Cha Tôi 1. Chương 2. Hy Sinh

Thứ năm - 27/06/2013 11:38

-

-
"Con tin rằng những hy sinh tận cùng của Cha luôn mang lại lợi ích cho Giáo Hội và mỗi người chúng con". Tôi nhớ tới nụ cười dễ mến và ánh mắt hiền từ của Ngài. Nhưng ánh mắt đó cũng thật cương quyết, luôn dám đương đầu với sự thật, sẵn sàng đối diện với mọi thách đố, và chấp nhận hiểm nguy một cách anh hùng.
Cha Tôi.
Phần 1: Vui Mừng, Gian Truân và Hy Vọng
Chương 2

 


HY SINH
 
Cuộc đời của Ngài gắn liền với sự hy sinh. Hy sinh từ bỏ cuộc sống sung túc thoải mái ở gia đình, được Bà Nội hết mực nuông chiều vì là cháu đích tôn, để đi vào chủng viện. Hy sinh chấp nhận cuộc sống kham khổ trong chủng viện để quyết tâm theo Chúa. Ngài kể lại: "Ở nhà, Cha được Mệ Nội (Bà Nội) thương lắm. Anh ruột của Cha mất hồi còn nhỏ. Cha ốm yếu nên càng được Mệ thương hơn. Chắc Mệ sợ cha đi theo anh của Cha. Có gì ngon, Mệ Nội cũng để dành cho Cha. Vì thế khi vào chủng viện, Cha phải cố gắng hết sức để sống như mọi người. Cha tập ăn tất cả những gì chủng viện nấu cho, dù là những món ăn cha không thích. Nhờ đó mà bây giờ Cha ăn gì cũng được, ăn gì cũng thấy ngon.
 
Tắm cũng là một vấn đề đối với Cha trong chủng viện. Cha không đủ mạnh để xông xáo xách nước giếng giặt áo quần và tắm rửa đúng giờ quy định trong chủng viện, nên nhiều lúc áo quần của Cha giặt rồi mà chưa kịp xả nước cũng phải đem phơi. Năm đầu tiên Cha thường bị ghẻ vì mặc lại quần áo còn dính xà phòng. Nhưng có sao đâu. Hy sinh chịu khó một chút. Từ từ rồi ghẻ cũng phải hết. Cha chỉ sợ Mệ Nội biết không cho Cha đi tu nữa".
 
Hy sinh chịu đựng bệnh lao phổi hoành hành khi vừa mới chịu chức linh mục, ngày 11 tháng 06 năm 1953, không một lời than trách. Dù tương lai tưởng như sụp đổ hoàn toàn với căn bệnh hiểm nghèo. Ngài luôn tin tưởng phó thác vào Chúa và âm thầm hy sinh.
 
Hy sinh sống thiếu thốn như tất cả linh mục sinh viên du học ở Roma từ năm 1956 đến 1959. Ngài từ chối mọi đặc ân mà Tòa Đại Sứ Việt Nam dành cho, vì biết Ngài là cháu ruột của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
 
Hy sinh đứng mũi chịu sào cho Giáo Phận Huế sau biến cố 1 tháng 11 năm 1963 trước những xáo động tôn giáo chính trị tại miền Trung, nhờ đó mà Giáo Phận được sống trong an bình.
 
Chấp nhận những khác biệt trong thời gian làm Giám Mục Nha Trang từ năm 1957 đến 1975. Khác biệt giữa linh mục Pháp và linh mục Việt Nam. Giữa linh mục và giáo dân Việt Nam thuộc nhiều Giáo Phận ngoài Bắc đến định cư, với linh mục và giáo dân địa phương. Ngài tìm cách dung hòa, nối kết tất cả để cùng góp tay xây dựng Giáo Phận. Không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi bị hiểu lầm, vu khống.
 
Và nổi bật hơn cả, Ngài đã hy sinh từng ngày trong suốt 9 năm mất tự do. Chịu đựng tất cả những khổ cực vì muốn trung thành với Chúa và Giáo Hội. Hơn ai hết, Ngài đã sống một cách anh hùng những gì Ngài nhắn nhủ trong cuốn sách Đường Hy Vọng. "Con sẵn sàng hy sinh cho Hội Thánh và hy sinh vì Hội Thánh". (ĐHV số 265) Trong suốt thời gian này, Ngài đã không bao giờ bỏ mất cơ hội để hy sinh: "tươi cười với một người nói móc họng mình, thinh lặng trước một vu cáo bất công, yêu thương một người bạn phản bội, không nói một lời hóc búa trả đũa" (ĐHV số 153) bởi vì Ngài ý thức hy sinh là dấu chứng tình yêu. Và tình yêu mạnh hơn sự chết, có thể làm được tất cả, ngay cả biến kẻ thù thành bạn hữu của mình.
 
Tất nhiên, đây không phải là một công việc dễ dàng vì "Trong một cuộc hành hương long trọng, hàng vạn người tham gia, ai cũng muốn vác Thánh Giá đi tiên phong. Nhưng trong cuộc hành hương của mỗi ngày, mấy ai sẵn lòng vác Thánh Giá của mình? Anh hùng thinh lặng khó lắm" (ĐHV số 171). Ngài âm thầm hy sinh trong suốt hơn 9 năm mất tự do, không nói một lời oán than và cũng "không bao giờ kể công" (ĐHV số 155) vì tin tưởng vào tình yêu của Chúa: "Chúa thường gởi hy sinh đến những người Chúa yêu" (ĐHV số 163).
 
Tôi bâng khuâng tự nhủ: "Cha ơi! Chúa lại thương Cha nhiều nữa rồi đó. Chẳng có ai biết Cha ở đâu. Cha lại mất tất cả, kể cả sự tự do giới hạn ở Giang Xá. Chắc giờ này Cha phải hy sinh nhiều hơn, chịu đựng nhiều hơn trong cảnh thiếu thốn vật chất. Nhưng con tin tâm hồn Cha vẫn thơi thới tự do, tinh thần Cha vẫn giàu có sung túc vì Cha vẫn luôn có Chúa trong cuộc đời và không ai có thể tách Cha ra khỏi tình yêu thương của Chúa được.
 
Con tin rằng những hy sinh tận cùng của Cha luôn mang lại lợi ích cho Giáo Hội và mỗi người chúng con". Tôi nhớ tới nụ cười dễ mến và ánh mắt hiền từ của Ngài. Nhưng ánh mắt đó cũng thật cương quyết, luôn dám đương đầu với sự thật, sẵn sàng đối diện với mọi thách đố, và chấp nhận hiểm nguy một cách anh hùng. Đó cũng là ánh mắt dạt dào tin yêu, luôn nhận ra ý hướng nhân lành của Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù phải gánh chịu nhiều hy sinh cay đắng, để thánh hóa cuộc đời mình: "Gặp người làm khổ con, con có thể có hai thái độ: người này hại tôi hay người này thánh hóa tôi" (ĐHV số 150). Ngài sống thái độ thứ hai. Hy sinh theo Phúc Âm để nên giống Chúa hơn.
 
Trích CHA TÔI 1
Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền

Tác giả: Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền HT63

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập231
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm229
  • Hôm nay44,216
  • Tháng hiện tại690,935
  • Tổng lượt truy cập57,976,804
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây