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy’ (Isa. 55:9). Tôi hiểu rằng cuộc sống của tôi là sự tiếp nối của những lựa chọn, trong mọi khoảnh khắc, giữa Chúa và việc của Chúa. Một sự lựa chọn luôn mới mẻ trở thành sự hoán cải”. Ở đây chúng ta có thể thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa đời sống đức tin và Lời Chúa ngày càng phát triển thông qua sự suy tư và đồn đoán liên tục, được khích động bởi những tình huống cụ thể của cuộc sống hằng ngày.

Rõ ràng, đối với Bậc Đáng Kính của chúng ta, sự hiệp thông với Thiên Chúa được nuôi dưỡng và định đoạt bởi Thánh Thể, như Cha François-Marie Léthel nhấn mạnh trong nghiên cứu của ngài. Tuy nhiên, một cuộc sống như vậy, với và trong Thánh Thể của Đức Hồng Y Thuận có mối liên hệ vẹn toàn và không thể tách rời ra cuộc sống, với và trong Lời Chúa, trong Thánh Kinh. Những lời lẽ thiêng liêng này trở thành chìa khóa diễn giải tình hình lịch sử cá nhân và tập thể. Vì lý do này, chính ngài đã đặt cho con cái thiêng liêng của mình phương châm của ba biểu thức luôn đi cùng nhau và là một phần của Kim Chỉ Nam cho đời sống Kitô hữu: Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện. Chính Lời Chúa đã giúp ngài khả năng tiếp tục hoán cải theo chương trình của Chúa, cho một tình yêu mới dành cho Chúa và cho sự thông minh của đức tin hiện thân trong hoàn cảnh và văn hóa nơi ngài sống.

Chúng ta có thể tóm tắt quan điểm của ngài đối với Lời Chúa bằng chính lời chứng của ngài, trong đó chúng ta thấy rõ sự tôn kính đặc biệt của ngài, được hình thành từ truyền thống cụ thể của đất nước của ngài: “Khi tôi còn là một sinh viên trong tiểu chủng viện An Ninh, một giáo sư, giáo sư người Việt, đã làm cho tôi nhận ra tầm quan trọng của việc luôn luôn có Phúc Âm với tôi. Vị linh mục này đã trở lại Đạo từ Phật giáo và xuất thân từ một gia đình quan chức. Cha là một người trí thức: Cha luôn đeo quyển Tân Ước trên cổ, như khi người ta mang viaticum. Khi Cha rời khỏi chủng viện để nhận một nhiệm vụ khác, Cha đã tặng cho tôi quyển sách nhỏ này, báu vật quý giá nhất của Cha. Tấm gương của vị linh mục thánh thiện mang tên Giuse Maria Thích, luôn sống trong trái tim tôi, đã giúp tôi rất nhiều trong tù, trong thời gian bị cô lập. Trong những năm đó, tôi đã tiếp tục bởi vì Lời Chúa là “ngọn đèn cho những bước chân của tôi”, “một ánh sáng cho con đường của tôi” (xem Tv 119: 105). Được biết, Thánh Jerome và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu luôn mang Tin Mừng theo họ, gần bên tim. Nhưng chính văn hóa của tôi nhấn mạnh giá trị duy nhất của Thánh Kinh. Ở châu Á, những lời của Khổng Tử và Mạnh Tử, đệ tử của ông, được tôn sùng rất nhiều. Những tập sách thánh hiền không thể được giữ tùy tiện bất kể nơi nào, nhưng phải luôn được giữ trên đầu, như một dấu hiệu của sự tôn kính.”

Từ thái độ tôn kính sâu sắc này đối với Thánh Kinh, Bậc Đáng Kính của chúng ta đã có thể nhập một cách thích hợp, tôi nói theo cách rất Châu Á Việt Nam, trong sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa và với thông điệp thánh. Nhờ đó, ngài có thể sống trong cuộc sống hằng ngày, luôn lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Mỗi tình huống mới trong cuộc sống, kể cả một tình huống bi thảm nhất trong tù, luôn luôn khích động và khơi dậy trong ngài những câu trả lời mới và nguyên thủy, bắt nguồn sâu sắc trong Thánh Kinh. Từ đây xuất hiện nguyên thủy của ngài về việc đọc Thánh Kinh, mà tôi đã trình bày trong phần kết luận của phân tích trước đây về các bài tập tâm linh của ngài. Không đi sâu vào chi tiết phân tích, chúng ta hãy nhớ lại ở đây bốn điểm cuối cùng:

1. Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận dường như đã thực hành việc đọc Thánh Kinh bắt đầu từ cam kết ghi nhớ các câu đơn để nếm trải vẻ đẹp và chiều sâu tâm linh nhiều lần trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.

2. Ngài đưa ra một cách thức đọc Thánh Kinh bằng trực giác, một cách đơn giản để nắm bắt ý nghĩa tức thời của đức tin mà Lời Chúa truyền tải, thường thông qua việc so sánh giữa các đoạn khác nhau.

3. Đáng chú ý là cách đọc, đi cùng và phát triển với kinh nghiệm của cuộc sống. Đúng hơn là với chính cuộc sống. Hơn nữa, ở đây nổi lên quan điểm của sự hòa nhập văn hóa. Vì cuộc đời của ngài bắt nguồn từ gốc sâu thẳm là ngài là người Việt Nam, nên việc đọc Tin Mừng của ngài, được quyết định bởi đời này, mang dấu ấn tự nhiên của văn hóa địa phương. Điều này xảy ra một cách đơn giản và tự nhiên như chính cuộc sống. Nó không phải là thành quả của những suy tư triết học hay của nỗ lực làm thế nào để làm sáng tỏ những lẽ thật của Tin Mừng trong xã hội. Đó là kết quả của một cam kết đích thực để sống Tin Mừng trước tiên trong điều kiện sống mà Thiên Chúa cho ngài trải qua, nghĩa là lắng nghe một cách kiên quyết hơn với Thần Khí nói trong lòng, và đem ra thực hành với sự can đảm và sáng tạo cá nhân, những gì ngài đã được học.

4. Ngài không đưa ra các chuyên luận diễn giải, mà là những phương châm hành động đơn giản trong cuộc sống.

Với những nhận xét này, bây giờ chúng ta hãy nghiên cứu quyển sách “Đường Hy Vọng” từ góc độ Thánh Kinh, để xác nhận và hoàn tất những nhận xét trên liên quan đến cách sống Lời Chúa trong cuộc sống của Bậc Đáng Kính của chúng ta.

2. Đọc sách “Đường Hy Vọng” từ góc độ Thánh Kinh

2.1. Nhận xét chung

Ngay từ đầu, tác phẩm đã cho thấy một nền tảng Thánh Kinh tỏ tường. Tác giả, thực tế, bắt đầu bằng một quan sát có chứa đoạn trích dẫn lời của Chúa Kitô trong Tin Mừng Gioan, ngay cả khi tài liệu tham khảo Thánh Kinh không được ấn định rõ ràng: “Chúa dắt con trên đường, ‘để con ra đi, và thu được nhiều hoa trái’”. (Gioan 15:16). Do đó, luôn luôn theo cách tiếp cận này, chỉ dẫn thứ hai nghe giống như tiếng vang về lời giới thiệu của Chúa Kitô trong Tin Mừng: “Bí quyết của đường hy vọng gồm ba điểm: A. Ra đi: ‘Bỏ mình’; B. Bổn phận: ‘Vác thánh giá mình mỗi ngày’; C. Bền chí: ‘Theo Thầy’”. Để đưa ra những gì ngài gọi là bí quyết của đường hy vọng, tác giả hoàn toàn dựa trên lời của Chúa Giêsu trong Luca 9:23: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. Mặt khác, ngài cho thấy sự hiểu biết/giải thích ban đầu của mình về giáo huấn này của Đức Giêsu: từ bỏ chính mình là điểm khởi đầu của người môn đệ cho cuộc hành trình; vác thập giá của chính mình mỗi ngày sẽ tương ứng với cam kết hoàn thành nghĩa vụ (trong đời thánh hiến hoặc đời sống gia đình); và “theo tôi” là chỉ ra sự kiên trì trong hành trình. Người ta có thể đoán rằng một cách giải thích như vậy đã được áp dụng trong chính cuộc sống của ngài và sau đó đề xuất cho tất cả mọi người. Bậc Đáng Kính thật yêu mến câu nói này của Đức Giêsu đến mức ngài đã lặp lại nó ở câu số 63, khi nói về ơn gọi.

Từ góc độ tâm linh, ba điểm nói trên là đặc biệt quan trọng. Trước tiên, linh đạo của Đức Hồng Y Thuận là Kitô-trung-tập. Hoàn toàn theo Đức Kitô với sự bền chí và theo lời dạy của Ngài. Ở đây chúng ta đi vào đặc tính thứ hai của con đường tâm linh được vạch ra bởi Bậc Đáng Kính của chúng ta. Đó là sự lựa chọn căn bản cho Lời của Đức Kitô và của Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Đây là kích thước trung tâm của Logos. Cuối cùng, khía cạnh thứ ba của linh đạo Đức Hồng Y, có thể được mô tả như là “đắm chìm trong cuộc sống hằng ngày” bằng cách chu toàn “việc bổn phận”. Do đó, chúng ta có thể nói về quan điểm “nhập thể” của đời sống tâm linh, được nhận thức và hoàn thành cụ thể bằng cách thực thi những gì học được từ Thiên Chúa và Lời của Ngài qua sự chiêm niệm đều đặn. Đây là sự xác minh hiệu quả về cuộc sống thật trong sự hiệp thông với Thiên Chúa để theo Đức Kitô. Bậc Đáng Kính của chúng ta dường như nhấn mạnh cách đặc biệt về khía cạnh thứ ba của sự nhập thể “Đường Hy Vọng” của ngài. Ngài đã dành cả một chương, chương thứ hai ngay sau chương đầu, viết về chủ đề “bổn phận” trong nếp sống của những người theo Đức Giêsu (câu số 16-38). Đáng chú ý là Đức Hồng Y Thuận nhìn thấy lời Đức Giêsu dạy “hãy vác thập giá mỗi ngày” là tương đương với việc làm tròn “bổn phận” thường nhật (trong cuộc sống). Ngài nhấn mạnh vào điều này lần nữa khi kết thúc chương về bổn phận: “Đối với mỗi người, con đường thánh giá đi theo con đường bổn phận” (Số 37). Góc độ tâm linh Kitô-trung-tập và logos-trung-tập xuất hiện rõ ràng, cũng như cách diễn giải Kinh Thánh độc đáo và dựa trên chính cuộc sống mình của Bậc Đáng Kính của chúng ta.

Các điểm đặc trưng nói trên được tìm thấy trong tất cả các chương tiếp theo của quyển sách. Nội dung phong phú của chúng và các sắc thái tâm linh khác nhau chắc chắn đòi hỏi một phân tích sâu hơn. Do thời gian giới hạn, chúng ta sẽ chỉ chú tâm ở đây thêm một số chủ đề độc đáo từ quan điểm kinh thánh–tâm linh.

2.2. “Phúc Âm” được trình bày trong các chủ đề tâm linh

Trong quyển “Đường Hy Vọng”, Bậc Đáng Kính Thuận đề cập đến các chủ đề đa dạng của đời sống tâm linh và theo Đức Kitô. Có khoảng 36 tiêu đề tương ứng với các chương nhóm lại của từng chủ đề. Tuy nhiên, trong tất cả những chương này, có một từ ngữ lặp đi lặp lại thường thấy trong mỗi chương: đó là từ “Phúc Âm” hoặc “Tin Mừng”. Danh từ này được được tìm thấy gần 40 lần. Điều này thật sự đại diện cho chủ đề nền tảng thấm vào tất cả những chủ đề khác, ngay cả khi nó không có một chương riêng. Theo đề cập của từ ngữ “Phúc Âm” trong “Đường Hy Vọng”, chúng ta có thể thấy Đức Hồng Y của chúng ta đã sống và áp dụng Tin Mừng trong các khía cạnh cụ thể của cuộc sống của ngài và linh đạo của ngài mang sắc tính Phúc Âm như thế nào.

Trước tiên, Bậc Đáng Kính của chúng ta đề cập đến Tin Mừng và trong các khuyến nghị quan trọng nhất, khi ngài trình bày tư tưởng của mình về các khía cạnh tổng thể và cơ bản của cách hy vọng cho các Kitô hữu – môn đệ của Chúa Kitô. Vì vậy, trong chương cuối của quyển sách tóm tắt những đặc điểm cơ bản cần ghi nhớ, Đức Hồng Y Thuận nhấn mạnh cho độc giả–học trò của mình: “Con giữ một Nội Quy: Phúc Âm. Đó là hiến pháp trên tất cả mọi hiến pháp” (Số  986). Chính Bậc Đáng Kính đã nhắc lại lời giáo huấn này trong bài giảng cho Đức Thánh Cha và Giáo Triều Roma năm 2000, như chúng ta đã trình bày trước đây để nêu bật quan điểm của ngài đối với Lời Chúa. Do đó, Tin Mừng là thông điệp trong các sách phúc âm riêng và chung, trong các sách Kinh Thánh, tìm thấy sự hoàn thành của chúng trong lời nói và hành động của Đức Kitô. Tất cả cùng nhau hợp thành Quy Chế, forma vitae, quy tắc của cuộc sống, cho những người môn đệ.

Viễn tượng này của Phúc Âm được xác nhận không chỉ bởi nhiều trích dẫn và lời gán chỉ trong quyển sách, mà còn bởi ít nhất hai chỉ dẫn khác giải thích vai trò độc nhất của Phúc Âm trong đời sống Kitô hữu. Đề xuất đầu tiên là trong chương về “Chí Khí”, được bắt đầu với phụ đề: “Quyết mê một cuốn sách: PHÚC ÂM. Quyết theo một lý tưởng: CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU.” Niềm say mê truyền giáo này, theo Bậc Đáng Kính của chúng ta, là cần thiết để thắng được lòng người, như được giải thích sau trong chương đã đề cập: “Làm thế nào mà tư tưởng ngôn ngữ, hành động con khiến người ta phải phản ứng: Con người này đã say mê một cuốn sách: PHÚC ÂM, đã bị lôi cuốn bởi một lý tưởng: CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU” (Số 227). Từ đây, chúng ta thấy mối liên hệ bất khả phân ly giữa Phúc Âm và con người Đức Giêsu Kitô.

Chỉ dẫn thứ hai cũng được tìm thấy trong phụ đề của một chương khác, tập trung vào việc xét mình và canh tân nội tâm (Chương 34). Vì vậy, nó đưa ra một lập trình có định hướng cho tất cả những lời giảng dạy tiếp theo trong chương: “Kiểm Điểm. Đọc lại đời sống dưới ánh sáng Phúc Âm.” Do đó, Phúc Âm được đề cập trong số những mực thước cho việc tông đồ, như các tông đồ đầu tiên đã làm. Phần cuối của chương đặt ra câu hỏi tu từ: “Chúa Giêsu đã trao cho con, con cho là ít sao? Thế gian có gì sánh được không?” (Số 906).

Tư tưởng về Phúc Âm là điểm tham chiếu cần thiết để canh tân thậm chí còn được thể hiện rõ ràng hơn trong Chương 27, dành riêng cho chủ đề “Canh Tân”, ở số 646. Đây là lời lẽ thân mật và đầy cảm hứng: “Mỗi ngày ‘Phúc Âm hóa’ lại trí óc và quả tim con, bằng cách đọc, suy ngắm, say sưa uống lấy lời hằng sống, để từ từ Phúc Âm thấm nhuần sâu xa vào mỗi tế bào, mỗi thớ thịt của con, đó là canh tân, cách mạng chắc chắn nhất”. Luôn luôn với niềm xác tín này, Bậc Đáng Kính của chúng ta chia sẻ với đọc giả trong Chương 33 về “Lãnh Đạo”: “Tìm đâu ra bí quyết của đối thoại làm tâm hồn được giải thoát, cởi mở, trí khôn sáng suốt? – Hãy tìm trong Phúc Âm” (Số  879).

Và cuối cùng, Đức Hồng Y Thuận chỉ định cốt lõi thật sự của Tin Mừng theo cách hiểu của mình và đề nghị với đọc giả bổn phận loan báo Tin Mừng này cho thế giới mà chính Chúa Kitô đã để lại cho các môn đệ của mình: “Con phải loan Tin Mừng trên thế giới, không phải chỉ tiêu cực giữ giới răn, nhưng loan báo một sứ điệp lạ lùng: Chúa thương yêu ta, Chúa yêu thương trần gian và cứu trần gian” (Số . 955).

Như người ta có thể nhận ra, thông điệp về tình yêu này, mà Đức Hồng Y Thuận nói đến, thật sự phản ảnh đoạn Gioan 3:16 mà các học giả định nghĩa đúng là Phúc Âm thu nhỏ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”. Do đó, chúng ta có thể thoáng thấy sự hiểu biết chính xác về nội dung Phúc Âm của Bậc Tôi Tớ Chúa, những giáo huấn đã thấm nhuần những lời từ Tin Mừng, ngay cả khi ngài không trích dẫn cách trực tiếp. Linh đạo Thánh Kinh–truyền giáo này phản ánh trong nhiều khuyến nghị khác, nên là đối tượng của các sự nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

3. Kết luận

Cách đọc “Đường Hy Vọng” qua góc độ Kinh Thánh giúp chúng ta tìm thấy trong quyển sách những đặc điểm của Đức Hồng Y Thuận, và ở mực độ nào đó, cách giải thích nguyên thủy của Tin Mừng và Thánh Kinh. Mặt khác, chúng ta cũng có thể chỉ ra một số khía cạnh bổ sung cho “phương pháp chú giải” của Đấng Đáng Kính này. Để tổng hợp, các điểm sau xếp theo thứ tự.

1. Đức Hồng Y Thuận đã biểu lộ rằng ngài đã ghi nhớ những cụm từ quan trọng nhất của Thánh Kinh và đặc biệt là các sách Tin Mừng. Ngài biết áp dụng những lời thánh này trong nhiều hoàn cảnh của cuộc sống, cũng như cho những tiêu đề khác nhau trong linh đạo của ngài. Đây có lẽ là kết quả của sự học vấn thần học của ngài, kết hợp với một đời sống chiêm niệm mãnh liệt mà ngài thực thi mỗi ngày.

2. Cách suy gẫm Thánh Kinh của Đấng Đáng Kính của chúng ta hoàn toàn hướng về Tin Mừng và con người Đức Giêsu Kitô. Như chúng ta đã thấy trong phần phân tích, Tin Mừng hoàn toàn phản ảnh cho Đức Hồng Y nền tảng của đời sống Kitô Giáo và hoạt động tông đồ. Đó là Kim Chỉ Nam hành trình đời sống Kitô hữu, chuẩn mực cho các hoạt động, bí quyết cho một tâm hồn cởi mở đáng mến, phương tiện để đổi mới tâm linh và thông điệp được loan báo cho thế giới theo lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu.

3. Do đó, cách theo Chúa Kitô được thể hiện qua nhiều khía cạnh cụ thể của đời sống theo giáo huấn Tin Mừng. Những điều này được phơi bày, giải thích, diễn giải trong cuốn sách một cách tức thời và khá trực quan, như chúng ta đã thấy ở trên. Các câu Tin Mừng thường được sử dụng ở đầu để mở một chỉ dẫn hoặc ở cuối để thể hiện một ý nghĩ hoặc một giáo huấn.

4. Cuối cùng, Bậc Đáng Kính của chúng ta trình bày ý nghĩa của các cụm từ và thông điệp trong Thánh Kinh bằng một ngôn ngữ đơn giản, bắt nguồn sâu sắc trong văn hóa Việt Nam nơi ngài sống. Ở đây chúng ta đang đối phó với một khía cạnh khá quan trọng của một lối sống tông đồ Thánh Kinh đã thật sự hội nhập văn hóa (bởi thế, ta phải nắm bắt được cả nội dung và cách trình bày Thánh Kinh). Giống như bất kỳ bậc thầy phương Đông có kinh nghiệm nào, Đức Hồng Y thích cấu tạo các lời văn của mình dựa trên cách điệu của vần, phụ âm, và lặp lại âm thanh, có sắc thái ngay lập tức thu hút đọc giả Việt Nam (khía cạnh này thường thoát khỏi đọc giả nước ngoài và do đó có sự khó khăn, thách thức trong việc dịch thuật). Chẳng hạn, ngài nhấn mạnh ba điều quan trọng đối với đời sống Kitô hữu ở câu số 136: “‘Người ta sống không chỉ nhờ bánh mà còn nhờ lời Chúa’: Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện. Nếu không, con không có sự sống Thần Linh”. “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Matthêu 4:4), nghĩa là Bí tích Thánh Thể, Thánh Kinh và lời cầu nguyện (phụng vụ) thiêng liêng. Không có những điều này, bạn sẽ không có đời sống thần linh. Một bộ ba như vậy, tiếng vang trong tiếng Việt như âm nhạc đến tai với sự lặp lại ba lần của từ “Thánh”, chắc chắn không thể hiện được bằng các ngôn ngữ khác như tiếng Anh. Bản thân tác giả có vẻ thích thú một công thức như vậy mà ngài cũng dùng trong hướng dẫn liên quan đến việc lựa chọn của Maria dưới chân Chúa Giêsu: “Cha nói: ‘thứ nhứt là cầu nguyện’, không phải là vô căn cứ; Chúa Giêsu đã bảo: ‘Maria đã chọn phần nhứt’, ngồi dưới chân Chúa, nghe lời Chúa, mến yêu Chúa. Maria đã được Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện.” (Số 129) “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi”. Khi Maria ngồi dưới chân Chúa để lắng nghe những lời của ngài và yêu mến Ngài, Maria đã có Thánh Thể, Thánh Kinh và Thánh Nguyện.

Ví dụ nêu trên cho ta thấy một lần nữa cách nhìn của Đức Hồng Y Thuận về vai trò cơ bản của Lời Chúa trong đời sống của mỗi Kitô hữu. Do đó, nó phục vụ một cách thích hợp để kết thúc sự nghiên cứu đầu tiên của chúng ta về tâm linh Thánh Kinh của Đấng Đáng Kính với trọng tâm đặc biệt về quyển sách “Đường Hy Vọng”. Chủ đề chắc chắn cần kiểm tra thêm, bởi vì nhiều khía cạnh chỉ được thảo luận trong sự lướt qua (en passant). Chúng tôi hy vọng rằng sẽ có những công việc tiếp theo để giúp các Kitô hữu của mọi thời đại và mọi quốc gia biết, trân trọng và ngày càng theo dõi di sản tinh thần phi thường của Bậc Đáng Kính Nguyễn Văn Thuận và đặc biệt là cách sống Lời Chúa nguyên thủy của ngài trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của đời sống Kitô hữu tràn đầy hy vọng.
 
-
 
-
Linh mục Tôma Nguyễn Đình Anh Nhuệ OFMConv, tại Diễn đàn Hội thảo

BÀI GỐC TIẾNG ANH
The Word of God in the Life of Venerable Van Thuân
Reading “Testimony of Hope” and “The Road of Hope” in a Biblical Perspective

Prof. Dr. Dinh Anh Nhue Nguyên OFMConv

This paper intends to continue my study, offered last year in the first International Symposium, organized by the FIATS – Franciscan Institute For Asian Theological Studies in Rome on the ‘Asian’ spirituality of Cardinal Van Thuân.[1] On that occasion, I shared the research and introductory reflection on the relevant aspects of our Venerable’s inculturated biblical interpretation from the analysis of his two main courses of spiritual exercises. The first preaching was to the Roman Curia in 2000 (published afterwards also in English as “Testimony of Hope: The Spiritual Exercises of Pope John Paul II”[2]), and the second one to the Legionaries of Christ priests in Rome in 2002, i.e. in his last year of life.[3] I would like to look now at one of Cardinal Van Thuân’s main writings, the book “Đường Hy Vọng” or “The Road of Hope”, to examine the exhortations written in prison to his potential spiritual sons and daughters,[4] in order to highlight his original way of reading, interpreting, and living the Word of God.

The exposition therefore has two parts. First, we recall the remarks on the Cardinal’s veneration towards Scriptures and on his original interpretation of the biblical-evangelical messages, as noted in the two mentioned spiritual exercises, especially in the “Witnesses of Hope”. Then, we will highlight some aspects of his way to read the Word of God throughout the exhortations in the mentioned book “The Road of Hope”. These findings will help us confirm, with some enrichment, the set of fundamental characteristics of the Cardinal’s biblical spirituality, which is all based on a unique and intimate communion with Christ and His teaching.


1. Cardinal Van Thuan‘s attitude towards the word of God

As mentioned in my previous study,[5] here is the Cardinal’s testimony before the Roman Curia about his attitude towards the Word of God: “I would like to tell you about my experience in this regard. When I lost everything and I was in prison, I thought about preparing a vademecum that would allow me to live the Word of God even in that situation. I had neither paper nor notebooks, but the police provided me with papers on which I would have to write the answers to the many questions they asked me. Then, little by little, I began to steal some of those pieces of paper and managed to make a tiny agenda on which day by day I could write, in Latin, more than 300 sentences of the Holy Scriptures I remembered by heart. The Word of God, so rebuilt, was my daily vademecum, my precious casket from which to draw strength and food.”[6]

Besides the clarity of the testimony on the communion the Cardinal had with the Word even before being put in prison (he indeed remembered more than 300 phrases from the Scriptures), for a Vietnamese reader, especially for those who had to live that dramatic period after 1975 in Vietnam, the mention that “the police gave me some papers on which I would have to write the answers to the many questions they asked me” certainly recalls not only the unhappy memories of a situation experienced by many at that time, but also a great admiration for the Cardinal’s enterprising character. One can ask spontaneously, why did the Cardinal have that kind of thought, while many others did not think about it because of the enormous material, psychological, and spiritual difficulties? The answer can be found in his human qualities, in his ingenious spirit, in an extraordinary intelligence or a courageous character. However, deep down there was in him a strong desire to live with God and His Word every day as before. This prompted our Cardinal to ‘move’ in his ingenuity to continue the active and visible communion with God in the midst of the everyday life vicissitudes.

In this way, his concrete life was the place of the incarnation of the Word of God and particularly of the Gospel that turned out to be the rule and compass of life. Life itself became the realization of the Word and the Gospel. This exactly is the Cardinal’s goal in every situation, which he reiterated for himself in the dark moment of prison: “When I was in prison, I wrote: «Observe one rule: the Gospel. This constitution is superior to all others. It is the rule that Jesus left to the apostles (see Mt 4:23). It is not difficult, complicated or legalistic like the others: on the contrary, it is dynamic, gentle and stimulating for your soul. A saint far from the Gospel is a false saint».”[7]

The text affirms the fundamental and foundational importance of the Gospel for the spiritual life. Additionally, the description of the characteristics of the Gospel, (called the Constitution), is precious. This evaluation with the three negative and three positive aspects allows us to glimpse into the Cardinal’s consideration of the Gospel texts: not difficult, not complicated, not legalistic (like the others), but dynamic, kind, stimulating for the soul. Here, the Vietnamese original still sounds more poetic and more convincing, at least for the Vietnamese ears![8] Moreover, let us not forget that the Cardinal wrote these words beforehand, in the first period of his imprisonment. Right here, behind the six adjectives appears a convinced mind, and the observation came probably in a natural way from his experience as a child, when his mother Elisabeth taught him the stories of the Bible every evening (as the Cardinal confessed with gratitude at the dedication of the Italian publication of his preaching to the Roman Curia).[9] Yes, since that time from his mother’s mouth every biblical or Gospel page certainly sounded for him “dynamic, kind, stimulating for the soul.”

With this conviction, the Cardinal then emphasizes the need for himself, as well as for every believer, to get “the thought of Christ” by means of an intense life with the Gospel: “The Word of God, entering into us, in fact contests the human way of thinking and acting and introduces us into the new lifestyle inaugurated by Christ. Whoever lives the Gospel can arrive with Paul to have “the thought of Christ” (1Cor 2:16); it acquires the ability to read the signs of the times with the same gaze of Christ and therefore affects with creativity in history.”[10]

Seemingly, we have here an indication of the indirect cause of his attitudes and transformation of the spiritual life that the Cardinal acquired in prison. Was his well-known motto “to choose God and not the works of God” not born in that critical period?[11] (...) As he himself has shared, after the light that illuminates his mind and inspires him to choose God rather than His works, “I understand the words of the Holy Scripture more clearly every day: ‘as the heavens are higher than the earth, so are... my thoughts higher than your thoughts’ (Isa 55:9). I understand that my life is a succession of choices, in every moment, between God and the works of God. An ever new choice that becomes conversion.” Here we can see the strong link between the life of faith and the Word that grows more and more through constant reflection and rumination, provoked by the concrete situations of everyday life.

Obviously, for our Venerable, the communion with God is nourished and determined by the Eucharist, as Fr. François-Marie Léthel underlined in his study. Nevertheless, such a life with and in the Eucharist for Cardinal Van Thuân is totally and inseparably connected with the life with and in the Word of God in the biblical writings. These sacred texts become then the key for interpreting the situation of personal and collective history. For this reason, he himself coined for his spiritual sons the motto of the three expressions that always go together and are part of the compass for the Christian life: Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện [Sacred Eucharist, Sacred Scriptures, Sacred Prayer][12]. The Word of God itself actually enabled his continuing conversion to God’s plans, for an ever-new love for the Lord, and for the intelligence of faith incarnate in the situation and culture in which he lived.[13]

We can summarize his attitude towards the Word with his own testimony in which we see clearly his particular veneration, formed in the concrete tradition of his country: “When I was a student in An Ninh’s minor seminary, a Vietnamese priest, professor, made me realize the importance of always having the Gospel with me. He had converted from Buddhism and came from a mandarin family; he was an intellectual: he always wore the New Testament hanging from his neck, as when one carries the viaticum. When he left the seminary for another assignment, he gave me this book, his most precious treasure. The example of this holy priest named Giuseppe Maria Thich, always alive in my heart, helped me a lot in prison, during the period of isolation. In those years, I went on because the Word of God was “a lamp to my steps”, “a light for my path” (see Ps 119: 105). It is known that St. Jerome and St. Teresa of the Child Jesus always carried the Gospel with them, close to the heart. But it is my own culture that underlines the unique value of Scripture. In Asia the words of Confucius and Mencius, his disciple, were greatly venerated. They cannot be kept out at any place, but are kept on the head, as a sign of veneration.”[14]

From this attitude of profound veneration towards Sacred Scriptures, our Venerable was able to enter appropriately (with due respect to the Sacred), I would say in a very Asian Vietnamese way, in intimate communion with God and with the divine message. As a result, he was able to live in everyday life, always listening and practicing the Word of God. Every new situation in life, including the most tragic one in prison, has always provoked and aroused in him new and original answers, deeply rooted in Scripture. From here came his original of reading the Bible, which I exposed in the conclusion of the previous analysis of his spiritual exercises. Without going into the details of the analysis, let us recall here the four final points:
  1. The Venerable Van Thuân seems to have practiced a reading of the Bible that starts from the commitment to memorize the single sentences to taste its beauty and spiritual depth again and again in the various situations of life.
  2. He offers a biblical reading by intuition, the simple one to grasp the immediate meaning of the faith the Word of God transmits, often through the comparison between various evangelical passages.
  3. Notably, it is a kind of reading that goes together and grows with the experience of life. It is actually life itself. Moreover, it is precisely here that emerges the perspective of inculturation. Since his life is deeply rooted in that of his Vietnamese people, his reading of the Gospel, determined by this life, bears the natural imprint of the local culture. This happened in a simple and natural way like life itself. It is not the fruit of philosophical reflections or of the effort on how to inculturate the truths of the Gospel in society. It is the fruit of an authentic commitment to live the Gospel first in the life conditions God let him go through, that is, to listen more assiduously to the Spirit who speaks in the heart and to put into practice with courage and personal creativity what he learned.
  4. He did not make interpretative treatises, but simple mottoes of actions in life.

With these observations, let us now examine the book “The Road of Hope” from a biblical perspective, in order to confirm and complete the above observations concerning the way to live the Word of God in our Venerable’s life.

2. Reading the Road of Hope from a Biblical Perspective

2.1. General remark

Right from the outset, the work demonstrates a clear biblical background. The author, in effect, begins with an observation that contains the quotation-paraphrase of the words of Christ in the Gospel of John, even if the biblical reference is not explicitly indicated: “Chúa dắt con trên đường, ‘để con ra đi, và thu được nhiều hoa trái.’” “Our Lord guides you onto this road so that you will ‘go out and bear fruit’” (cf. Jn 15:16).

Thus, always in this approach, the second instruction sounds like an echo of Christ's recommendation in the Gospel: 2. Bí quyết của đường hy vọng gồm ba điểm: A. Ra đi: “Bỏ mình”; B. Bổn phận: “Vác thánh giá mình mỗi ngày”; C. Bền chí: “Theo Thày”. (The ground plan of this Road of Hope has three points: (1) Departure: “Renounce self.” (2) Duty: “Take up your cross daily.” (3) Perseverance: “Follow me”).[15]

To offer what he called “secret” or “ground plan” of the road of hope, the author is totally based on the words of Jesus in Lk 9:23: “If anyone wants to come after me, let him deny himself, take up his cross every day and follow me”. On the other hand, he shows his original understanding / interpretation of the mentioned Jesus’ saying: to deny himself for the disciple would be the starting point for the journey; taking one's own cross every day would correspond to the commitment to fulfil the duty (of a state of the consecrated or family life); and “follow me” indicates perseverance in the journey. One can guess that such an interpretation was first applied to his life and then proposed to all. Jesus' phrase is so dear to our Servant of God that he repeats it later in n.63, when he speaks of vocation.

From the spiritual point of view, the three aforementioned points are particularly important. First, the spirituality of Cardinal Van Thuân is all Christocentric. It is a matter of following Christ with perseverance and according to His teaching. Here we enter into the second characteristic of the spiritual path, traced by our Venerable. It is the fundamental option for the Word of Christ and of God in Holy Scripture. This is the Logos-centric dimension. Finally, the third aspect of the Cardinal’s spirituality can be described as “immersed in everyday life” by performing “việc bổn phận”, that is to say the spiritual “duties” of every state every day.

We can therefore speak of the “incarnation” perspective of the spiritual life, which finds thus its concrete realization and fulfilment through practicing what is learned from God and from his Word through constant meditation.

This is the effective verification of what is true of life in communion with God in the following of Christ. Our Venerable seems to stress particularly on this third aspect of incarnation in his “Road of Hope”.

He dedicates, in effect, an entire chapter, the second one just after the introductory chapter, on performing the “duties” of the state in the lives of Jesus’ followers (nn.16-38). Significantly, Cardinal Van Thuân sees Jesus’ exhortation to “carry the cross every day” equivalent to that of performing daily duties (of life). He insists on this again at the conclusion of the chapter on duties: “Đối với mỗi người, con đường thánh giá đi theo con đường bổn phận.” “For everyone, the path of the cross follows the path of duties” (n.37).

The Christ-centric and logos-centric orientation of spirituality emerges clearly, as well as the original and life-based interpretation of the Bible by our Servant of God.

The aforementioned features are then found in all the chapters that follow in the book. Their rich content and various spiritual nuances certainly require a more in-depth analysis. Due to the time limit, we will focus here only on some more original topics from the biblical-spiritual perspective.

2.2. The “Gospel” in the exposition of spiritual themes

In “The Road of Hope”, Venerable Van Thuân deals with the varied themes of spiritual life and the following of Christ. There are about 36 titles that correspond to the chapters grouping the exhortations on the single topics. In all these, however, there is a term that repeats usually in each chapter: it is the word “Gospel” (“Phúc Âm” or “Tin Mừng”), which is found near to 40 times.[16] This actually represents the founding theme permeating all others, even if it is not dealt in a separate chapter. Following the mentions of the term “Phúc Âm” in the “Road of Hope”, we can see how our Cardinal lived and applied the Gospel in the various concrete aspects of life and how evangelical his spirituality is.

First, our Venerable refers to the “Gospel” in the most important recommendations, when he presents his thoughts on the totalizing and fundamental aspects of the way of hope for Christians - disciples of Christ. Thus, in the last chapter of the book, which summarizes the fundamental characteristics to be memorized, Cardinal Van Thuân emphasizes for his reader-disciple: “With giữ một Nội Qui: Phúc Âm. Đó là hiến pháp trên tất cả mọi hiến pháp.” “You observe one Rule - the Gospel. This is the constitution which is superior to all other constitutions” (No. 986). The Venerable himself had recalled this exhortation in his preaching to the Pope and to the Roman Curia in 2000, as we have reported previously to highlight his attitude towards the Word of God. The Gospel is therefore the message in the individual gospels and generally, in the biblical books, which find their fulfilment in the words and actions of Christ. These all together represent the Norm, the forma vitae, the form of life, for the disciple.

This vision of the Gospel is confirmed not only by the numerous evangelical and biblical quotations and allusions in the book, but also by at least two other instructions that explain the same exclusive role of the Gospel in the Christian life. The first recommendation is in the chapter on fortitude / determination (“Chí khí”) which begins with the subtitle: “Quyết mê một cuốn sách: PHÚC ÂM. Quyết theo một lý tưởng: CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU.” “Resolve to immerse yourself in one book: THE GOSPEL. Resolve to follow one ideal: THE LIFE OF OUR LORD JESUS CHRIST.” This evangelical passion, according to our Venerable, is necessary to win the hearts, as explained later in the mentioned chapter: “Làm thế nào mà tư tưởng ngôn ngữ, hành động con khiến người ta phải phản ứng: Con người này đã say mê một cuốn sách: PHÚC ÂM, đã bị lôi cuốn bởi một lý tưởng: CUỘC ĐỜI CHÚA GIÊSU.” “Act in such a way that your thoughts, words and deeds will cause others to remark, ‘This person is steeped in one book, THE GOSPEL, and inspired by one ideal, THE LIFE OF JESUS CHRIST.’” (No. 227). From here, we see the intrinsic connection between the “Gospel” and the person of Jesus Christ.

The second instruction is also found in the subtitle of another chapter, which focuses on the examination of conscience and spiritual renewal (chapter 34). Thus, it gives a oriented programmatic orientation to all the exhortations that follows in the chapter: “Kiểm Điểm. Đọc lại đời sống dưới ánh sáng Phúc Âm.” “Examination of Conscience. Review your life in the light of the Gospel.” Then, the gospel is mentioned among the means to follow in the apostolate which a disciple of Christ disposes like the first apostles. In the end, the teaching poses a rhetorical question: “Chúa Giêsu đã trao cho con, con cho là ít sao? Thế gian có gì sánh được không?” “Jesus has given you all this; is that too little for you? Does the world have anything to appear with it?” (cf. no. 906).

Thought on the gospel as the necessary point of reference for a renewal is made even more explicit in chapter 27 dedicated to the theme “Canh Tân” (Renewal), at number 646. Here is the cordial and inspiring text: “Mỗi ngày ‘Phúc Âm hóa’ lại trí óc và quả tim con, bằng cách đọc, suy ngắm, say sưa uống lấy lời hằng sống, để từ từ Phúc Âm thấm nhuần sâu xa vào mỗi tế bào, mỗi thớ thịt của con, đó là canh tân, cách mạng chắc chắn nhất.” “Every day, reevangelize your mind and heart by means of reading and meditation; immerse yourself in the everlasting Word I know that the Gospel will gradually permeate and take root in every cell of your body. That is renewal; the most enduring revolution.” Always with this conviction, our Venerable shares with readers in chapter 33 on Leadership (“Lãnh đạo”), the secret of the spirit of dialogue in evangelization that will be able to obtain wisdom to open many cold souls closed in themselves: Tìm đâu ra bí quyết của đối thoại làm tâm hồn được giải thoát, cởi mở, trí khôn sáng suốt? - Hãy tìm trong Phúc Âm. (no. 879) Where will you find the guiding principle for dialogue by which the heart can be liberated and open to others, and the mind wise and perceptive? You will find it in the Gospel.

Finally, Cardinal Van Thuân also specifies the true core of the Gospel in his understanding and proposes to readers the duty to proclaim this Gospel to the world that Christ himself left to his disciples: “Con phải loan Tin Mừng trên thế giới, không phải chỉ tiêu cực giữ giới răn, nhưng loan báo một sứ điệp lạ lùng: Chúa thương yêu ta, Chúa yêu thương trần gian và cứu trần gian.” (no. 955) “You must proclaim the Gospel to the world, not just negatively as observance of commandments, but proclaim the extraordinary message that God loves us. God loved and redeemed the world.”

As one can note, this message of love, which Cardinal Van Thuân speaks of, actually reflects the phrase of Jn 3:16 which scholars rightly define as the gospel in miniature: “God indeed loved so much the world, which gave his Only Begotten Son so that anyone who believes in him does not perish, but has eternal life.” Thus, we can glimpse the exact understanding of the content of the gospel by our Servant of God, whose teachings are imbued with the words from the Gospels, even when he does not quote them explicitly. This biblical-evangelical spirituality reflects in numerous other recommendations, which should be object of further investigations in the future.

3. Conclusion

The reading of “The Road of Hope” in a biblical perspective helps us to find in the book the characteristics of Cardinal Van Thuân’s particular and, to some extent, original interpretation of the Gospel and the Bible. On the other hand, we have also been able to point out some complementary aspects for the framework of our Venerable’s “exegetical method”. To sum up, the following points are in order.
  1. Cardinal Van Thuân demonstrated that he had memorized the most important phrases of Sacred Scripture and, in particular, of the Gospels, and he knew how to apply them in various situations of life and for various themes of his spirituality. This is probably the fruit of his theological study, combined with an intense and profound meditation he practised every day.
  2. Our Venerable’s biblical reading reveals completely oriented towards the Gospel and the person of Jesus Christ. As we saw in the analysis, the Gospel in its entirety effectively represents for Cardinal Van Thuân the foundation of Christian life and apostolate. It is the compass for the Christian life journey, the norm for activities, the secret for an affable open-minded soul, the means for spiritual renewal, and the message to be proclaimed to the world according to the recommendation of the Lord Jesus.
  3. The following of Christ is hence expressed through the concrete aspects of daily life according to the Gospel teachings. These are exposed, explained, interpreted in the book in an immediate and quite intuitive way, as we have seen previously from the analysis of the Venerable’s preaching. The Gospel sentences are often used at the beginning to open an instruction or at the end to crown a thought or an exhortation.
  4. Finally, our Venerable exposes the meaning of biblical phrases and messages with a simple language, deeply rooted in the Vietnamese culture in which he lived. Here we are dealing with a quite important aspect of a true inculturated biblical apostolate (which must embrace both the content and the way of exposing the Bible). Like any experienced oriental master, the Cardinal likes to build his sentences based on the stylistic figures of assonances, consonances, and repetition of sounds, whose nuances immediately capture the Vietnamese ears (this aspect often escapes the foreign ears and therefore represents a challenge for translation). Thus, for example, he emphasizes the three important things for Christian life in no. 136: “Người ta sống không chỉ nhờ bánh mà còn nhờ lời Chúa”: Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện. Nếu không, with không có sự sống Thần Linh.” “Man shall not live by bread alone - but by word that proceeds from the mouth of God” (Mt 4: 4), that is, the Blessed Eucharist, the Sacred Scriptures and sacred (liturgical) prayer. Without these, you will have no spiritual life.” Such a triad, which resonates in Vietnamese as music to the ears with the thrice repetition of the word Thánh “Sacred,” certainly cannot be rendered in other languages like English. The author himself seemingly liked such a formula that he also recommends in the instruction concerning the choice of Mary at the feet of Jesus: “Cha nói: ‘thứ nhứt là cầu nguyện’, không phải là vô căn cứ; Chúa Giêsu đã bảo: ‘Maria đã chọn phần nhứt’, ngồi dưới chân Chúa, nghe lời Chúa, mến yêu Chúa, Maria đã được Thánh Thể, Thánh Kinh, Thánh Nguyện. (no. 129) It is not without foundation that I say, “Prayer is of prime importance.” Jesus told us, “Mary has chosen for herself the best part of all, that which shall never be taken away from her” (Lk 10:42). As she sat at Our Lord’s feet listening to his words and loving Him, Mary had the Blessed Eucharist, the Sacred Scriptures and the sacred prayer.

The example given illustrates once again the vision of Cardinal Van Thuân on the fundamental role of the Word of God in the life of every Christian. It therefore appropriately serve to end our first exploration of our Venerable’s biblical spirituality with a special focus on his book “The Road of Hope”. The topic certainly needs further examinations, because many aspects were discussed only in passing (en passant). We hope that there will be subsequent works to help Christians of every time and nation to know, appreciate, and increasingly follow the extraordinary spiritual heritage of Venerable Van Thuân and, in particular, his original way of living the Word of God in various adventures of the Christian life full of hope.
 

[1] See D.A.N. Nguyen, “Forgiveness - Love: Introductory Remarks on the Inculturated Reading of the Gospel in the Spiritual Exercises of Cardinal Van Thuan”, in D.A.N. Nguyen – J. Winkler (ed.), Franciscan Asian Biennial Book. Vol. II (2018-2019): Mission, Witness of Faith and Other Essays From/For Asia (Rome: Casa Editrice Miscellanea Francescana, 2019). Fortcoming.
[2] F.X. Nguyen Van Thuan, Testimonianza della speranza. Esercizi spirituali tenuti alla presenza di S.S. Giovanni Paolo II (Roma: Città Nuova, 20014). English edition: F.X. Nguyen Van Thuan, Testimony of Hope: The Spiritual Exercises of Pope John Paul II (Trans. Julia Mary Darrenkamp and Anne Eileen Heffernan; New York: Pauline Books & Media, 2000).
[3] F.X. Nguyen Van Thuan, Scoprite la gioia della speranza. Gli ultimi esercizi spirituali predicati dal Cardinale François-Xavier Nguyen Van Thuan (Roma: Città Nuova, 20062). (As far as I know, there is no English edition so far).
[4] Here are his own touching words of presentation in the introduction to the American edition of the book:
“I have come to tell you that I understand what suffering means. I lived through the camps, prison, isolation; in all, 13 years, 3 months, 7 days, without trial, from August 15 1975 to November 21, 1988. After that I was exiled. I come to share all your sorrows and anguish, the harm done to your body and mind. I experienced it myself and still carry the scars of those times which so profoundly marked my life. (…) For those who suffer, I have come with love, the kiss of peace, the fragrance of spring the smile of a friend and the light of hope for the future. I have a small gift, a book which I wrote in prison. It is called ‘The Road of Hope’. With it, I wish to enter the homes I cannot visit.” F.X. Nguyen Van Thuan, The Road of Hope (Trans. Peter Bookallil; Chicago, Federation of Vietnamese Catholics in the U.S.A.: 1995), 10-11. Italics added.
[5] See Nguyen, “Forgiveness - Love”, fortcoming.
[6] Nguyen Van Thuan, Testimonianza, 85-86. Bolds added.
[7] Nguyen Van Thuan, Testimonianza, 87.
[8] Cf. the original Vietnamese words in F.X. Nguyen Van Thuan, Đường Hy Vọng, n. 986: “[Phúc Âm] không khó khăn, phức tạp, gò bó như các hiến pháp. Ngược lại, linh động, nhân hậu, làm phấn khởi linh hồn con”.
[9] Cf. Nguyen Van Thuan, Testimonianza, 9.
[10] Cf. Nguyen Van Thuan, Testimonianza, 87.
[11] Significant and at the same time touching is the Cardinal’s testimony regarding that fundamental moment of his discovery of choosing God and not His works: “This light brought me a new peace, which totally changed my way of thinking and it helped me overcome physically almost impossible moments. From that moment a new strength filled my heart and accompanied me for 13 years. I felt my human weakness, I renewed this choice in the face of difficult situations, and I have never lacked peace.”
And since he sees so much importance in this discovery, our Venerable feels obliged to conclude his testimony with a more general look: “To choose God and not the works of God. This is the foundation of Christian life, in every age. And it is, at the same time, the truest answer to today’s world. It is the way for the Father’s plans to be realized on us, on the Church, on the humanity of our time” (Van Thuan Nguyen, Testimonianza, 62).
[12] Nguyen Van Thuan, Đường Hy Vọng, 39 [n. 129].
[13] It is curious that St. Joseph was for our Venerable the model of life with the Word of God, as he himself explains:
“I always asked St. Joseph to help me put the Gospel into practice. Although he was a putative father of Jesus, he received no sacrament throughout his life - the sacraments had not yet been established - (note: Mary, on the other hand, certainly participated in the Eucharist after Jesus’ resurrection!), but lived only with the Word: he listened to it, welcomed it, put it into practice, communicated it and shared it, so that his carpenter’s shop became a school of the Gospel. This is why I consider St. Joseph as the patron of all those who live the Word.” (Nguyen Van Thuan, Testimonianza, 90). How delightful and original is such a reasoning on the Gospel data!
[14] Nguyen Van Thuan, Testimonianza, 81.
[15] The paper uses, with minor changes, the English translation of Peter Bookallil in F.X. Nguyen Van Thuan, The Road of Hope (Chicago, Federation of Vietnamese Catholics in the U.S.A.: 1995).
[16] To be precise, in the Vietnamese original text, the term “Phúc Âm” occurs 34 times, and “Tin Mừng” – 5 times (with one occurence in no. 752 with ironical meaning: “Tin Mừng của con!” “your own Gospel!”). Both can be translated as “Gospel”, but the first term is in old Vietnamese language and has a more nuance of Document (book), whereas the second one is in simple modern speech and refers to Gospel more as Good News, literally “Good Message”. Additionally, there are also 7 mentions of “Thánh Kinh” “Sacred Scriptures” in nos. 128, 129, 136, 174, 269, 527, 639.

Tác giả: Lm Tôma Nguyễn Đình Anh Nhuệ OFMConv

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay28,150
  • Tháng hiện tại566,189
  • Tổng lượt truy cập56,667,826
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây