Cái thiện bị khuất lấp, cái ác sẽ trỗi dậy.

Thứ tư - 26/12/2012 07:58

-

-
Khi cái thiện không được tôn vinh, bảo vệ; lòng nhân ái nhạt nhòa, yếu thế, thậm chí bị mỉa mai thì cái ác tràn lan là điều tất yếu... Điều nguy hiểm là khi cái ác được nhìn với góc độ bình thường thì chính là lúc con người đã trở nên vô cảm.
Cái thiện bị khuất lấp, cái ác sẽ trỗi dậy
 
Khi cái thiện không được tôn vinh, bảo vệ; lòng nhân ái nhạt nhòa, yếu thế, thậm chí bị mỉa mai thì cái ác tràn lan là điều tất yếu.
 
Man rợ, tàn nhẫn, mất tính người… có lẽ là những từ được bạn đọc dùng khá phổ biến khi nói về những vụ giết chóc dã man gần đây. Nó phổ biến đến độ nhiều người nghe mãi trở thành quen và thấy là chuyện bình thường hằng ngày. Điều nguy hiểm là khi cái ác được nhìn với góc độ bình thường thì chính là lúc con người đã trở nên vô cảm. Đây là mảnh đất để cái ác trỗi dậy, sinh sôi nảy nở.

Kẻ ác ngày càng lộng hành

Hàng trăm ý kiến của bạn đọc phản hồi thông tin từ bài viết Không nhân nhượng cái ác đăng trên Báo Người Lao Động ngày 25-12 đều cho rằng cần phải mạnh tay và hãy làm ngay để bảo vệ cuộc sống của người dân lương thiện. Các cơ quan chức năng đã nói quá nhiều, hứa hẹn quá nhiều trong khi kẻ ác ngày càng lộng hành là điều không thể chấp nhận được.

Bạn đọc Kim Xuân bức xúc: “Xin quý ông, quý bà đừng nói nhiều mà hãy làm ngay vì chỉ việc làm cụ thể mới chứng minh được hiệu quả của cấp độ công việc đang đảm nhận. Với lập luận chờ cơ quan này nọ sửa luật, ngại quy định này, né tránh quy định kia… thì chẳng mang lại kết quả gì như thực tế đã thấy”.

Bạn đọc Sao Mai cho rằng: “Người dân làm sao có thể bảo vệ mình và người thân được khi tội phạm nhiều “như lá mùa thu” và tàn ác còn hơn quỷ dữ. Chính quyền có đầy đủ lực lượng chế tài vẫn không đẩy lui được. Nó tấn công và trộm cướp của mình, mình có đủ bản lĩnh để chống trả nhưng nếu lỡ gây án mạng thì mình cũng bị kết tội. Mà chắc rằng mình không làm được, nếu làm được thì đã chẳng có những chuyện đau lòng này xảy ra”.
 

Một tên cướp bị người dân vây bắt. Ảnh: Tân Tiến  
 
Cùng quan điểm, bạn đọc Trung Trinh đề nghị: “Hãy sửa luật liền - làm ngay- bắt được tội phạm với tính chất dã man, xử "nóng" tử hình và đưa lên phương tiện thông tin đại chúng”. Bạn đọc Tư Sài Thành góp ý: “Tội phạm ngày càng trẻ hóa, không ít vụ giết người dã man do người chưa đủ 18 tuổi gây ra, đề nghị nên hạ độ tuổi tử hình xuống nhưng công tác truy tố, xử án phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Nếu chúng ta còn bị ràng buộc bởi quá nhiều lý do không phù hợp với thực tế tại Việt Nam thì người dân sẽ không có được cuộc sống bình yên. Nhân đạo với tội phạm là tàn nhẫn với người dân lương thiện”.
 
Nhìn nhận sự việc từ ở góc độ khác, bạn đọc tên Thanh phân tích: “20 năm trước, thiếu niên 14, 15 tuổi đôi khi còn ở truồng tắm sông mà chưa biết mắc cỡ. Nhưng ngày nay, thiếu niên ở tuổi đó đôi khi đã có những kế hoạch thực hiện tôi ác hết sức tàn độc và có tính toán chi tiết. Hãy mạnh tay sửa luật để loại trừ cái ác ra khỏi đời sống xã hội hoặc áp dụng hình phạt tù vĩnh viễn không có sự giảm án thì mới ngăn chặn được phần nào".

Bạn đọc này cho rằng trừng trị chỉ là giải pháp phần ngọn. Phải điều tra rộng rãi để tìm nguyên nhân vì sao ngày nay có quá nhiều con người dã man tàn độc với đồng loại. Xem xét lại hệ thống giáo dục từ nhà trường, xã hội như thế nào; môi trường văn hóa đang có điều gì bất ổn, kỷ cương xã hội bị buông lỏng ra sao… Không thể dạy một đứa trẻ làm việc tốt khi mà bất công xã hội còn đầy rẫy, cán bộ làm sai không bị xử lý như dân thường, người giàu, người có thế quyền chà đạp lên người lương thiện yếu thế, những giá trị đạo đức xã hội bị xói mòn…

Trách nhiệm của cơ quan công quyền ?

Tội ác lộng hành, nguyên nhân còn ở các cơ quan công lực hoạt động kém, thiếu trách nhiệm và tệ hơn là ở nhiều nơi còn thờ ơ với những nỗi đau của người dân.

Bạn đọc Sim Ba đặt vấn đề: “Có ai đứng ra chịu trách nhiệm cụ thể về vấn đề cướp bóc, giết hại dân lành ngày càng nhiều này này không? Tại Hàn Quốc, một thiếu nữ bị hiếp dâm thì người đứng đầu lực lượng cảnh sát quốc gia từ chức. Tại Ai Cập, tàu hỏa đâm xe buýt thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải từ chức… Tại Việt Nam, dân lành bị cướp chặt tay, cắt cổ để cướp xe; trẻ em liên tục xâm hại, thậm chí bị bị hiếp, giết..., thế mà không quy trách nhiệm được cho ai hết và các cơ quan chức năng địa phương vẫn “bình chân như vại”. Tôi xin nói thật, các cơ quan chức năng tại những địa phương xảy ra những vụ cướp dã man vừa qua có thể còn nhận được thưởng thi đua của năm nay”.
 

Một tên cướp bị các hiệp sĩ phường Phú Hòa
TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tóm gọn. Ảnh: Tân Tiến.
 
Bạn đọc Trần Bình An nêu cụ thể: “Mọi người dân bây giờ phải tự bảo vệ mình là chính. Khi xảy ra vụ việc cần đến công an địa phương thì không biết gọi vào đâu vì họ không công khai số máy điện thoại. Đến khi hỏi qua tổng đài 1080 thì mọi việc đã rồi, người đã chết, của đã bị cướp. Mới đây, ở địa phương tôi xảy ra vụ côn đồ vác dao kiếm đi giết người, nhân dân gọi điện thoại cho công an xã theo số máy đã từng công khai thì được trả lời "Số máy đó chưa có". Khi dân chất vấn chính quyền địa phương thì được trả lời "Số máy của công an trực ban đã bỏ vì xã không có kinh phí trả cho bưu điện ". Gọi cho 113 thì qua mấy tầng mấy nấc làm nản lòng người báo tin”.

Bạn đọc Mi Hân cho biết thêm: “Tôi đã gặp trường hợp như bạn nói, tôi bắt được kẻ cắp, gọi điện thoại cho số công an huyện thì “số máy này đã bị cắt vì không thanh toán cước...". Không hiểu nổi!”.
 
Hãy kiên quyết cho dân nhờ

“Nghe "lấy ác trị ác" mà cảm thấy xã hội sao thật bất ổn. Con người ta càng văn minh thì lòng nhân càng thụt lùi, càng hiện đại thì càng coi mạng người không ra gì. Tội phạm thì nhiều mà luật pháp thì nhân nhượng. Hãy kiên quyết vì những người dân lương thiện, vì những người đã chết oan ức vì bọn cướp” - bạn đọc Đồng Tháp thẳng thắn.

“Phải sửa luật, phạt thật nặng, thật nghiêm khắc. Có như vậy tội phạm mới chùn tay, chứ luật mà cứ khoan hồng nhân đạo thì ai nhân đạo với người dân lương thiện?’ - bạn đọc Phạm Hùng băn khoăn. “Nên làm nhiều và nói ít thôi. Kiên quyết loại bỏ những phần tử không còn tính người ra khỏi đời sống xã hội, cần làm quyết liệt, không nhân nhượng” – bạn đọc Tính Long đề nghị.

Tác giả: Phạm Hồ

Nguồn tin: nld.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay60,968
  • Tháng hiện tại1,206,732
  • Tổng lượt truy cập58,492,601
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây