Tự do tư tưởng

Chủ nhật - 26/01/2014 10:46

-

-
Đó là một ngày nắng nóng gần Kolkata, Ấn Độ. Những đứa trẻ đang ở tại trường học. Chúng đang học những bài thơ và những bài hát. Nhưng không phải chúng ở trong một tòa nhà. Những học sinh này đang ngồi ngoài trời dưới những tàn cây lớn.
Tự do tư tưởng
 
Đó là một ngày nắng nóng gần Kolkata, Ấn Độ. Những đứa trẻ đang ở tại trường học. Chúng đang học những bài thơ và những bài hát. Nhưng không phải chúng ở trong một tòa nhà. Những học sinh này đang ngồi ngoài trời dưới những tàn cây lớn.

Đây có phải là cách học tốt không? Rabindranath Tagore, nhà văn và là nhà hoạt động xã hội, đã tin rằng đó là một phương thức học tốt.

 

Tagore sinh năm 1861 tại Kolkata, Ấn Độ. Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có và một nền giáo dục tốt. Tagore đã thực hiện nhiều điều vĩ đại trong lúc đương thời. Ông đi khắp thế giới. Ông là bạn của nhiều nhân vật tên tuổi. Ông đã viết quốc ca cho hai quốc gia Ấn Độ và Bangladesh. Hàng triệu người yêu thơ và nhạc của ông. Hơn 100 năm sau, công trình của ông vẫn còn ảnh hưởng nền văn hoá Ấn Độ.

Tuy nhiên, khi còn nhỏ ông không thích trường học. Ông không muốn ngồi trong một ngôi trường. Vì vậy, những người anh của ông đã dạy ông nhiều điều ở nhà. Ông đã học âm nhạc và hội họa. Nhưng ông thích viết văn trên hết tất cả. Tagore đã viết bài thơ đầu tiên khi ông bẩy tuổi. Tập thơ thứ nhất được xuất bản khi ông chỉ mới mười bẩy tuổi. Thơ của ông nội dung phong phú bao gồm tình yêu, cuộc sống, những vấn đề tâm linh và chính trị.

Tagore cũng viết về giáo dục. Ông tin rằng có nhiều cách để học, và mỗi đứa trẻ phải học theo cách riêng của nó. Trong một bài thơ của mình, ông đã nói: “Đừng giới hạn con trẻ lối học riêng của nó, vì nó được sinh ra vào mỗi thời khắc khác nhau.”

Vào đầu thập niên 1900, chính phủ Anh cai trị đất nước Ấn Độ. Trong thời gian này, rất ít trẻ em Ấn Độ được cắp sách đến trường. Tất cả mọi trường học đều giống như những trường học ở Anh. Những đứa trẻ phải mong đợi được ngồi trong một phòng học. Chúng phải lắng nghe thầy giáo suốt một ngày dài. Rồi, chúng lại phải kiểm tra xem chúng nhớ được bao nhiêu.

Tagore đã nhớ lại rằng ông đã không học giỏi được theo cái kiểu nhà trường này. Nên ông đã quyết định tạo lập trường riêng của ông. Ông muốn trường của ông phải là một vị trí khác cho việc học tập. Trường của Tagore đã khai giảng vào năm 1901. Ông đặt tên trường của mình là Santiniketan. Từ này có nghĩa là “ngôi nhà hoà bình” theo ngôn ngữ Bengali. 

Santiniketan bắt đầu chỉ với năm học sinh. Nó cũng có năm thầy giáo! Mục đích của Tagore là để có một ngôi trường nơi mà trẻ em thích thú việc học của chúng.

Rabindranath Tagore tin rằng trẻ em sẽ cảm thấy mình được liên kết với thiên nhiên. Học sinh được khuyến khích vui chơi và dành thời gian sống với thiên nhiên. Những lớp học của chúng gặp gỡ với bên ngoài. Bằng cách này, chúng học được nhiều thông tin đúng đắn hơn. Chúng biết sống hòa bình với thế giới này.

Tagore cũng muốn những học sinh này gắn bó với văn hóa địa phương của chúng. Hầu hết nhưng trường khác ở Ấn Độ phải dạy bắng Anh ngữ. Tại trường Santiniketan, giáo viên dùng tiếng địa phương Bengali. Học sinh cũng được học những bài hát và những điệu múa từ những địa phương của chúng. Chúng học những kỹ năng nghệ thuật và thủ công chẳng hạn như đóng giày và nhuộm vải. Nhưng Tagore cũng muốn cho học sinh của ông hiểu biết về thế giới. Chúng được học hỏi nhiều nền văn hóa khác. Thậm chí ngôi trường này đã có những giáo viên thuộc những quốc gia khác.

Học sinh Santiniketan được cổ vũ dành thời gian suy xét những vấn đề về tâm linh và tôn giáo. Ấn Độ là một quốc gia với nhiều tôn giáo, Tagore tin vào sự tôn trọng tất cả mọi tôn giáo. Ông nghĩ tâm linh là một phần quan trọng của việc truy tìm chân lý. Trong một bài diễn văn ở Hoa Kỳ, ông nói:

“Mục tiêu của giáo dục là đem cho con người sự hiệp nhất chân lý. Tôi tin rằng trong một thế giới tâm linh ở đó không bị chia cắt khỏi thế giới này. Chân lý quan trọng nhất. Với hơi thở của sự sống, chúng ta luôn phải cảm nhận rằng chúng ta đang sống trong Thiên Chúa.”

Tagore muốn những trẻ tại trường học của ông có cùng chung một mục đích. Ông không quan tâm đến những bài khảo sát và những kết quả. Ông tin rằng điều quan trọng hơn đối với trẻ em là hiểu biết về thế giới xung quanh. Ông tin rằng trẻ em cần phải được tự do suy nghĩ và tìm tòi.

Trường của Tagore là một thành công. Những học sinh ở đó không luôn nhận được những kết quả xuất sắc về những bài kiểm tra. Nhưng chúng nghiên cứu nhiều chủ đề khác nhau. Chúng lĩnh hội được nhiều kỹ năng quan trọng. Và ngôi trường này đã tạo cho chúng khả năng sáng tạo tuyệt đối.

Nhiều học sinh xuất thân từ ngôi trường của Tagore đã nổi tiếng khi trưởng thành. Nguyên Thủ tướng Ấn Độ Indhira Gandhi đã theo học tại trường của Tagore. Cũng vậy, nhà kinh tế và nhà văn Amartya Sen. Sen đã nhận Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 1998.

Nhà làm phim Ấn Độ nổi tiếng, Satyajit Ray cũng đã theo học trường của Tagore. Thậm chí Ray đã dựng một bộ phim về Rabindranath Tagore. Ông cho rằng trường học của Tagore đã có một ảnh hưởng lớn đối với thành công của ông. Ông đã nói với nhật báo Guardian:

“Những năm tôi theo học tại trường Santiniketan thật hữu ích cho đời tôi. Đó là nơi mà lần đầu tiên tôi đã thấy nghệ thuật Ấn Độ tuyệt vời làm sao! Cho đến khi tôi duy nhất chịu ảnh hưởng của nghệ thuật, âm nhạc và văn hoá Tây phương. Santikitan hun đúc tôi sản phẩm kết hợp giữa Đông và Tây đó là tôi.”

Năm 1913, Rabindranath Tagore đoạt Giải Nobel về văn chương. Ông nhận phần thường này bởi tập thơ Gitanjali. Ông là người không phải Âu châu đầu tiên được nhận Giải thưởng Nobel. Sự thành tựu này rất quan trọng đối với Tagore. Nhưng đó không phải là điều quan trọng nhất.

Điều quan trọng nhất đối với Tagore là tư tưởng. Ông tin tất cả mọi trẻ em nên có sự tự do suy nghĩ. Ý tưởng này rất xa lạ và mới mẻ vào thời kỳ đó. Thậm chí ngày nay, trường của Tagore vẫn rất khác. Một trong những bài thơ được trích từ Gitanjali, Tagore đã giải thích những ý tưởng của ông về giáo dục. Ông mong ước những điều này được dành cho người dân của đất nước ông:

“Nơi tâm trí không có bóng dáng sợ hãi và đầu được ngẩng cao; nơi nhận thức được tự do; nơi thế giới không bị đập ra từng mảnh bởi những bức tường hạn hẹp… nơi dòng chảy của lý trí thanh thản không mất lối xuôi vào sa mạc; vào thiên đàng của tự do, lạy Chúa, hãy cho quê hương tôi tỉnh giấc.”

Tác giả: Jos. Tú Nạc. NMS

Nguồn tin: EVERYTHING MEANING TO YOU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên mục ủng hộ
CHUYÊN MỤC CHIA SẺ
Thương về Sài Gòn
Ủng hộ Nhà Hưu dưỡng Linh mục Giáo phận Huế
Ủng hộ Miền Trung bị bão lụt 2020
Bão lụt Miền Trung 10/2020
Tin vui giữa mùa đại dịch
Đại dịch Covid-19
Nhà thờ Hương Phú, Nam Đông
Nghĩa tình mùa Xuân Kỷ Hợi
Hỗ trợ mái ấm tình thương Lâm Bích
Ủng hộ Hội ngộ lần 3 Denver, Colorado
Lễ Tạ ơn ĐĐK Đức HY Thuận 2017
Ủng hộ Án phong Chân phước đợt 4 năm 2016
Danh sách ủng hộ Caritas TGP Huế
Ủng hộ Causa Card. Văn Thuận
  • Đang truy cập504
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm500
  • Hôm nay94,190
  • Tháng hiện tại899,445
  • Tổng lượt truy cập58,185,314
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Mã bảo mật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây