Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận - hình mẫu cho các linh mục tương lai

Thứ hai - 13/05/2019 04:41
Chiều ngày 3 tháng 5 năm 2019, tại Hội trường Đại Chủng viện Sao Biển (ĐCV), Tiến sĩ Michael Downey, một giáo sư Thần học người Hoa Kỳ và cũng là tác giả của khoảng 20 cuốn sách, đã đến tọa đàm với gia đình ĐCV. Cùng tham dự buổi chia sẻ là sự hiện diện của một số cha và 270 chủng sinh của 7 lớp tại ĐCV Sao Biển.
-
TS Michael Downey
…………

Trước khi đến ĐCV, Thầy Michael đã chuẩn bị một đề tài là “Cách trình bày mầu nhiệm Thiên Chúa Ba ngôi cho con người hôm nay”. Nhưng cuộc gặp gỡ với Đức cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận Nha Trang đã khiến Thầy có thêm một đề tài mới về Đấng Đáng kính Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Ấn tượng về con người và di sản tinh thần của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê đã thôi thúc Thầy trình bày ý tưởng về Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận như một hình mẫu cho các linh mục tương lai.

Với sự dí dỏm và nhiệt tình, Giáo sư Downey hướng thính giả đến mối tương đồng trong tầm nhìn của Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và Đức Thánh cha Phanxicô. Cả hai đều là những linh mục, giám mục chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần của Công đồng Vatican II (1962 – 1965). Khẩu hiệu Giám mục của Đức cha Nguyễn Văn Thuận, Giám mục Giáo phận Nha Trang (1967-1975) là “Vui mừng và Hy vọng” – tên của “Hiến chế về Mục vụ trong thế giới hôm nay” của Công đồng Vatican II. Cũng vậy, triều đại của Đức Thánh cha Phanxicô cũng được đánh dấu bởi ảnh hưởng của Hiến chế này, có thể thấy qua tầm nhìn mục vụ cởi mở, đường lối thi hành sứ mạng “đi ra” tràn đầy hân hoan của ngài.
 
Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ (GS 1)
 
-

Cụ thể, những nét tương đồng nơi con người của Đức Hồng y Phanxicô và Đức Giáo hoàng đương kim có thể tóm gọn trong 3 chữ “M”: Truyền giáo/sứ vụ (Mission), Vùng ngoại biên (Margins), và Lòng Thương xót (Mercy).

Là con người “truyền giáo”, Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã luôn thể hiện mối quan tâm đến bản chất thừa sai của Giáo hội, bởi vì theo Vatican II thì Giáo hội tự bản chất là truyền giáo (x. AG 2). Vị bổn mạng của Đức Hồng y – Thánh Phanxicô Xaviê, Dòng Tên, là một nhà thừa sai lỗi lạc của Á châu, chắc hẳn đã ảnh hưởng đến tầm nhìn của Đức Hồng y. Khi về Giáo phận Nha Trang, ngài đã thành lập Chủng viện Truyền Giáo (1969) mà sau đó đổi tên thành Chủng viện Lâm Bích theo cách phiên âm tên Đức cha Lambert de la Motte. Tương tự, Đức Hồng y Jorge Mario Bergolio, nay là Đức Thánh cha Phanxicô, vị giáo hoàng Dòng Tên, trong mật nghị bầu giáo hoàng năm 2013, đã mạnh mẽ lên tiếng cảnh tỉnh về một Giáo hội chỉ mãi lo lắng về mình, và vì thế trở nên thiếu sức sống như người phụ nữ còng lưng cần được Chúa chữa lành trong Tin mừng. Ngài đã hình dung về một vị giáo hoàng tương lai có sức dẫn dắt Giáo hội “đi ra”, để thực thi đúng bản chất truyền giáo của mình. Tinh thần cởi mở như vậy phải đưa Giáo hội đến với những con người ở “vùng ngoại biên”.

Là con người của “vùng ngoại biên”, cả Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận và Đức Thánh cha Phanxicô đều quan tâm đến những con người ở nơi biên lề xa cách. Đó có thể là những người nghèo, là những nạn nhân của bạo lực, những người bị lãng quên, bị trôi giạt, những người yếu thế… Chuyến viếng thăm đầu tiên trên ngôi Giáo hoàng của Đức Phanxicô không phải ở một đất nước nào đó, nhưng tại đảo Lampedusa, nơi đến của nhiều người tị nạn. Là người Việt Nam, chắc chắn chúng ta cũng cảm nghiệm được những gian nan trắc trở của những “thuyền nhân” Việt Nam sau chiến tranh. Vậy, là linh mục tương lai, bạn hãy tự hỏi xem “Lampedusa” của tôi đang ở đâu, vùng ngoại biên của tôi, người nghèo của tôi, người bị bỏ rơi của tôi đang ở đâu?
 
Là con người của “Lòng Thương xót”, Đức Phanxicô cố gắng loan báo về dung mạo của một Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Tinh thần “đi ra” và mối quan tâm đến “vùng ngoại biên” thúc bách ngài đem đến cho mọi người một Tin mừng về Thiên Chúa của Lòng Thương xót. Tên của Thiên Chúa là “Thương Xót”. Cảm nghiệm lòng thương xót của Chúa tức là cảm nghiệm một Tình yêu nhân hậu không kết án, nhưng tha thứ chữa lành mọi tội lỗi. Khẩu hiệu Giám mục của Đức Phanxicô đã nói lên cảm nghiệm sâu sắc đó – “Dù bất xứng, nhưng được chọn”. Cũng vậy, dù trong nghịch cảnh tù đày, Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận vẫn không ngừng thực thi sứ vụ rao truyền về Chúa, vẫn quan tâm đến những người ở vùng ngoại biên, vẫn bày tỏ về hình mẫu một Thiên Chúa đầy thương xót. Điều chúng ta cảm phục ngài không phải là khả năng chịu đựng nỗi cùng cực trong những năm tháng bị giam giữ, nhưng gương mẫu tuyệt vời ngài để lại là sẵn sàng tha thứ cho những ai làm cho ngài phải đau khổ, tha thứ ngay cả kẻ thù của mình. Chính nơi con người của Đức Hồng y, mà điển hình thực thi Lòng Thương xót và giá trị Kitô giáo đã được thể hiện ở một đỉnh cao.
……

Trước khi kết thúc, Thầy Michael mời gọi cử tọa cùng dâng lên lời nguyện chân thành – “Lạy Đức Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, xin cầu cho chúng con!”.
 
-
 
Trích bài tường thuật: “Buổi Chia Sẻ Của Tiến Sĩ Michael Downey Tại Đại Chủng Viện Sao Biển”, của nhóm Truyền thông Sao Biển, đăng trên giaophannhatrang.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm116
  • Hôm nay30,732
  • Tháng hiện tại568,771
  • Tổng lượt truy cập56,670,408
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây