Cha Tôi 1. Chương 2. Đời sống linh mục

Thứ hai - 27/05/2013 10:35

-

-
Tôi hỏi Ngài về đời sống linh mục trong hoàn cảnh mới của đất nước, về tư cách của linh mục trong tương lai. Và tôi chờ đợi sẽ được Ngài trả lời như ý của mình: Phải là một linh mục khôn ngoan, thông minh, biết cách xử thế ở đời. Nhưng câu trả lời của Ngài thật khác hẳn...
Cha Tôi.
Phần 1: Vui Mừng, Gian Truân và Hy Vọng
Chương 2


ĐỜI SỐNG LINH MỤC

Tôi hỏi Ngài về đời sống linh mục trong hoàn cảnh mới của đất nước, về tư cách của linh mục trong tương lai. Và tôi chờ đợi sẽ được Ngài trả lời như ý của mình: Phải là một linh mục khôn ngoan, thông minh, biết cách xử thế ở đời. Nhưng câu trả lời của Ngài thật khác hẳn: "Điểm quan trọng nhất của đời linh mục là sự thánh thiện. Linh mục thánh thiện dễ giúp người khác nhận ra Chúa hơn là sự thông minh hay khôn ngoan xử thế. Vì thế, linh mục trên hết phải là người cầu nguyện. Sự liên kết mật thiết với Chúa sẽ giúp người linh mục hoạt động tông đồ đúng như ý Chúa muốn trong bất cứ hoàn cảnh nào". Và Ngài nhắc lại những điều Ngài viết trong cuốn Đường Hy Vọng:
 
- "Một người 'thánh' mà không cầu nguyện là thánh giả. Con đợi xem, họ sẽ sụp đổ không mấy hồi". (ĐHV số 131)
 
- "Muốn đánh giá công việc tông đồ của ai, con hãy xem người ấy cầu nguyện thế nào". (ĐHV số 132)
 
- "Nếu con không cầu nguyện, chẳng ai tin con làm việc vì Chúa đâu". (ĐHV số 133)
 
Ngài cũng liên kết việc cầu nguyện với sự hy sinh như hai mặt của một bàn tay. Không biết sống hy sinh, việc cầu nguyện sẽ trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo. Không sống cầu nguyện, hy sinh sẽ trở thành một cuộc phô trương, kể công để quảng cáo chính mình. Và Ngài định nghĩa một cách vắn tắt dễ hiểu: "Người hy sinh là người biết rộng lượng trước khuyết điểm của người khác và nghiêm khắc trước khuyết điểm của mình". (ĐHV số 169) Đó là người biết "tươi cười với một người nói móc họng mình, thinh lăng trước một vu cáo bất công, yêu thương một người bạn phản bội, không nói một lời hóc búa trả đũa". (ĐHV số 153) Và Ngài kết thúc một các hóm hỉnh: "Hy sinh con, đừng hy sinh kẻ khác". (ĐHV số 158)
 
Tôi bật cười và lẩm bẩm: "Cha thật tuyệt vời. Vẫn luôn vậy đó. Dù ở trong tình huống nghiêm trọng nào, Cha cũng biến nó trở nên nhẹ nhàng bằng những câu nói dí dỏm với nụ cười trên môi, khiến cho người đối thoại hay thính giả lắng nghe cảm thấy thoải mái và dễ dàng chấp nhận". Tôi nhớ lại câu chuyện cha Nguyễn Quang Sách gặp Ngài để xin từ chức Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Sao Biển Nha Trang. Vừa thấy cha Sách mặt mày giận dữ bước vào phòng khách Tòa Giám Mục, Ngài vồn vã mời ngồi, rồi tự tay mình pha rượu cho cha Sách vừa pha trò: "Mới có mấy tuần không gặp mà nay thấy cha Giám Đốc tươi trẻ ra. Chắc là có chuyện gì vui phải không?" Cha Sách trả lời gay gắt:
 
- Vui gì mà vui. Tụi nó nói con dốt, không biết điều hành chủng viện. Con đến đây để trả chức Giám Đốc lại cho Đức Cha. Con dọn đồ đạc sách vở về nhà rồi. Không làm nữa. Không làm nữa. Cha Sách có thói quen lặp lại những chữ cuối cùng khi nói chuyện. Ngài vừa cười vừa ôn tồn trả lời:
 
- Có gì lạ đâu. Tôi cũng giống như cha thôi. Chưa được 40 tuổi đã phải điều hành cả một địa phận rộng lớn trong đó có các Cố Tây râu dài đáng bậc Thầy của mình. Ngài vừa nói vừa giả bộ đưa tay lên vuốt râu làm cha Sách phải phì cười. Lúc đầu lo sợ không biết phải làm như thế nào. Chỉ muốn bỏ đi thôi. Nhưng rồi từ từ Chúa cũng cho đâu vào đó. Còn cha Giám Đốc tuổi đời khôn ngoan hơn, lại nói tiếng Tây lưu loát. Chuyện điều hành chủng viện dễ như trở bàn tay. Chỉ có những người không biết mới dám nói liều như vậy. Bỏ qua đi. Khi nào có chuyện gì hay rảnh rỗi, mời cha Giám Đốc qua đây ăn hột vịt lộn uống rượu Tây. Tây ta đề huề. Vui vẻ. Chịu không?
 
Thế là cha Sách dịu giọng: "Làm Đức Cha rồi mà cứ nói giỡn, nói giỡn. Thôi được, về làm lại. Về làm lại". Những lần sau, mỗi khi thấy cha Sách mặt mày không vui xin đến gặp, Ngài biết rõ Cha Sách muốn điều gì, nên cứ thao thao bất tuyệt kể chuyện đông tây, chuyện cười của các Cố Tây, khiến cha Sách quên mất ý định của mình. Ra về với lòng thơi thới, nhẹ nhõm.
 
Một trong những câu chuyện về các Cố Tây là chuyện Cố Thể ở Phủ Cam. Cố thường chỉ thị cho các chức việc trong xứ đạo đi thăm viếng các ông góa vợ và các bà góa chồng để móc nối lại với nhau và còn giúp tiền làm đám cưới nữa. Nhiều người thắc mắc hỏi Cố tại sao làm như vậy. Cố Thể trả lời: "Đàn ông chết vợ, đàn bà chết chồng ở một mình không tốt, dễ sinh gương xấu. Giúp họ ráp lại với nhau vừa tránh được tiếng xấu vừa để họ đọc kinh có người thưa". Từ đó về sau cụm từ "đọc kinh có người thưa" có nghĩa là tái hôn trong giáo xứ Phủ Cam.
 
Trích CHA TÔI 1
Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền

Tác giả: Đức Ông Phaolô Phan Văn Hiền HT63

Nguồn tin: Gia đình Cựu Chủng sinh Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay71,846
  • Tháng hiện tại811,201
  • Tổng lượt truy cập58,097,070
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây