Điều gì khiến bom H nguy hiểm hơn nhiều so với bom nguyên tử

Thứ sáu - 08/01/2016 19:15

-

-
Quả bom nguyên tử mang tên Little Boy được Mỹ ném xuống Hiroshima vào năm 1945 có sức công phá 15 kiloton. Để so sánh, quả bom khinh khí được Mỹ thử nghiệm ở đảo san hô Bikini vào năm 1954 có sức công phá 15 megaton...
Điều gì khiến bom H nguy hiểm hơn nhiều so với bom nguyên tử
 

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: lacatholicworker.org)
 
Triều Tiên tuyên bố nước này vừa thử thành công một quả bom khinh khí, còn gọi là bom nhiệt hạch hay bom H, tại một địa điểm thử nghiệm dưới lòng đất. Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên Triều Tiên thử bom khinh khí thành công.
 
Trang International Business Times nói rằng giới quan sát quốc tế đã nghi ngờ Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân, sau khi Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ ghi nhận một hoạt động địa chấn bất thường xảy ra lúc 10 giờ sáng (giờ Bình Nhưỡng) ngày 6/1, ở phía Đông Bắc đất nước.
 
Rung chấn này mạnh chừng 5,1 độ Richter, được phát hiện gần điểm nóng hạt nhân Punggye-ri và các chuyên gia đánh giá nó xuất hiện rất bất thường. Vài giờ sau, truyền hình Triều Tiên tuyên bố nước này đã thử thành công quả bom khinh khí đầu tiên.
 
Các chuyên gia quốc tế hiện chưa xác nhận việc Triều Tiên đã thử vũ khí hạt nhân. Nhưng nếu thông tin là chính xác, đây sẽ là cuộc thử thứ 4 kể từ năm 2006. Động thái của Triều Tiên hiển nhiên đã khiến dư luận hết sức quan tâm tới bom khinh khí, muốn biết xem loại bom này có gì đặc biệt hơn bom nguyên tử (bom A) thông thường.
 
Câu trả lời là khác với bom nguyên tử tạo năng lượng từ phản ứng phân hạch, bom khinh khí sản sinh năng lượng từ phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng hợp hạch).
 
Trong phản ứng phân hạch của bom A, một neutron sẽ bắn vào hạt nhân của một nguyên tử và chia đôi nó, đồng thời giải phóng năng lượng cùng các neutron khác. Chuỗi phản ứng dây chuyền diễn ra sau đó sẽ tạo ra một năng lượng khổng lồ. Người ta thường dùng các đồng vị phóng xạ uranium hoặc plutonium do nguyên tử của chúng có hạt nhân khá to, dễ chia đôi.
 
Trong phản ứng hợp hạch, các hạt nhân nguyên tử có kích thước nhỏ, thường là hydro hoặc đồng vị phóng xạ hydro, được hợp nhất để tạo thành một hạt nhân lớn hơn. Phản ứng này cũng giải phóng rất nhiều năng lượng. Phản ứng hợp hạch thường xảy ra trong các ngôi sao, như Mặt trời của chúng ta.
 
Tuy nhiên, để kích hoạt phản ứng hợp hạch, người ta cần phải tạo ra điều kiện nhiệt độ cực cao và áp suất cực lớn. Đây cũng là lý do khiến phản ứng hợp hạch còn được gọi là phản ứng nhiệt hạch.
 
Hiện các quả bom khinh khí đều dùng một quả bom A cỡ nhỏ làm mồi. Khi hoạt động, quả bom A giải phóng một lượng nhiệt và áp suất khổng lồ qua phản ứng phân hạch, đủ để phản ứng hợp hạch diễn ra sau đó.
 
Bom khinh khí có sức mạnh lớn hơn nhiều so với bom nguyên tử. Quả bom nguyên tử mang tên Little Boy được Mỹ ném xuống Hiroshima vào năm 1945 có sức công phá 15 kiloton. Để so sánh, quả bom khinh khí được Mỹ thử nghiệm ở đảo san hô Bikini vào năm 1954 có sức công phá 15 megaton. Điều này có nghĩa quả bom khinh khí đó mạnh hơn 1.000 lần quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Tác giả: Linh Vũ

Nguồn tin: www.vietnamplus.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập604
  • Hôm nay35,988
  • Tháng hiện tại856,647
  • Tổng lượt truy cập56,958,284
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây