Trừng trị quan tham dưới triều vua Minh Mạng

Thứ bảy - 25/10/2014 04:10

-

-
Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1840. Ông là một vị vua năng động quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Chuyện chống tham nhũng, trị bọn quan tham cũng được vị vua này thực hiện một cách quyết liệt.
Trừng trị quan tham dưới triều vua Minh Mạng
 
Trong lịch sử phong kiến nước Việt, Minh Mạng (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ 2 của triều đại nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1820 đến năm 1840. Ông là một vị vua năng động quyết đoán, đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Chuyện chống tham nhũng, trị bọn quan tham cũng được vị vua này thực hiện một cách quyết liệt.
 
Bộ Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, do NXB Khoa học xã hội ấn hành năm 1963, tập IV. Có hai đoạn sử cho thấy thái độ kiên quyết của vị vua này, đó là những bài học mà đến hôm nay không phải không còn giá trị.
 

Vua Minh Mạng (Chân dung Minh Mạng theo minh họa
trong sách của John Crawfurd) (xuất bản năm 1828).
 
1. Trong Bộ luật Gia Long có một điều khoản quy định cách xử tội những người ăn cắp tài sản của nhà nước.
 
Điều 229 của bộ luật có đoạn viết: "Kho của vua gọi là Nội phủ, nó ở trong cấm địa của Hoàng thành. Hễ lấy trộm món gì ở đó dù nhiều hay ít đều bị tội chém đầu".
 
Dưới thời vua Gia Long trị vì (1802 - 1819) đã xảy ra một vụ gian lận, lấy cắp tài sản chứa trong nội phủ và những thủ phạm đã bị chém đầu.
 
Đến thời vua Minh Mạng trị vì (1820 - 1840) lại diễn ra cảnh hoàng kim hắc thế tâm (vàng làm đen tối lòng người). Vào tháng 5 năm 1823, một ông quan làm việc tại phủ nội vụ, tên là Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng. Việc bị phát giác, bộ Hình đưa ông Diệm ra xét xử. Thay bằng tuyên án chém đầu, bộ Hình thấy đây là một ông quan đã ít nhiều có công trạng nên giảm xuống thành tội bắt đi đày viễn xứ.
 
Vụ án được tâu lên vua, vua Minh Mạng không chấp nhận đề nghị của bộ Hình là giảm án và nhà vua ra lệnh cho bộ Hình đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu, cho mọi người trông thấy mà sửa mình. Đoạn văn ấy được ghi như sau:
 
"Thư lại Nội vụ phủ là Lý Hữu Diệm lấy trộm hơn một lạng vàng. Bộ Hình nghĩ xử tội chém chuẩn làm tội đồ. Án tâu lên, vua dụ rằng: Khoảng năm Gia Long, bọn Nguyễn Đăng Được thông đồng với thợ bạc là bọn Nguyễn Khoa Nguyên đúc trộm ấn giả, để trộm đổi ấn cất ở kho, đều xử chém ngay. Nay Hữu Diệm ở đấy cân vàng mà còn dám công nhiên lấy trộm, huống chi của kho thì sao?
 
Thế là trong mắt hắn không có pháp luật. Chi bằng theo đúng tội danh mà định tội để răn người sau.

Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết. Hồ Hữu Thẩm phải truyền cho bọn viên lại Nội vụ phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy lòng sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắc tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho bọn người sao?".
 
2. Vụ gian lận thứ hai xảy ra vào tháng 11 năm 1831. Toàn văn đoạn sử này như sau:
 
Lũ Nguyễn Đức Tuyên, tư vụ Nội vụ phủ, ăn bớt nhựa thơm. Việc phát giác. Vua dụ rằng: "Lai dịch các kho phần nhiều là kẻ tham lam hèn mạt, bớt xén, dối trá, chẳng thiếu cách gì. Xảy ra đến đâu trừng phạt đến đấy, đã chiếu luật làm tội nặng, lại nhiều lần truyền dụ, dạy bảo hầu đến rát cổ họng. Cốt muốn cho kẻ gian đổi lòng đổi dạ, trở thành lương thiện, thế mà không ngờ lòng người khác xưa, ngày thêm gian giảo! Năm nay có vụ án (ăn cắp) sơn ở Vũ khố, đã đem nhẹ thành nặng vì khinh nhờn pháp luật, lừa dối vua. Kẻ phạm tội ấy đã bị xử tử, lại phải chặt một tay để treo ở cửa kho.
 

Một vị quan triều Nguyễn (Nguồn: Internet)
 
Gần đây lại xảy ra vụ án mất trộm sa đoạn và hổ phách, hiện đương sai tra xét rất khẩn cấp. Nay sai dâng nhựa thơm thì ra lũ Nguyễn Đức Tuyên đã ăn bớt từ trước, lại dám lấy mật trộn lẫn vào để ít hóa nhiều, ý định lừa gạt che giấu. Trước còn chối cãi, đến lúc cả kho xưng ra, mới chịu thổ lộ thực tình, thì những người tai nghe mắt thấy ai mà không ghét.
 
Vả lại vụ mất sơn chưa nguôi, án sa đoạn, hổ phách còn nóng hổi, chúng nó mù điếc, sao lại mất hết lương tâm, cố ý phạm tội như thế. Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu, nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận và nhờ đó để làm cho mọi người đều biết tỉnh ngộ, răn chừa. Thế cũng là một cách trừng trị kẻ gian".
 
Muốn nước thịnh dân cường, thì một trong những việc làm hiệu quả là nghiêm trị những kẻ "sâu dân mọt nước". Có quyết liệt nhưng đó là sự cần thiết, bởi giặc “nội xâm” (chữ dùng của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp) nguy hiểm cũng không kém gì giặc ngoại xâm. Đọc lại những ghi chép trong sử sách đáng để cho chúng ta ôn cố tri tân.

Tác giả: Hai Miệt Vườn

Nguồn tin: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập476
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm469
  • Hôm nay52,297
  • Tháng hiện tại857,552
  • Tổng lượt truy cập58,143,421
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây