Nhìn lại danh hiệu “Phanxicô”

Thứ hai - 13/03/2023 23:00
Ngày 13/3/2013, Đức Phanxicô được bầu chọn trở thành vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo. Và ngài đã chọn một danh hiệu hoàn toàn gây bất ngờ cho giới dự đoán thời đó: Phanxicô. Hôm sau, ngày 14/3/2013, chúng tôi đã vội viết vài dòng về danh xưng được chọn này như thế này:
pope francis 1

MỘT VÀI SUY NGHĨ XUNG QUANH DANH HIỆU “PHANXICÔ” CỦA ĐỨC TÂN GIÁO HOÀNG
 
Cuộc bầu chọn Giáo Hoàng lần này “làm rối trí” các “chuyên viên dự đoán”, điều đó càng làm tăng thêm xác tín Giáo Hội là công trình của Thiên Chúa: cái tên Jorge Mario Bergoglio không được nhắc đến trong danh sách các “papabili”. Và dù người ta vẫn nói đến khả năng một vị Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ Latinh, nhưng “ứng viên” vị trí này lại được dành cho vị Hồng y đến từ Braxin, chứ không phải Argentina.
 
Danh hiệu được Đức Tân Giáo Hoàng chọn cũng nằm ngoài dự đoán của nhiều “chuyên viên dự đoán” và lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng thuộc dòng Tên đã chọn tên tuổi của đấng sáng lập dòng Phan Sinh, chứ không phải một tên tuổi nào trong dòng của mình.
 
Danh hiệu “Phanxicô” này gợi lên nhiều ý tưởng quan trọng đối với Giáo Hội hôm nay:
 
+ Thứ nhất, nó thể hiện tinh thần nghèo khó, “bà chúa nghèo” mà thánh Phanxicô Assidi chọn làm lý tưởng sống. Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa vừa qua đã nhấn mạnh nhiều đến một Giáo Hội khiêm hạ, Giáo Hội nghèo và Giáo Hội của người nghèo. Đó là cách thế hiện hữu mà Giáo Hội chứng tỏ giống với Chúa Giêsu, Đấng Sáng Lập của mình. Hình ảnh mà thế giới có về Đức Tổng Giám Mục giáo phận Buenos Aires là hình ảnh của một người nghèo (suốt nhiều năm, ngài vẫn sử dụng các phương tiên giao thông công cộng và tự nấu nướng, sống trong một căn hộ chung cư, ngài dành nhiều thời gian cho các khu ổ chuột…).
 
+ Thứ hai, nó thể hiện cách thế Giáo Hội hiện hữu hôm nay: đối thoại liên tôn, nói riêng, và đối thoại với thế giới, nói chung. Cái tên “Phanxicô Assidi” đã gắn liền với Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI trong nỗ lực của Giáo Hội muốn đối thoại với mọi tôn giáo, để hiểu nhau hơn và để cùng nhau xây dựng một thế giới huynh đệ đại đồng và hòa bình.
 
+ Thứ ba, danh hiệu này do đó gắn liền với mong muốn hòa bình và dấn thân vì hòa bình thế giới. Tinh thần của thánh Phanxicô là một tinh thần hòa bình, được thể hiện rõ nét trong Kinh Hòa Bình, trong đó người Kitô hữu xin Chúa biến họ trở thành những “khí cụ bình an” của Ngài.
 
+ Thứ tư, danh xưng “Phanxicô” gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Thánh Phanxicô là bổn mạng của những người dấn thân bảo vệ sinh thái, một thế giới xanh. Đức Bênêđictô XVI được gọi là vị “Giáo Hoàng xanh” do nỗ lực của ngài trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên và nhất là hệ sinh thái nhân bản. Ngài đặc biệt chịu ảnh hưởng của thánh Phanxicô, một vị thánh cũng nổi tiếng với “Bài Ca Mặt Trời”, với các anh Mặt Trời, chị Mặt Trăng, chị Gió… Đức Tân Giáo Hoàng cũng là người dấn thân bảo vệ “nền sinh thái nhân bản” này.
 
+ Thứ năm, với những gì nói trên, Đức Tân Giáo Hoàng, qua việc chọn danh xưng này, đã thể hiện một tính liên tục tuyệt vời với các vị tiền nhiệm.
 
+ Sau cùng, danh xưng này vẫn nói lên điều gì đó mới mẻ nơi Đức Tân Giáo Hoàng. Lần đầu tiên sau bao đời Giáo hoàng, danh xưng “Phanxicô” đã được chọn. Nét mới mẻ của một vị thánh đơn sơ, khiêm nhường và nghèo khó được thể hiện, cách nào đó, qua cử chỉ ngài cúi mình xin sự chúc lành của các tín hữu, trước khi ban phép lành trọng thể cho thành Rôma và thế giới.
 
Một vị Giáo Hoàng là một sứ điệp Chúa gởi cho Giáo Hội và thế giới. Sứ điệp lần này được gói gọn trong danh xưng “Phanxicô”. Chúng ta chờ đợi “sứ điệp Phanxicô” được thể hiện cách cụ thể như thế nào trong triều đại giáo hoàng mới này. Những lời phát biểu đầu tiên của ngài đã nói đến tình “bác ái”, “huynh đệ”, “yêu thương” cần được thể hiện trong Giáo Hội và trên thế giới. Đó là những từ ngữ mà tên gọi Phanxicô mở ra.
 

Nói chung, danh xưng “Phanxicô” đã gợi hứng cho ngài nhiều đường hướng lớn trong triều đại giáo hoàng của mình. Giờ đây năm 2023, sau 10 năm trên ngôi giáo hoàng, nếu phải nói thêm vài chủ đề mà danh xưng này mang lại nữa, thì chúng tôi có thể thêm vào như sau:
 
+ Di dân.
+ Tình huynh đệ (thông điệp Fratelli tutti lấy cảm hứng từ thánh Phanxicô).
+ Tính trần tục thiêng liêng.
+ Mô hình mới mà Giáo hội phải theo: Tính hiệp hành và hình khối đa diện.
+ Phong cách Tin Mừng (phong cách của Thiên Chúa): gần gũi, dịu dàng, trắc ẩn, thương xót.
+ Mọi sự đều liên kết với nhau: khủng hoảng môi trường, khủng hoảng xã hội, kinh tế….
+ Hoán cải: “hoán cải mục vụ”, “hoán cải môi trường”, “hoán cải thiêng liêng”, “hoán cải chính trị”, “hoán cải hiệp hành”…
 
Và để tóm tắt triều đại của Đức Phanxicô trong hai lời kêu gọi nổi bật để toàn thể Giáo hội bước vào một trang mới , chúng tôi nhận thấy hai điểm này vốn bao hàm tất cả mọi sự khác: lời kêu gọi hoán cải (từ Giáo triều Rôma cho đến mọi thành phần dân Chúa) và đi ra loan báo Tin Mừng.
 
Tý Linh
http://xuanbichvietnam.net/trangchu/nhin-lai-danh-hieu-phanxico/

Tác giả: Tý Linh

Nguồn tin: xuanbichvietnam.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập759
  • Hôm nay184,622
  • Tháng hiện tại1,485,728
  • Tổng lượt truy cập58,771,597
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây