Giúp con kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Thứ hai - 12/09/2016 08:58

-

-
Cảm xúc của trẻ có thể khác nhau trong những tình huống cụ thể, nhưng khi trẻ có biểu hiện nóng nảy, thiếu kiềm chế, người lớn phải tìm cách hạn chế, định hướng trẻ trở về với quỹ đạo phát triển bình thường, ...
Giúp con kiểm soát cảm xúc tiêu cực
 
Khi nhu cầu, sở thích... của trẻ không được đáp ứng, thì những hành vi nóng nảy, thiếu hợp tác với người lớn, không kiểm soát... xuất hiện ở trẻ.
 
Khu tập thể nơi tôi ở vốn gắn kết theo kiểu tình làng nghĩa xóm bền chặt nên trẻ con cũng thường chơi với nhau tương đối thân. Trong số những bé cùng chơi với nhau hằng ngày ấy, bé Đ. được nhận xét là đứa nóng nảy, “cứng đầu” nhất.

 
 
Đừng nghĩ cha mẹ sinh con, trời sinh tính
 
Điều đó biểu hiện rõ nét ở chỗ Đ. luôn sẵn sàng “choảng” bạn bè đồng lứa, thậm chí với những bé lớn tuổi hơn. Có lần, mấy đứa trẻ trong xóm chơi với nhau, vì giành đồ chơi với bạn mà Đ. bê nguyên cả cái xe nhựa ném vào mặt một đứa trẻ khác. Khi người lớn rầy la thì Đ. tỏ thái độ “nhơn nhơn”, thiếu hợp tác hoặc lảng tránh.
 
Đi học ở trường, Đ. cũng bị cô giáo rầy la bởi tính khí nóng nảy, không biết nhường nhịn, hòa đồng với các bạn.
 
Tương tự, bé K. - con của đứa bạn học chung thời phổ thông với tôi - cũng có những biểu hiện thiếu kiểm soát cảm xúc mang tính tiêu cực. Đã nhiều lần tôi chứng kiến K. sử dụng ngôn ngữ “vỉa hè” để đối đáp với bạn, sẵn sàng buông lời lẽ như “sao mày ngu thế” nếu K. thấy chưa hài lòng điều gì đó ở các bạn.
 
Việc tranh đồ chơi, không cho bạn chơi, đánh bạn... là chuyện “thường ngày” của K..
 
Những đứa trẻ bướng bỉnh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực, dễ dẫn đến thiếu kiềm chế trong hành động, trong ứng xử với mọi người xung quanh như bé Đ., bé K. không phải là hiếm gặp.
 
Trong khi đó, nhiều phụ huynh có con bướng bỉnh, thiếu kỹ năng kiểm soát hành vi bao biện rằng “trẻ con mà, chấp làm gì” hay “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, rồi tự mình an ủi “lớn lên nó sẽ hiểu, nó sẽ đổi tính”.
 
“Bắt bệnh” đúng chỗ
 
Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình, trẻ thường chịu tác động, ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, đặc biệt là gia đình. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trẻ thiếu kỹ năng kiểm soát các hành vi tiêu cực thường do được nuông chiều, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
 
Cảm xúc của trẻ có thể khác nhau trong những tình huống cụ thể, nhưng khi trẻ có biểu hiện nóng nảy, thiếu kiềm chế, người lớn phải tìm cách hạn chế, định hướng trẻ trở về với quỹ đạo phát triển bình thường, để không hình thành thói quen dẫn tới hành vi có tính chất hung hãn.
 
Ngược lại, nếu người lớn lơ là, không chấn chỉnh kịp thời, thậm chí là cổ vũ cho trẻ thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường về sau.
 
Trở lại với hai trường hợp trên, dù khác nhau về gia cảnh nhưng bé K. và Đ. lại có một điểm giống nhau đó là cha mẹ chưa quan tâm đầy đủ đến nhu cầu vui chơi giải trí, thiếu kiên quyết trong việc uốn nắn cử chỉ, hành vi của con mình.
 
Trong khi cha mẹ của Đ. mải lo công việc, lo chuyện cơm áo gạo tiền... thì phụ huynh của bé K. cũng suốt ngày bận rộn với việc kinh doanh, buôn bán. Do vậy, họ đáp ứng những nhu cầu vật chất cho trẻ từ trang bị máy tính, mua đầy đủ đồ chơi..., còn việc nuôi dạy con chủ yếu do ông bà hoặc người giúp việc đảm nhận.
 
“Chữa bệnh” đúng căn
 
Kiểm soát cảm xúc, hành vi, đặc biệt là kiềm chế cơn nóng giận, bực tức là một trong những kỹ năng không dễ dàng ở cả người lớn lẫn trẻ con. Chính vì vậy, cha mẹ cần dành thời gian gần gũi, tìm hiểu và chia sẻ với con về những vấn đề thường gặp, trong đó đặc biệt lưu tâm đến hoạt động vui chơi của con.
 
Cha mẹ nên thường xuyên đặt câu hỏi, đại loại như: Hôm nay con đi học có gì vui không? Con chơi với bạn nào, chơi trò gì và có vui không?... để nắm bắt tình hình.
 
Thông thường trẻ sẽ kể hết cho cha mẹ nghe, nếu phát hiện có “vấn đề” gì đó, dù nhỏ cũng cần tìm hiểu nguyên nhân, phân tích và quy trách nhiệm bé nào đúng, bé nào sai và những ứng xử nào đúng hoặc sai để con mình hiểu.
 
Đồng thời, cha mẹ cần khuyến khích con nếu thấy đúng và định hướng cách ứng xử trong trường hợp bé sai, chẳng hạn như xin lỗi bạn, hay hướng con vào việc không tái phạm nữa...
 
Bên cạnh đó, cha mẹ giúp con trẻ tránh khỏi tình trạng “lệch chuẩn” kéo dài trong ứng xử, bởi điều đó dễ hình thành thói quen xấu rất khó sửa ở con mình.
 
Ngoài ra, cha mẹ không nên để trẻ tiếp xúc nhiều với phim ảnh, trò chơi có tính chất bạo lực. Điều quan trọng nhất là cha mẹ cần biết kiểm soát lời ăn tiếng nói, hành vi của mình cho trẻ noi theo.

Tác giả: ThS Nguyễn Quế Diệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập561
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm556
  • Hôm nay129,785
  • Tháng hiện tại954,218
  • Tổng lượt truy cập58,240,087
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây